Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Con sẽ liên tục phát triển các kỹ năng mới. Bé có thể "đi lại" trong khi được mẹ nắm tay, và thậm chí có thể giơ ra một cánh tay hoặc chân để được mẹ mặc đồ cho dễ dàng hơn. Trong bữa ăn, con có xu hướng muốn uống từ cốc tập uống của mình và tự ăn.


Bé 10 tháng tuổi có thể uống bao nhiêu ml nước trong ngày

Nhiều em bé thích ném cốc hoặc đĩa bát từ ghế cao chỉ để cho vui (và để xem phản ứng của mẹ), vì vậy các mẹ cần phải cảnh giác và ngăn chặn bé trước khi bé ném thức ăn còn lại của bữa ăn lung tung. 

Trẻ thể hiện sự sợ hãi

Sau gần một năm nuôi dưỡng một em bé nhỏ thật tự tin thì đột nhiên con dường như trở nên sợ hãi với tất cả mọi thứ. Ngay cả những điều mà trước đây con vẫn tương tác một cách thích thú thì giờ con lại muốn tránh xa. 

Những âm thanh lớn là thứ trẻ sợ nhất. Những tiếng ồn luôn làm mẹ khó chịu thì giờ việc con sợ tiếng ồn thật ra lại khá tốt. Mẹ sẽ không còn phải nghe tiếng đồ đạc đạp vào nhau loạn xạ nữa.

Vậy nỗi sợ của con từ đâu mà có? Khi bé phát triển sự hiểu biết về thế giới tăng lên và con nhận ra có rất nhiều mối nguy hiểm mà con cần tránh. Con có thể bị kẹt tay vào ngăn kéo, chú mèo nhỏ có thể cào vào tay con… do đó mà con gần như kết luận rằng lúc nào cũng phải cảnh giác với môi trường xung quanh.

Thực tế điều này là tốt vì hiểu được khái niệm nguy hiểm sẽ giúp con an toàn hơn cho đến khi con xác định được việc gì là an toàn và việc gì thì không.

Những vết sưng và bầm tím

Khi trẻ đã học được cách di chuyển con sẽ gặp nhiều tình huống lộn xộn với thế giới xung quanh con. Và những cú ngã, vết bầm tím, vết trầy xước sẽ thường xuyên xuất hiện.

Không may hơn con có thể gặp những chấn thương nặng hơn như gãy răng, gãy tay chân và các vết thương sâu. Trong khi mẹ vẫn nhìn con chạy nhảy như một chú chim thì tai nạn thường xảy ra trong tích tắc. 

Với những vết sưng và bầm tím không thể tránh khỏi mẹ nên tham gia một khóa học sơ cứu để có thể nhanh chóng xử lý vết thương ngay.

Hy vọng là em bé chỉ bị trầy xước đầu gối. Nhưng nếu nghiêm trọng hơn trẻ có thể phải nhập viện. Nếu mẹ có kinh nghiệm và đánh giá nhanh chóng được tính hình thì con sẽ được điều trị một cách tốt nhất.

Chuẩn bị sẵn dụng cụ sơ cứu y tế

Có bao nhiêu gia đình có một bộ dụng cụ y tế sơ cứu được bổ sung đầy đủ thường xuyên? Ít nhất thì mẹ nên có một loại thuốc sát trùng và cuộn băng vết thương.

Đừng đợi đến khi con gặp tai mẹ mới thấy mình đang thiếu dụng cụ sơ cứu. Mẹ phải đảm bảo chắc chắn có băng gạc, nhíp, kéo và băng dính trong bộ dụng cụ sơ cứu. Mẹ phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.

Cuộc sống của mẹ: Rắc rối khi mẹ thiếu ngủ đêm và cách đối phó

Thật khó để đối phó với cuộc sống khi mẹ thiếu ngủ. Dưới đây là một số mẹo để mẹ đối phó với những rắc rối khi mẹ không ngủ đủ mỗi đêm:

Thường xuyên ngủ quên vì thức đêm

Tăng âm lượng trên báo thức và đặt nó thành âm thanh khó chịu mà mẹ ghét. Hãy chắc chắn rằng các mẹ đặt báo thức một cách hợp lý và không quá sớm. Thậm chí mẹ có thể đặt báo thức trong phòng bên để buộc bản thân phải ra khỏi giường để tắt.

Gật gù cả ngày

Hãy thưởng thức một hoặc hai đồ uống có chứa caffein nếu cần, nhưng sau đó chuyển sang dùng những đồ uống lành mạnh sau giờ ăn trưa. 

Quá nhiều caffeine sẽ đánh thức cơ thể của mẹ và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm - và nếu trước giờ mẹ vẫn hạn chế các loại cà-phê, caffeine sẽ có tác dụng hiệu quả hơn khi mẹ uống chỉ một cốc. 

Ngoài ra, hãy cố gắng lên kế hoạch làm việc chi tiết nhất vào đầu giờ sáng, khi trí óc còn nhạy bén.

Ngủ trưa

Nếu các mẹ đang ở nơi làm việc, hãy thử ngủ trưa 15 phút trong giờ giải lao. Nếu đang trong một cuộc họp dài, hãy nhâm nhi đồ uống lạnh để giúp tỉnh táo. 

Đi dạo ngoài trời cũng có thể giúp mẹ tỉnh táo hơn. Còn nếu đang ở nhà, hãy cố gắng nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa trong thời gian ngủ trưa của con.

Đưa con vào nếp sinh hoạt khoa học 

Nếu các cách trên đều khiến mẹ vẫn bị thiếu ngủ. Mẹ nên tính đến việc đưa con vào nếp sinh hoạt khoa học điều độ từ sớm. Nó không chỉ giúp con có những giấc ngủ dài và sâu vào ban đêm mà còn giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Về lâu dài những giấc ngủ dài giúp não bộ và thể chất phát triển tốt nhất. Mẹ cũng chấm dứt được những cơn buồn ngủ dai dẳng kéo dài ngày này qua ngày khác.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com

>>  Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 2

>>  Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 4

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo