Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua các tuần (4 -10 tháng tuổi)

đăng bởi

Chắc hẳn nhiều mẹ chưa biết rõ về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần, đặc biệt là các mẹ nuôi con lần đầu. Trong bài viết này, POH sẽ cung cấp đến mẹ các thông tin cơ bản về vấn đề này, hi vọng sẽ giúp mẹ đỡ bỡ ngỡ hơn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ nên lập bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh và lưu lại thông tin chiều cao, cân nặng, các kĩ năng của con qua từng tuần, từng tháng vào bảng này.

Mẹ theo dõi sự phát triển của con yêu để chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn

Qua đó mẹ sẽ thấy được sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tuần. Nếu bé vẫn phát triển theo kênh của mình thì con vẫn đang khỏe mạnh bình thường. 

Khi nghi ngờ sự phát triển của con có vấn đề, mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám để bác sĩ giúp mẹ kết luận một cách chính xác nhất.

Nhiều mẹ chỉ quan tâm đến sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh. Mẹ tìm cách để con tăng được nhiều cân, con bụ bẫm đáng yêu mà không biết rằng: Đối với trẻ nhỏ, việc tăng chiều cao, tăng số đo vòng đầu quan trọng hơn tăng cân nặng rất nhiều.

Dưới đây là một số thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 4 đến 12 tháng tuổi qua từng tuần. Mẹ cùng theo dõi với POH nhé!

 

MỤC LỤC

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

     Trẻ 4 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 2

     Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 3

     Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 4

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

     Trẻ 5 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 2

     Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3

     Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

     Trẻ 6 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 6 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ 6 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ 6 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

     Trẻ 7 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 7 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ 7 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ 7 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

     Trẻ 8 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 8 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ 8 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ 8 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

     Trẻ 9 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 9 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ 9 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ 9 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

     Trẻ 10 tháng tuổi tuần 1

     Trẻ 10 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ 10 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ 10 tháng tuổi tuần 4

 

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi tuần 1

Em bé 4 tháng tuổi đã có thể bập bẹ một vài từ đơn giản như “ba”, “bà”, “mama”... Giai đoạn này bạn có thể dần dạy con nói một số âm ngắn bằng cách phát âm thật chậm, thật rõ trước mặt con để con bắt chước cách môi, miệng bạn bật ra âm thanh.

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng, vì đây là thời gian để cơ thể con phát triển và phục hồi lại, vì thế bé nên được ngủ đủ giấc, đặc biệt là vào ban đêm.

Bé 4 tháng tuổi đã có thể ê a một số từ đơn giản

Nhiều mẹ không biết em bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu là hợp lý. Thường thì vào giai đoạn 4-6 tháng này bé sẽ có cân nặng gần gấp đôi hoặc gấp đôi cân nặng khi mới sinh.

Mẹ nên lưu ý rằng mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và có tốc độ phát triển khác nhau, vì vậy không nên so sánh giữa bé này với bé khác để tránh tạo áp lực không đáng có cho cả mẹ và con.

Cùng tìm hiểu thêm về sự phát triển của con yêu và cách luyện tập giúp mẹ lấy lại vóc dáng trong giai đoạn này qua bài viết Trẻ 4 tháng tuổi tuần 1 mẹ nhé!

 

Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 2

Có thể mẹ vẫn trăn trở câu hỏi bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa sau khi đọc đoạn trước trong bài viết này và vẫn cần một con số cụ thể để giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Đối với bé trai 4 tháng, cân nặng lý tưởng là 6,2-7,8kg, và đối với bé gái 4 tháng tuổi, cân nặng lý tưởng là từ 5,5-7,3kg*.

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ cũng là vấn đề thường được các mẹ quan tâm. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ đủ 14-15 tiếng một ngày, trong đó giấc ngủ đêm nên kéo dài ít nhất 8-10 tiếng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.

Đối với những em bé đã biết tự ngủ và ngủ xuyên đêm, giấc ngủ đêm của con có thể kéo dài 11-12 tiếng.

Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ đủ 14-15 tiếng/ngày

Bố mẹ đừng nghĩ bé 4 tháng tuổi chưa biết gì đâu nhé! Con đã có thể hiểu được một số âm thanh cơ bản, biết cách bày tỏ sự thích thú với những trò đùa của bố mẹ, biết cách tự giải trí bằng cách chơi đùa với bàn chân và bàn tay của mình rồi đấy!

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của bé và cách chăm sóc khi bé bị đau mắt đỏ trong bài viết Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 2.

Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 3

Trẻ 4 tháng 3 tuần tuổi có thể làm bố mẹ rất bất ngờ về khả năng bộc lộ ý muốn của mình. Ví dụ đôi khi bé có thể bộc lộ sự không thích hay không sẵn sàng khi được cho ăn hoặc ru ngủ hoặc ngược lại.

Thậm chí bé có thể reo lên vui mừng khi được bú sữa nếu lúc đó bé đang muốn được ăn.

Chính vì thế nên cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cũng cần thay đổi một chút. Ví dụ như với những bé chưa biết tự ngủ, nếu bé không muốn ngủ, bố mẹ nên nhẹ nhàng dỗ dành và áp dụng một số cách giúp bé dễ ngủ hơn.

Ví dụ như cho con nghe tiếng ồn trắng hay massage nhẹ nhàng trong phòng tối, thay vì chỉ đung đưa và hát ru như trước kia.

Bố mẹ nên chú ý an toàn khi bế trẻ

Cách bế trẻ 4 tháng tuổi cũng có thể thay đổi tùy theo sở thích của từng bé, có bé vẫn thích được ẵm ngửa và chơi đùa với khuôn mặt mẹ, nhưng có nhiều bé đã hơi cứng cổ một chút lại thích được bế thẳng và hướng mặt ra phía trước để nhìn ngắm thế giới xung quanh.

Mẹ có thể mua một chiếc địu thật chắc chắn để có thể bế bé theo nhiều tư thế khác nhau.

Đến giai đoạn này, mẹ nên xây dựng thời gian biểu cho bé 4 tháng tuổi rồi. Có nhiều mẹ đã hướng dẫn con ăn, luyện tự ngủ theo thời gian biểu sớm hơn, khi con được 6-12 tuần tuổi (tương đương với 1,5 hay 3 tháng tuổi). Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tập thói quen làm việc, sinh hoạt khoa học sau này cho bé.

Thông tin chi tiết về sự phát triển của bé 4 tháng tuổi tuần thứ 3 và hướng dẫn mẹ cách hút, trữ sữa khi chuẩn bị đi làm được gửi đến mẹ trong bài viết Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 3.

Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 4

Có phải mẹ đang băn khoăn câu hỏi không biết trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 4 biết làm gì đúng không?

Bé nhà mình đã biết lật rồi đấy, tuy nhiên con mới chỉ có thể lật một chiều, đang nằm ngửa lật sang nằm sấp thôi chứ chưa lật lại được. Mẹ có thể tập luyện với con hàng ngày để con nhanh cứng cáp hơn nhé.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi có thể sẽ làm bố mẹ ngạc nhiên khi tăng từ 2 - 3 cm chiều dài so với tháng trước. Cùng với sự phát triển về cân nặng và kĩ năng, chiều dài phát triển cũng cho biết con đang rất khỏe mạnh và đang lớn lên từng ngày.

Nhiều bé 4 tháng tuổi đang tập lật và có thể lật thành thạo

Vậy là em bé 4 tháng tuổi của bố mẹ đã chuẩn bị bước sang một tháng phát triển mới rồi. Bố mẹ đừng quên ghi lại các thông tin của con trong tháng thứ 4 này nhé!

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con tại bài viết Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 4.

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi tuần 1

Chắc chắn bố mẹ đang có rất nhiều câu hỏi về sự phát triển của bé trong tháng mới này, để POH mách nhỏ với bố mẹ về một số vấn đề cực quan trọng nhé!

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?

Nếu trẻ chỉ biết lật 1 chiều khi được 4 tháng tuổi thì sang đến tháng thứ 5, trẻ đã có thể lật ngược lại, từ nằm sấp sang nằm ngửa.

Điều đó cũng có nghĩa là trẻ sẽ di chuyển được khi nằm trên giường, vì thế mẹ cần để mắt đến trẻ để tránh trường hợp con lẫy và ngã từ trên giường xuống đất.

Bé cũng đang phát triển khả năng phân biệt màu sắc và các kĩ năng của tay. Ngoài ra bé vẫn tiếp tục học cách bộc lộ mong muốn của mình, ví dụ như giơ hai tay lên khi muốn được bế chẳng hạn.

Một chiếc lục lạc đầy màu sắc có thể khiến em bé 5 tháng tuổi chơi mãi không chán

Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bé trai 5 tháng tuổi thường có cân nặng khoảng 6,7 - 8,4 kg* và chiều dài của bé khoảng 63,8 - 68 cm*. Đối với bé gái, cân nặng, chiều dài thường thấy khi bé được 5 tháng tuổi là 6,1 - 7,8 kg* và 61,8 - 66,2 cm*.

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Bé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Trẻ 5 tháng tuổi vẫn nên được ngủ đủ 14 - 15 tiếng/ngày và giấc ngủ đêm của bé nên kéo dài ít nhất 8 tiếng.

Với những bé đã biết tự ngủ, giấc đêm của con có thể kéo dài từ 11-12 tiếng.

Để con dễ ngủ hơn vào ban đêm, mẹ có thể tìm hiểu về cách xây dựng các trình tự ngủ cho trẻ sơ sinh (bedtime routine) cho con để con dần hiểu rằng khi làm như thế này là đến giờ đi ngủ, ví dụ như trước khi đi ngủ con sẽ được massage nhẹ nhàng, nghe nhạc chẳng hạn.

Mẹ cùng POH tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con trong tuần này trong bài viết Trẻ 5 tháng tuổi tuần 1 nhé!

Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 2

Nếu bé 5 tháng tuổi chưa biết lật nhưng tất cả các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu của con vẫn nằm trong ngưỡng bình thường. Con vẫn ăn ngủ tốt, hứng thú chơi đùa thì mẹ không cần quá lo lắng, có rất nhiều bé “trốn lật” đấy!

Mẹ có thể giúp con cứng cáp hơn bằng cách giúp con tập lật nhẹ nhàng nhé.

Mẹ cũng nên tìm hiểu về phương pháp dạy trẻ 5 tháng tuổi vì ở độ tuổi này, trẻ như một miếng bông sẽ “thấm hút” tất cả những thứ gì mình cảm nhận được.

Nếu bạn thường xuyên nói chuyện với con nhẹ nhàng và không ngại biểu lộ tình cảm với con, thì con cũng có thể trở thành một em bé thật đáng yêu và tình cảm với mọi người.

Mẹ thường xuyên âu yếm, tình cảm thì bé cũng sẽ trở thành một em bé ấm áp đấy

Với bé 5 tháng 2 tuần tuổi, mẹ có thể cho con có những khoảng thời gian chơi một mình cùng với đồ chơi để con có thể tự khám phá đồ vật. Tất nhiên là mẹ đừng quên để mắt đến con mọi lúc mọi nơi nhé!

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của bé trong tuần này và các biện pháp khắc phục chứng táo bón của trẻ trong bài viết Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 2.

Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi có thể sẽ bị gián đoạn vì nhiều trẻ vẫn bú mẹ vào ban đêm. Phần lớn trẻ đến giai đoạn 5 tháng 3 tuần tuổi vẫn như vậy nếu bé chưa biết tự ngủ và ngủ xuyên đêm. Nhưng có nhiều trường hợp mẹ “đọc nhầm” tín hiệu của bé.

Ví dụ như con dù đã biết tự ngủ hay chưa, nhưng con chỉ đang ọ ẹ chuyển giấc thì mẹ nghĩ là con đói nên lại cho con bú chẳng hạn. Lúc này mẹ hãy kiên nhẫn đợi mỗi khi bé ọ ẹ để xem con có tự mình ngủ lại được không nhé.

Quấn khăn cho bé có thể giúp con dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao bé 5 tháng tuổi ít ngủ ngày hơn trước, đó có thể là vì con đã “người lớn” hơn rồi. Con thích chơi đùa với mọi thứ hơn là ngủ, con cũng nhạy cảm với tiếng ồn và môi trường hơn nên dễ tỉnh giấc giữa chừng.

Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách giữ môi trường ngủ yên tĩnh với phòng kéo rèm tối kết hợp với tiếng ồn trắng để con có thể ngủ giấc sâu hơn.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3.

Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4

Bé 5 tháng tuần thứ 4 có thể bắt đầu ăn dặm những bữa ăn đầu tiên nếu bé đã có đủ các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm:

Có thể tự ngồi hoặc ngồi với một chút sự trợ giúp, có thể giữ cứng cổ khi ngồi trên ghế ăn dặm, thường hứng thú hay có động tác nuốt khi nhìn người lớn ăn...

Vậy bé 5 tháng tuổi ăn được gì? Với những bé ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật, những bữa ăn dặm đầu tiên của bé nên được bắt đầu từ cháo/bột trắng và rau củ, hoa quả dễ tiêu (cà rốt, bơ...) nghiền nhuyễn mịn.

Độ đặc chỉ đặc hơn sữa một chút để con làm quen dần dần với việc ăn các loại thức ăn ngoài sữa. Hoặc nếu con ăn dặm BLW thì mẹ lên cắt và luộc chín hơi mềm một chút để bé có thể gặm được nhưng không quá nát nhé. 

Mẹ đừng quên tìm hiểu những món phù hợp với bé 5 tháng 4 tuần trước khi chế biến cho con ăn. Ví dụ những bé bắt đầu ăn dặm mẹ chưa nên cho ăn súp lơ xanh bởi đây nó sinh rất nhiều hơi khiến bé khó chịu. Mẹ nên thử món này sau khi con đã quen với việc ăn dặm một vài tháng nhé.

Một điều nữa cực kì quan trọng mẹ nên lưu ý trong giai đoạn ăn dặm của con đó là thử dị ứng.

Mẹ nên cho con ăn một món mới trong ít nhất 3-5 ngày để xem con có bị phản ứng với món đó không rồi mới tiếp tục cho con ăn những món tiếp theo. 

Ăn dặm kiểu Nhật có thể bắt đầu từ khi trẻ 5 tháng tuổi và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm

Sự phát triển của trẻ 5-6 tháng tuổi, mẹo giúp mẹ khỏe mạnh hơn khi thiếu ngủ giai đoạn này là các thông tin POH cung cấp đến mẹ trong bài viết Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4, mời mẹ cùng theo dõi với POH nhé!

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi tuần 1

Một tháng phát triển mới của con với rất nhiều bất ngờ đáng yêu đang chờ đợi cả nhà, bố mẹ đã biết gì về các thông tin của con trong tháng này chưa?

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?

Đến giai đoạn này bé đã có thể lật rất thành thạo và còn có thể tự ngồi vững vàng hay ngồi được mà chỉ cần một chút sự trợ giúp từ bố mẹ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Bé vẫn đang rất hứng thú khám phá thế giới xung quanh, đến 6 tháng tuổi bé rất thích khám phá đồ vật bằng miệng.

Vì thế nên mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận đồ chơi của bé và không cho con chơi các đồ vật kích thước quá nhỏ, dễ gây ra tình trạng hóc nghẹn nguy hiểm nên trẻ cho vào miệng.

Bé 6 tháng tuổi có thể tập ngồi kiểu con ếch như thế này.

Nếu bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi kể cả khi được bố mẹ giúp đỡ hoặc chưa thể giữ cứng cổ khi được ngồi vào ghế ăn thì mẹ không nên cho con ăn dặm vội.

Với những trường hợp này, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp để con có thể bắt đầu ăn dặm.

Bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu?

Bắt đầu từ tháng thứ 6, cân nặng của bé sẽ tăng chậm hơn những tháng trước, cả về chiều cao cũng vậy, vì thế mẹ không nên quá sốt ruột chuyện con tăng ít cân hơn trước hay tăng ít cân hơn các bạn.

Bé 6 tháng tuổi sẽ tăng 0,3-0,5 kg so với tháng trước. Mẹ nên đảm bảo cho bé uống đủ lượng sữa cần thiết, không nên ép bé ăn quá nhiều đồ ăn dặm vì đây chỉ là giai đoạn bé tập các kĩ năng nhai nuốt mà thôi.

Cùng tìm hiểu thêm về sự phát triển của con và bệnh hen suyễn ở trẻ tại bài viết Trẻ 6 tháng tuổi tuần 1 mẹ nhé!

Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 2

Phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi phổ biến nhất hiện nay là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm bé chỉ huy BLW.

Mẹ có thể dựa vào điều kiện thực tế của gia đình và sở thích của con để chọn phương pháp thích hợp nhất cho bé yêu.

Dù cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào, mẹ cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc an toàn chung khi chế biến và cho bé ăn như không nêm gia vị, cho bé ăn đúng độ đặc, độ thô theo độ tuổi, cho bé ăn theo nhu cầu, không ép con ăn và luôn cho con ngồi vào ghế khi ăn dặm.

Chỉ nên cho con ăn khi con đã ngồi ngay ngắn trong ghế ăn để đảm bảo an toàn và tập cách ăn uống kỉ luật cho trẻ

Nếu chưa biết bé 6 tháng tuổi ăn được gì, mẹ có thể tham khảo các thực đơn đã được POH sưu tầm. Mẹ nhớ tuân thủ quy tắc thử dị ứng thực phẩm cho bé bằng cách cho con ăn món mới theo lượng từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày.

Với bé 6 tháng 2 tuần tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa ăn dặm/ngày tùy vào điều kiện của gia đình. 

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Trẻ 6 tháng tuổi tuần 2.

Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 3

Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi trở lên sẽ rất khác so với giai đoạn trước đây vì con đã có một thay đổi lớn, đó là tập ăn các thức ăn ngoài sữa. Bên cạnh việc giúp con phát triển kĩ năng và bổ sung thêm dưỡng chất.

Việc ăn dặm có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như dị ứng, hóc nghẹn, các vấn đề về tiêu hóa, vệ sinh... Vì thế bố mẹ cần đặc biệt lưu ý về cách chăm sóc trẻ hơn trong giai đoạn này.

Việc dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì cũng cần bố mẹ lưu tâm vì đây cũng là giai đoạn trí não và các kĩ năng của con phát triển mạnh.

Học bơi là cách giúp con phát triển các kĩ năng rất tốt.

Bố mẹ có thể dạy trẻ 6 tháng tuổi các kỹ năng vận động bằng cách cho con chơi trên sàn, khuyến khích con với các đồ vật ở hơi xa tầm với, hay cho con đi học bơi ở các lớp học dành cho trẻ sơ sinh.

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể hiểu được rất nhiều thứ mặc dù vẫn chưa nói được, ví dụ nếu bạn đưa cho con một đồ vật và gọi tên nó, dần dần con sẽ liên kết được tên với đồ vật tương ứng.

Mẹ cũng nên thường xuyên đọc sách cho trẻ để con phát triển vốn từ vựng và làm quen với các cách biểu đạt ngôn ngữ vui vẻ, tức giận... khác nhau.

Mời mẹ đọc thêm bài Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 3 để biết thêm thông tin về sự phát triển của con trong tuần này nhé!

Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 4

Sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi sẽ hơi khác so với các tháng trước: Trẻ dần tăng cân ít đi nhưng lại phát triển nhiều kĩ năng hơn và trải qua một “cột mốc” lớn. Kĩ năng mới nhất mà trẻ sẽ học được trong giai đoạn này là khả năng nuốt thức ăn khi ăn dặm.

Vì vậy cách chăm sóc trẻ 6-7 tháng tuổi trở lên cũng sẽ cần lưu ý nhiều hơn, nhất là về vấn đề dinh dưỡng. Mẹ hãy nhớ rằng, dù con đã ăn được thức ăn nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính không thể thay thế của trẻ dưới 1 tuổi.

Dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ.

Mẹ nên chú ý đảm bảo cho con bú đủ lượng sữa cần thiết theo độ tuổi, mà không cần thiết phải bắt ép con ăn dặm nhiều.

Thay vào đó, mẹ nên tìm cách tạo cho con niềm yêu thích ăn uống, biến ăn dặm thành một hành trình khám phá các loại thức ăn mới để giúp con phát triển cả về kĩ năng ăn uống lẫn nhận thức về các loại thực phẩm (màu sắc, mùi vị...) trong đời sống.

Nếu đến giai đoạn này mà mẹ chưa cho con ăn dặm thì nên bắt đầu cho con làm quen sớm. Nếu bố mẹ không sắp xếp được thời gian, mẹ có thể nói chuyện với ông bà nội, ngoại để ông bà giúp đỡ trong việc cho bé ăn.

Còn nếu mẹ chưa biết trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì đầu tiên nên vẫn chưa xây dựng được thực đơn cho trẻ, thì mẹ có thể bỏ nỗi lo này xuống được rồi.

Các bữa ăn dặm đầu tiên con chỉ cần được ăn cháo, bột loãng, sau đó có thể ăn kèm với một loại rau củ nếu ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật.

Nếu ăn dặm BLW giai đoạn đầu mẹ cũng chỉ nên thử với một số loại củ hấp, luộc mềm. Đến giai đoạn 7 tháng có thể ăn thêm một số loại đạm dễ tiêu như lòng đỏ trứng.

Để biết trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì, mẹ cũng có thể tham khảo các đầu sách về ăn dặm trên thị thường hoặc tìm hiểu thông tin về các phương pháp ăn dặm trên POH nhé.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con tại bài viết Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 4.

 

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi tuần 1

Trước khi khám phá về sự phát triển của trẻ trong tháng này, mời bố mẹ cùng tìm hiểu với POH về các thông tin cơ bản của bé 7 tháng tuổi trước nhé.

Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bé trai 7 tháng tuổi thường có cân nặng khoảng 7,4-9,2 kg* và cao khoảng 67,0-71,3 cm*. Bé gái thì bé nhỏ hơn một chút với cân nặng khoảng 6,8-8,6 kg* và chiều cao khoảng 65,0-69,9 cm*.

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Ở độ tuổi này, con nên được ngủ khoảng 14 tiếng/ngày bao gồm cả các giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ đêm kéo dài khoảng 10-11 tiếng. Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, đặc biệt là giấc ngủ đêm.

Với những bé đã biết tự ngủ và ngủ xuyên đêm, giấc ngủ có thể kéo dài 11-12 tiếng mỗi đêm.

Khi được ngủ đủ, con sẽ hứng thú vui đùa và khám phá thế giới hơn

Khi con được ngủ đêm đủ, ban ngày con sẽ khỏe mạnh, thích chơi đùa và ăn uống tốt hơn. Ngược lại, nếu ban đêm con ngủ quá ít hoặc ngủ không sâu, con sẽ rất hay cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con.

Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

Mặc dù gia đình không có tiền sử dị ứng, ba mẹ vẫn nên tiếp tục thử dị ứng trên những loại thực phẩm mới cho con.

Rau, củ, quả có rất nhiều màu sắc và hương vị khác nhau, mẹ nên cho con ăn rau củ theo màu sắc cầu vồng để kích thích cảm giác ngon miệng của con và giúp con hấp thu nhiều loại vitamin từ rau củ.

Bé 7 tháng tuổi chưa nên ăn quá nhiều loại đạm vì hệ tiêu hóa non nớt của con chưa sẵn sàng để tiêu hóa các loại thực phẩm “khó nhằn” này. Mẹ có thể cho con ăn các loại đạm dễ tiêu như lòng đỏ trứng, thịt ức gà, lườn gà, thịt cá sông, thịt thăn lợn để con làm quen dần dần nhé.

Cách xử trí khi con bị sốt và thông tin về sự phát triển của con trong tuần này được cung cấp trong bài viết Trẻ 7 tháng tuổi tuần 1, mẹ cùng tìm hiểu với POH nhé!

Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 2

Bé 7 tháng 2 tuần tuổi có thể sẽ bộc lộ cá tính của mình bằng cách làm ngược lại với những gì bố mẹ nói.

Vì thế bố mẹ cần nhất quán trong cách dạy con, không nên mẹ nói không nhưng bố lại khuyến khích, ví dụ như việc dạy con không được cắn hay giật tóc người khác chẳng hạn.

Bố mẹ nên dạy trẻ cách đối xử hòa nhã để con không làm đau người khác

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi cần đặc biệt chú ý đến an toàn của con khi con chơi đùa. Nhiều trẻ 7 tháng tuổi đã có thể di chuyển khi ngồi trên giường hoặc trên sàn.

Vì thế mẹ nên chèn đệm xung quanh giường, đặt các đồ vật nhỏ và đồ vật nguy hiểm tránh xa tầm với của trẻ. Mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh nhà cửa và đồ chơi nữa nhé.

Mẹ không nên quá quan tâm đến việc bé 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ vì việc con ăn dặm ít không ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vởi dưới 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 7 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo con ăn đủ 700-900 ml sữa/ngày, nếu con ăn dặm quá nhiều và bú quá ít sữa, mẹ nên cắt giảm bữa ăn dặm để con bú đủ lượng sữa cần thiết trong ngày.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 2.

Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 3

Nhiều mẹ không biết trẻ biết ngồi trước hay bò trước vì nghĩ rằng con từ lẫy chuyển sang bò sẽ dễ hơn từ lẫy chuyển sang ngồi.

Nhưng đa phần các bé sẽ biết ngồi trước khi biết bò. Bé thường sẽ tập bò bằng cách ngồi và chống tay cố gắng với một đồ vật nào đó, rồi dần dần chống hai đầu gối và di chuyển.

Nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi, kể cả là ngồi chống tay kiểu con ếch hoặc mẹ quan sát thấy bé chưa thể giữ vững được phần thân trên khi được ngồi tựa chắc chắn, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ xem xét sự phát triển của con có bất thường gì hay không.

Bé thường tập bò bằng cách ngồi và với theo một vật ở xa

Trẻ mọc răng khi nào cũng là vấn đề khiến nhiều bố mẹ sốt ruột khi con mình đến 7 tháng 3 tuần tuổi mà vẫn chưa mọc răng.

Thông thường bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng cũng có rất nhiều bé chậm mọc răng thì đến khoảng 9 tháng, thậm chí là 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.

Vì thế nếu các chỉ số của con vẫn tốt, các kĩ năng con vẫn phát triển bình thường và con ăn ngủ ngon thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu đến giai đoạn này con vẫn chưa mọc răng.

Để hiểu hơn về sự phát triển của con, mời mẹ đọc thêm bài viết Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 3.

Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 4

Khi nào nên cho bé tập đứng còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của mỗi bé. Thông thường bé 7 tháng 4 tuần tuổi rất thích thú được bố mẹ giữ hai bên và nhún nhảy trên đôi chân của mình.

Nếu quan sát thấy chân con đã cứng cáp, bố mẹ có thể để con bám vào thành giường xem con có đứng vững được không.

Nếu con chưa đứng vững được, bố mẹ nên cho con tập các bài tập phát triển cơ và xương chân trước khi cho con tập đứng.

Mẹ nên giúp con tập đứng để con phát triển xương và cơ ở chân tốt hơn.

Cũng có bé 7 tháng tuổi biết đi nhưng là số rất ít. Đa phần các bé giai đoạn này đang tập đứng và đi men theo thành giường hoặc được bố mẹ giữ và tập bước đi chứ con chưa đủ cứng cáp để tự đứng lên rồi đi một mình được.

Cách chăm sóc trẻ 7-8 tháng tuổi, cách cân bằng giữa việc làm mẹ và sinh hoạt cá nhân ở giai đoạn này là các thông tin POH cung cấp đến mẹ trong bài viết Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 4, mời mẹ cùng theo dõi với POH nhé!

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi tuần 1

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì?

Nếu mẹ vẫn chưa biết trẻ mấy tháng biết đứng thì mẹ có thể sẽ rất bất ngờ khi tháng này bé yêu nhà mình đã có thể tự mình vịn vào thành giường và đứng lên mà không cần bố mẹ hỗ trợ tí nào. Nhưng con vẫn còn cần tập luyện nhiều mới có thể tự đứng thẳng và chập chững bước đi được.

Bé 8 tháng tuổi có thể đứng vịn vào ghế, thành giường...

Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Chàng trai 8 tháng tuổi sẽ nặng khoảng 7,7-9,6 kg* và cao khoảng 68,4-72,8 cm*, còn cô gái 8 tháng tuổi thường nặng khoảng 7,0-9,0 kg* và cao 66,4-71,1 cm* đấy bố mẹ ạ!

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Trẻ 8 tháng tuổi tuần 1 để hiểu hơn về bé yêu nhà mình nhé!

Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 2

Đa phần trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì mà người lớn thường ăn và được chế biến dành riêng cho bé.

Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm thì mẹ cần lưu ý khi cho con ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lòng trắng trứng, nấm, các loại đậu...

Đồ ăn cho trẻ 8 tháng tuổi cần được nấu nhạt, không nêm thêm gia vị vì cơ thể trẻ sẽ nhận được đầy đủ lượng muối cần thiết từ sữa mẹ, sữa công thức không cần bổ sung thêm từ nguồn bên ngoài.

Mẹ không nên ép con ăn trong giai đoạn biếng ăn sinh lý

Có thể mẹ sẽ gặp trường hợp bé 8 tháng tuổi biếng ăn sinh lý trùng với giai đoạn bé tập đứng. Bé có thể sẽ chán ăn và ăn ít, bú ít hơn bình thường hay thậm chí là từ chối ăn, từ chối bú khi đến bữa.

Giai đoạn này có thể kéo dài từ một tuần đến nửa tháng tùy theo sự phát triển của bé.

Cũng vì thế nên việc trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ được các mẹ đặc biệt quan tâm. Chắc chắn mẹ sẽ rất sốt ruột khi có những ngày con ăn rất ít hay bỏ bữa, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn.

Mẹ hãy kiên nhẫn dọn đồ ăn và giới thiệu bữa ăn như bình thường cho con, mẹ hãy kiên nhẫn để con ăn theo nhu cầu, không ép con ăn. Khi qua được giai đoạn biếng ăn, con sẽ lại trở thành em bé ăn uống vui vẻ thường ngày thôi!

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 2.

Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 3

Nếu bé 8 tháng chưa biết ngồi dù bố mẹ đã tích cực tập ngồi cho bé thì mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem liệu con có đang phát triển ổn định hay không. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có nhiều bé “trốn ngồi” và nhảy cóc luôn đến kĩ năng bò và vịn đứng.

Cùng đọc sách với con là cách tuyệt vời để bố mẹ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ

Việc trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì còn phụ thuộc phần lớn vào cách bố mẹ nuôi dạy bé, giống như việc học tập sẽ dễ dàng hơn khi có người thầy giáo hướng dẫn tận tình vậy.

Vì vậy bố mẹ nên biết cách dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì để con có thể phát triển tốt nhất cả về trí tuệ lẫn vận động. Bố mẹ có thể đọc sách nuôi dạy con, học hỏi từ các bố mẹ có kinh nghiệm hơn hay tìm hiểu thông tin trên internet...

Mẹ tìm hiểu thêm về sự phát triển của con và cách xử trí khi bé bị ho trong bài viết Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 3 nhé!

Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 4

Bé mấy tháng tập đi là câu hỏi lớn tiếp theo của bố mẹ khi con đã bắt đầu đứng vịn được lên thành giường, thành ghế.

Trẻ có thể sẽ tập đi men theo điểm vịn sau khoảng 1-2 tuần bắt đầu đứng vịn . Nhưng nếu để có thể tự đứng lên, tự đi những bước đầu tiên mẹ có thể sẽ phải đợi vài tuần nữa, khi con được khoảng 10 tháng tuổi. Có trẻ đến 15 tháng tuổi mới biết đi.

Để tự đi được, đầu tiên bé phải học cách tự đứng vững trên hai đôi bàn chân bé xinh của mình, sau đó học cách giữ thăng bằng trên một chân trong khi nhấc chân còn lại lên để di chuyển, đây là một kĩ năng rất khó đối với trẻ.

Tập đi là một kĩ năng tương đối khó đối với trẻ

Có mẹ lại băn khoăn rằng bé đứng chựng bao lâu thì đi khi thấy con mình chỉ đứng im một chỗ rồi mỏi chân lại ngồi phịch xuống chứ không bước đi.

Ở trường hợp này mẹ đừng quá sốt ruột nhé, đứng và đi là hai kĩ năng khác nhau và việc bước đi như đã nói ở trên, là khó hơn rất nhiều so với việc đứng.

Mẹ hãy kiên trì cầm tay con và hướng dẫn con từng chút một để con dần học cách tự bước đi trên đôi chân của mình nhé. Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần đến 1, 2 tháng tùy vào sự tập luyện và sự phát triển cơ, xương dưới chân của từng bé.

Nếu bé 8 tháng tuổi chưa biết bò, mẹ cần thay đổi cách chăm sóc trẻ một chút: Hạn chế ẵm bồng, để con tự chơi để con tập với đồ chơi, bổ sung đủ lượng sữa cần thiết cho bé, tập cơ tay và chân cho con để con có thể phát triển kĩ năng này tốt hơn.

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con tại bài viết Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 4.

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi tuần 1

Việc chăm sóc bé tháng thứ 9 chắc đã không còn là việc gì khó khăn với các bố mẹ rồi. Giờ đây có lẽ bố cũng đã thay bỉm, vệ sinh và cho con ăn thành thạo rồi cũng nên.

Bé ở giai đoạn này đã có thể ngủ giấc xuyên đêm từ lâu nên mẹ cũng không còn quá mệt mỏi vì phải thức đêm chăm bé nữa đúng không nào?

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Ông bà ta có câu “9 tháng lò dò biết đi”, thực tế đây chỉ là kinh nghiệm dân gian để bố mẹ tham khảo mà thôi. Đa số các bé 9 tháng tuổi mới chỉ tập đứng vững trên hai chân của mình mà không cần bám víu vào đâu mà thôi.

Bên cạnh việc tập đứng, bé có thể đã biết bò rất thành thạo và di chuyển nhanh thoăn thoắt khắp nhà, vì thế mẹ nên đặc biệt lưu ý về an toàn cho bé nhé.

Nhà có trẻ nhỏ nên lắp thanh chắn cửa và thanh chắn cầu thang để đảm bảo an toàn cho bé

Nếu con là một em bé hoạt ngôn, có thể con đã nói được tương đối nhiều từ rồi. Bố mẹ hãy lưu ý dành thời gian nói chuyện với con và đọc truyện cho con nghe để con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn nhé.

Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Có thể mẹ sẽ cảm giác bế em bé trai nhà mình khó khăn hơn trước rất nhiều vì giờ đây con đã nặng khoảng 8,0-9,9 kg* và cao đến 69,7 - 74,2 cm* rồi cơ mà. Các bé gái thì vẫn “mi nhon” hơn một trước với cân nặng là khoảng 7,3-9,3 kg* và chiều cao khoảng 67,7-72,6 cm*.

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Thông tin chi tiết về sự phát triển của bé và cách chăm sóc khi bé bị cảm lạnh ở giai đoạn này được POH cung cấp đến mẹ trong bài viết Trẻ 9 tháng tuổi tuần 1, mời mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 2

Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi trở lên cần chăm chút hơn giai đoạn trước, đặc biệt là về vấn đề kỉ luật.

Vì đây là giai đoạn con đang khám phá thế giới rất mạnh mẽ nên con sẽ làm những hành động khác nhau, mẹ cần chỉ cho con thế nào là đúng, thế nào là sai và nếu làm sai thì con sẽ bị phạt như thế nào để con dần nhận thức được đúng, sai.

Trẻ cũng rất nhạy cảm với các cảm xúc của bố mẹ, nếu bố mẹ sợ hãi, trẻ sẽ cảm giác được và trở nên rụt rè hơn. Nếu muốn truyền năng lượng tự tin, tích cực cho con thì bố mẹ nên lưu ý cả cảm xúc của mình nữa.

Các bé 9 tháng tuổi thường đã biết bò rất thành thạo

Rất ít bé 9 tháng tuổi chưa biết bò, nếu từ 8 tháng mẹ đã thay đổi cách dạy con như POH đề cập ở phần trước mà con vẫn không phát triển thêm chút nào thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác nhất để có các biện pháp khắc phục phù hợp.

Và cũng có bé đã tự trả lời câu hỏi bé 9 tháng rưỡi biết làm gì vào một ngày đẹp trời, con từ ngồi chuyển sang bò rồi bật dậy đứng lên như “siêu nhân”.

Vì thế nếu con chưa biết bò và đi khám không có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng thì mẹ hãy cứ kiên nhẫn dạy con từng chút một nhé. Có thể con chỉ đang tích tụ năng lượng để vụt sáng thành “siêu nhân” thôi mà.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 2.

Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 3

Giấc ngủ của bé 9 tháng tuổi có sự khác biệt lớn với giai đoạn trước. Nhiều bé đã không còn ngủ vặt vào ban ngày mà chỉ ngủ một giấc duy nhất. Tuy nhiên thời gian ngủ trong ngày của bé vẫn cần đảm bảo đủ khoảng 14 tiếng/ngày.

Cho trẻ 9 tháng tuổi ăn gì chắc hẳn không còn là nỗi lo của mẹ nữa. Đặc biệt là đến thời điểm bé 9 tháng 3 tuần tuổi, bé đã ăn được hầu hết mọi thứ và bắt đầu bộc lộ sự yêu ghét các món ăn.

Mẹ có thể dựa vào sở thích của con để xây dựng các thực đơn ăn dặm khoa học, đủ chất cho con mình.

Bé 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tập thìa khi ăn dặm BLW

Mẹ có tự hỏi bé 9 tháng tuổi biết làm gì khác biệt với những giai đoạn trước trong việc ăn uống không?

Nếu mẹ tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm thì mẹ sẽ phát hiện ra, 9 tháng tuổi là mốc bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới ở cả ba phương pháp phổ biên là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm bé chỉ huy BLW.

Điều đó có nghĩa là, giai đoạn này là mốc phát triển quan trọng về kĩ năng ăn uống của bé.

Đối với ăn dặm truyền thống, bé sẽ bước vào giai đoạn 3, giai đoạn bắt đầu tập ăn thức ăn được băm nhuyễn, nghiền rối thay vì xay mịn như trước đây. Bé ăn dặm kiểu Nhật cũng sẽ bước vào giai đoạn 3 với kỹ năng mới được tập luyện là xử lý thức ăn thô hơn và tập bốc thức ăn rồi cho vào mồm để tập nhai, nuốt.

Bé ăn dặm BLW thì sẽ bắt đầu tập dùng thìa - một kĩ năng được các chuyên gia đánh giá là rất khó vì bé sẽ phải biết cách phối hợp giữa mắt - tay - miệng để có thể tự xúc ăn thành thạo.

Mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con trong tuần này tại bài viết Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 3 nhé!

Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 4

Có nhiều bé 9 tháng tuổi tuần thứ 4 vẫn chưa mọc răng, nhưng mẹ không nên quá lo lắng. Việc này không hề ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bé, bé vẫn có thể dùng lợi của mình để nhai, nghiền thức ăn thô.

Nhiều mẹ lo lắng khi con 9 tháng vẫn chưa mọc răng

Nếu trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng kèm các dấu hiệu như hay mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, không hứng thú với việc chơi đùa thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra kĩ hơn.

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con và mẹo giúp trẻ hứng thú với bữa ăn hơn tại bài viết Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 4.

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi tuần 1

Bé 10 tháng tuổi nặng bao nhiêu?

Cân nặng bé 10 tháng tuổi sẽ vào khoảng 8,2-10,2 kg* với bé trai và 7,5-9,6 kg* đối với bé gái. Chiều cao của các bé sẽ tăng khoảng 1-1,5 cm so với tháng thứ 9.

(*) Chiều cao, cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua biểu đồ tăng trưởng.

Thời gian biểu của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào?

Đối với giấc ngủ, trẻ 10 tháng tuổi nên được ngủ đủ 13-14 tiếng/ngày bao gồm cả ngủ ngày và ngủ đêm. Con vẫn nên duy trì lịch 2 giấc mỗi ngày cho đến khi con được 14-15 tháng tuổi. 

Mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ theo màu sắc cầu vồng

Về ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn 2 bữa chính/ngày vào trưa và tối, cộng thêm 1 bữa phụ sau giấc ngủ trưa của bé. Với bé 10 tháng 1 tuần tuổi, bữa ăn dặm của bé vẫn có thể được bù sữa sau khi ăn, đến những giai đoạn sau mẹ có thể tập cho con ăn một bữa nguyên vẹn, không cần bù sữa.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Trẻ 10 tháng tuổi tuần 1.

Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 2

Giờ đây câu hỏi mấy tháng trẻ biết ngồi hay trẻ mấy tháng biết đứng đã không còn làm khó được bố mẹ nữa rồi.

Bố mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm nuôi con, chăm sóc con với những người bạn đang chuẩn bị “lên chức” của mình hay chia sẻ trên mạng xã hội để giúp đỡ nhiều bố mẹ hơn.

Bức ảnh tập đi đầu tiên của con sẽ là kỉ niệm rất ý nghĩa

Bố mẹ cũng đừng quên chụp ảnh lưu lại các khoảnh khắc đáng yêu, ý nghĩa của con nhé, sau này khi con trưởng thành, đây sẽ là những kỉ niệm vô giá gắn kết tình yêu thương của cả gia đình mình đấy.

Mẹ tìm hiểu thêm về sự phát triển của bé trong tuần này tại bài viết Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 2 nhé!

Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 3

Trẻ 10 tháng tuổi biết làm những gì mình cảm thấy thích thú và sẽ bày tỏ thái độ rõ ràng nếu mình không thích một cái gì đó, ví dụ như ném đồ chơi vì không thích chơi, bực bội vì mẹ cho đi ngủ nhưng mình chưa muốn ngủ.

Vì vậy sự kiên nhẫn của bố mẹ là rất cần thiết trong giai đoạn nuôi dạy con này.

Vậy trẻ 10 tháng tuổi nên dạy gì?

Bố mẹ có thể dạy con biết cách bộc lộ mong muốn của mình một cách đúng đắn nhất.

Nếu con đã biết nói có/không, bạn hãy dạy con nói không khi con không thích việc gì đó thay vì bộc lộ thái độ một cách tiêu cực như ném hay khóc lóc, ăn vạ.

Bố mẹ nên dạy con biết cách bộc lộ cảm xúc một cách tích cực thay vì khóc lóc, ăn vạ

Bé cũng đã bắt đầu nhận biết được cảm xúc của người đối diện, vì thế nếu bạn muốn nói cho bé hiểu về vấn đề này, hãy nói với một thái độ nghiêm túc, không đùa cợt để bé dần nhận biết được tầm quan trọng của việc này.

Về vận động, nếu bé 10 tháng tuổi chưa biết bò, chưa biết đứng vịn kể cả khi đã được giúp đỡ thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện tìm hiểu nguyên nhân chính xác để tìm biện pháp giúp con phát triển các kĩ năng đúng độ tuổi của mình.

Cùng xem con đã phát triển như thế nào trong tuần này qua bài viết Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 3 mẹ nhé!

Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 4

Việc bé 10 tháng tuổi ăn gì không quan trọng bằng việc bé 10 tháng tuổi ăn như thế nào, nghĩa là kỹ năng ăn uống của bé phát triển ra sao và thái độ với bữa ăn của bé như thế nào.

Nếu mẹ áp dụng đúng kỉ luật bàn ăn và các nguyên tắc cho con ăn dặm hiện tại thì đến giai đoạn này, con đã có thể ăn một bữa ăn trọn vẹn, đủ chất, không cần bù sữa với một thái độ hứng thú, tự giác, không cần phải ép ăn.

Vậy bé 10 tháng tuổi ăn cơm được chưa? Câu trả lời là mẹ chưa nên cho con ăn cơm như người lớn ở giai đoạn này.

Thay vào đó, mẹ chỉ nên tăng độ thô của cháo, cơm một chút so với giai đoạn trước và dần dần cho con ăn cơm nát rồi mới đến cơm như người lớn khi trẻ đã lớn hơn.

Bé sẽ có thái độ tích cực với bữa ăn nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm đúng cách

Trẻ 10 tháng tuổi ăn mấy bữa một ngày phụ thuộc vào việc xây dựng thời gian biểu và hứng thú với việc ăn dặm của con.

Thông thường trẻ sẽ ăn 2 bữa chính trưa - tối và 2 bữa phụ sáng - chiều, nếu không có thời gian, mẹ có thể rút ngắn xuống còn 2 bữa chính và 1 bữa phụ một ngày.

Nếu trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn, mẹ có thể khắc phục bằng cách giới thiệu cho con các món ăn mới, ví dụ như nui, bún, phở thay cho cơm hay cho con ăn bánh mì gối mềm.

Hoặc có thể con đã quen với độ thô thực phẩm hiện tại và muốn được thử thách ăn thô hơn, mẹ có thể thử tăng độ thô cho con xem sao.

Trong trường hợp trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn trong thời gian quá dài và các cách khắc phục của mẹ không hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra xem con có bị thiếu chất dẫn đến biếng ăn hay không và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé!

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về sự phát triển của con tại bài viết Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 4.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo