Trẻ 6 tháng tuổi tuần 1

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Khi được 6 tháng tuổi, con bắt đầu hoạt động nhiều hơn nên những trang phục thoải mái sẽ thích hợp hơn cho bé. Các mẹ nên lựa chọn các loại vải mềm không gây kích ứng da trong lúc vận động. Ưu tiên quần áo rộng, co giãn và thoáng khí giúp con vận động và khám phá thỏa thích.


Bé thích thú tập bò

Mẹ tránh cho bé mặc quần áo có đường may thô hoặc dễ gây trầy xước. Các loại áo có kèm cà vạt dài, nút cúc hoặc nơ cổ có thể nguy hiểm cho trẻ (gây nghẹt thở). Những phụ kiện không cần thiết khác cũng cản trở hoạt động của con như khi con ngủ, và chơi.

Giữ đầu ở tư thế thẳng

Bây giờ các bài tập nằm sấp (tummy-time) đã phát huy tác dụng. Cơ đầu và cổ của con đã đủ khỏe để kiểm soát tư thế đầu, không còn ngả về phía sau khi nâng bé ngồi lên từ tư thế nằm. 

Vì phần đầu của con khá nặng nên việc giữ được tư thế đầu thẳng trong lúc đổi tư thế thực sự là thành tựu đối với em bé. Điều này cũng có nghĩa là bé đã sẵn sàng để tự di chuyển mà không cần phải đỡ phần đầu nữa.

Đối phó với khủng hoảng xa cách ở trẻ

Khủng hoảng xa cách (là hiện tượng trẻ sợ hãy khi phải rời xa mẹ) thường đi cùng với khủng hoảng gặp người lạ. Hai hội chứng này thường xuất hiện ở cùng một độ tuổi với các lý do giống nhau. 

Khủng hoảng xa cách sẽ làm cả em bé và ba mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng đây chỉ là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ mà thôi. Không phải tất cả các em bé hay lo lắng và sợ hãi khi phải rời xa mẹ sau này sẽ trở nên nhút nhát và hay lo lắng đâu ba mẹ ạ.

Nếu trẻ thực sự buồn bã khi mẹ rời khỏi, mẹ phải tập để trẻ quen dần với điều đó. Đầu tiên, mẹ hãy ở bên cạnh cho đến khi trẻ chú tâm chơi đồ chơi trong phòng. Sau đó mẹ sẽ rời đi một lúc rồi quay lại. Trẻ sẽ dần quen với việc không có mẹ bên cạnh nhưng không có chuyện gì xấu xảy ra với con cả.

Và để giúp con thoát khỏi khủng hoảng chia xa, mẹ không được thể hiện rằng con đang làm mẹ buồn hay mẹ cũng lo lắng khi phải rời xa con. Nếu mẹ thể hiện sự nhẹ nhõm thoải mái trước khi rời đi (mặc dù lo lắng nhưng mẹ hãy cố gắng thể hiện ra như vậy), em bé sẽ bớt lo lắng hơn.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ

Trong thời gian này việc cho con bú đã dễ dàng hơn nhiều. Trẻ sẽ ăn ít bữa hơn trong một ngày và tập trung hơn khi bú. Con đang hấp thu nguồn dinh dưỡng từ cả sữa mẹ và ăn dặm.

Tuy nhiên một số bà mẹ muốn cai sữa khi con ở tháng này vì nhiều lý do. 

Nếu mẹ đang cân nhắc việc cai sữa thì có một lời khuyên cho mẹ như sau: Sau 6 tháng cho con bú, mẹ đã hoàn thành giai đoạn khó khăn nhất. Bây giờ mẹ đã trở thành “chuyên gia” đối với em bé của mình. Vậy tại sao mẹ không tiếp tục vận dụng kiến thức đã học được để cho con bú mẹ đến hết 1 tuổi. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá mà không thực phẩm nào thay thế được. Hơn nữa, cho con bú cũng sẽ giúp mẹ và con gắn bó và hiểu nhau hơn.

Cuộc sống của mẹ: Ăn uống lành mạnh

Việc chăm sóc bé có thể khiến các mẹ bị kiệt sức. Thức ăn khó tiêu cũng khiến mẹ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Vì thế nên mẹ phải cố gắng cân bằng bữa ăn với đồ ăn nhẹ và bổ dưỡng.

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ đang chăm con nhỏ:

Không bỏ bữa sáng

Các mẹ thường bỏ qua bữa ăn sáng để vội vã chuẩn bị rời khỏi nhà, tuy nhiên cơ thể rất cần tiếp nhiên liệu vào buổi sáng, đặc biệt là sau một đêm không ngủ ngon giấc!

Vì vậy các mẹ chú ý dù bận đến đâu cũng không được bỏ bữa sáng. Protein (như trứng) và tinh bột tiêu hóa chậm chứa chất sắt (như bột yến mạch, quả óc chó và nho khô) sẽ cho mẹ năng lượng để hoạt động trong suốt cả buổi sáng.

Ăn nhiều trái cây và rau

Bảo quản trái cây và rau sống trong tủ lạnh, đảm bảo lúc nào cũng có sẵn trái cây để ăn. Các mẹ hãy tìm các cách kết hợp rau và trái cây vào bữa sáng của mình. Mẹ có thể thêm rau thái hạt lựu vào bánh mỳ và súp, làm sinh tố trái cây (trái cây tươi hoặc đông lạnh đều được). Bổ sung các loại sữa tươi và sữa chua lên men.

Các món ăn vặt lành mạnh

Khi cảm thấy đói và mệt, các loại đồ ăn như khoai tây chiên và kẹo sẽ khiến mẹ cảm thấy uể oải hơn. Những món ăn vặt lành mạnh sẽ là giải pháp giúp mẹ bổ sung năng lượng.

Mẹ có thể chọn hạnh nhận, sữa chua giàu protein, bánh ăn kiêng,...Mua hỗn hợp hạt & trái cây khô hoặc tự làm trái cây khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt bí & các loại hạt, dừa sấy hoặc sô cô la chip. Đây đều là những món ăn vặt ngon miệng mà không khiến mẹ nạp quá nhiều năng lượng.

Tính lượng tinh bột nạp vào cơ thể

Carbohydrate đã “mang tiếng xấu” trong những năm gần đây, nhưng chúng là nguồn năng lượng chủ yếu và rất tốt cho cơ thể nếu khẩu phần ăn vừa phải. Mẹ cũng có những lựa chọn bổ sung tinh bột tốt như lúa mì nguyên chất, bột yến mạch đa năng, bánh mì ngũ cốc,...

Đồ uống lành mạnh

Mẹ cần uống nhiều nước để giữ cho cơ thể cân bằng và không bị mất nước. Nước lọc là lựa chọn số một. Cần cân nhắc hàm lượng đường trong các loại nước ép trái cây, soda, cà phê và nước tăng lực đường trước khi sử dụng. Tránh uống quá nhiều caffeine, đặc biệt nếu mẹ đang cho con bú.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com.

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4

>>  Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 2

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo