Bé yêu phát triển như thế nào?
Trẻ mọc răng khi nào?
Trẻ có thể mọc răng sớm nhất là 3 tháng hoặc muộn nhất là 12 tháng, nhưng hầu hết các bé đều mọc chiếc răng đầu tiên (thường là hai răng cửa hàm dưới) trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi.
Trẻ mọc răng sớm nhất là khi được 3 tháng tuổi
Đừng lo lắng nếu con bạn có có những khoảng trống giữa các răng. Răng thường mọc xuyên qua nướu ở những góc khác nhau, và khoảng trống thường biến mất khi trẻ được 3 tuổi, mặc dù sau đó tất cả 20 răng sữa sẽ được thay bởi răng trưởng thành.
Khi bé bắt đầu mọc răng, con có thể bị chảy nước dãi nhiều hơn do cần phải điều chỉnh để thích nghi với những món ăn mới lạ trong miệng.
Hiểu được quan hệ nhân quả
Mẹ có thể nhận thấy trò yêu thích của con là thả một món đồ chơi qua mép của xe đẩy hoặc ghế cao và nhìn mẹ nhặt lên để… tiếp tục ném. Nhưng chính nhờ những trò chơi như vậy mà trẻ dần hiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả. Nguyên nhân ở đây là làm rơi đồ chơi và kết quả là đồ chơi rơi chạm sàn.
Khi đã hiểu được quan hệ nhân quả, trẻ cũng bắt đầu có thể dự đoán được phản ứng đối với một hành động cụ thể của con. Ví dụ như nếu con cười với mẹ thì mẹ cũng sẽ cười đáp lại con.
Từ việc dự đoán được kết quả sự việc con sẽ tìm hiểu những điều nên làm để đạt được điều mình muốn.
Trí nhớ của trẻ phát triển
Trẻ càng lớn thì khả năng ghi nhớ của con càng phát triển và cho phép con nhớ những sự việc đã diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Có thể nhớ sự việc làm trẻ rõ ràng hơn về những gì con muốn. Trẻ không chỉ nhớ được những món đồ chơi hoặc những hành động cụ thể con đã làm mà còn có thể bắt chước những hành động con đã từng nhìn thấy.
Ở tuổi này trẻ đã có thể dự đoán được các hoạt động thường ngày như giờ đi tắm, giờ đi ngủ, giờ ăn trưa… Con cũng có thể dự đoán được các sự việc xảy ra tiếp theo trên cơ sở những việc tương tự con quan sát được.
Đồ chơi có nút bấm và cánh cửa
Trong tuần này trẻ sẽ rất thích thú với những đồ chơi có nút bấm và những cánh cửa để con đóng vào mở ra. Những đồ chơi như vậy khuyến khích trẻ chơi lặp đi lặp lại và phát triển kỹ năng vận động tinh. Mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên với số lần trẻ mở cửa để búp bê nhảy ra khỏi hộp đó.
Con vẫn chưa nhận ra được đâu là nút cần bật đâu là nút cần tắt, nhưng những nút bấm vẫn cực kỳ thu hút trẻ. Nếu mẹ mua đồ chơi có phát ra âm thanh, mẹ hãy chọn đồ chơi có nút bật tắt. Nó sẽ giúp mẹ bớt bị quấy nhiễu bởi âm thanh đồ chơi khi mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Cuộc sống của mẹ: Dành thời gian để con được tự lập
Việc mẹ không thuê người trông trẻ và cho phép con được ở một mình có thể mang lại những lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé.
Khoảng thời gian ngắn không có mẹ kề bên giúp con điều chỉnh bản thân để thích nghi với người khác và trở nên thích giao lưu hơn. Điều này thậm chí còn giúp con trong giai đoạn khủng hoàng chia xa.
Mẹ cũng không cần để con ở một mình quá lâu. Chỉ cần cho trẻ quen với cảm giác phải xa mẹ con sẽ học được cách độc lập và không còn quá lo lắng khi trải qua giai đoạn khủng hoảng xa cách.
Nguồn: Babycenter, Kidspot.
>> Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 2
>> Trẻ 7 tháng tuổi tuần thứ 4
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo