Bé yêu phát triển như thế nào?
Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 2 sẽ thích dùng một tay để cầm đồ vật một lúc rồi chuyển sang tay kia. Lúc này mẹ vẫn chưa thể thực sự nhận ra bé thuận tay nào đâu. Thường khi trẻ được khoảng 2 đến 3 tháng tuổi mẹ mới nhận ra tay thuận của con.
Bé dùng tay trái để ăn dặm
Mẹ không nên cố gắng tác động đến sở thích dùng tay trái hay phải của bé (bởi điều này được xác định ngay từ khi con còn nằm trong bụng mẹ). Những quan điểm gượng ép trẻ sử dụng tay phải là hoàn toàn sai lầm.
Việc ép trẻ sử dụng một tay trong khi bé có xu hướng thích sử dụng tay kia hơn có thể khiến bé bối rối và dẫn đến các vấn đề về phối hợp tay-mắt. Sự khéo léo của bàn tay và chữ viết sau này của con cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bắt chước âm thanh
Trẻ ngày càng tạo ra nhiều âm thanh hơn. Con rất giỏi bắt chước giọng nói của người khác và tạo ra các âm thanh có cao độ khác nhau.
Trẻ cực kỳ thích được nói chuyện với người lớn. Thật ngộ nghĩnh làm sao khi con ê a liên tục cho đến khi thổi ra cả một chiếc bong bóng.
Trẻ sẽ quan sát biểu cảm của mọi người khi nghe được âm thanh của con. Mẹ hãy khuyến khích trẻ bằng cách bắt chước lại và tỏ ra thích thú. Trẻ sẽ hiểu rằng mẹ và bé đang chơi cùng nhau, mẹ rất thích những âm thanh mà con tạo ra.
Mẹ cũng có thể tận dụng thời gian này để kể chuyện và đọc sách cho con nghe. Hoạt động này sẽ giúp trẻ học hỏi được thêm nhiều từ mới và các cao độ khác nhau của lời nói. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động này nhé!
Đọc sách cho con
Có nhiều quan điểm đồng ý rằng nên đọc sách, truyện cho trẻ từ khi con càng sớm càng tốt. Nhưng một số cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc nên đọc sách gì cho con, đọc sách cùng con trong bao lâu và khi nào mới là lúc thích hợp nhất để bắt đầu.
Thực tế là tất cả trẻ em đều thích được đọc sách cùng với ba mẹ, kể cả trẻ sơ sinh. Việc đọc sách cho một em bé 3 ngày tuổi nghe có vẻ vô bổ, nhưng bé con lại rất thích thú khi được ôm ấp và nghe giọng đọc của mẹ đấy.
Mẹ có đọc nhiều thứ cho trẻ, từ các bài báo đến những cuốn sách. Tốt nhất là mẹ duy trì thói quen đọc sách cho con mỗi ngày, tạo một thói quen cho trẻ. Ba mẹ không cần đọc nhiều, chỉ cần 5-10 phút mỗi ngày là đủ.
Trong vài tháng đầu trẻ chỉ quan tâm đến tông giọng của ba mẹ thôi chứ con chưa hiểu được nội dung ba mẹ đọc đâu. Con cũng chưa hứng thú với việc xem tranh ảnh. Nhưng từ tháng thứ tư, trẻ sẽ chú ý hơn. Lúc này mẹ chú ý chọn sách được thiết kế dành riêng cho trẻ để con có thể nắm và giật lấy. Để biết nên ưu tiên những cuốn sách như thế nào, ba mẹ theo dõi thông tin sau đây nhé.
Nên chọn sách đọc cho trẻ như thế nào
Ở tuổi này trẻ sẽ thích những cuốn sách có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, ít chữ. Trẻ thậm chí còn không thể tập trung vào một dòng chữ, nên mẹ chỉ chọn những cuốn có phần chữ đơn giản thôi mẹ nhé.
Trẻ thích những cuốn sách có hình ảnh của những đồ vật mà con nhìn thấy hàng ngày. Tốt nhất là mẹ nên mua sách vải hoặc sách bìa cứng để trẻ không xé rách được. Những cuốn sách giấy sẽ rất khó để “sống sót” khi rơi vào tay con đó.
Cuộc sống của mẹ: So sánh bé với các trẻ khác
Thật khó để tìm thấy một phụ huynh nào không liếc nhìn con và một em bé khác rồi ngầm so sánh.
Khi các mẹ nghe kể về một em bé tiến bộ hơn con mình trong một lĩnh vực, các mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và thắc mắc liệu con có đang phát triển bình thường không. Những suy nghĩ này sẽ không giúp ích gì cho mẹ.
Mõi em bé có tốc độ phát triển của riêng mình. Đặc biệt là từ 6 tháng trở đi, các cột mốc liên quan đến thể chất và khả năng ngôn ngữ có sự khác biệt đáng kể ở từng bé.
Nếu các mẹ cảm thấy lo lắng mẹ hãy tìm hiểu thật cẩn thận về các cột mốc phát triển bình thường của trẻ, chứ không nên so sáng con mình với các bé khác.
Tất nhiên các biểu đồ cột mốc cũng chỉ là hướng dẫn chung cho tất cả các bé. Con có khả năng sẽ phát triển không khớp với một số cột mốc vì bé sẽ tạm thời tập trung vào một kỹ năng khác. Điều này không có nghĩa là con phát triển không bình thường mà chỉ là con cần thêm một chút thời gian.
Trẻ phát triển chậm ở một giai đoạn nào đó không có nghĩa là con bị chậm phát triển.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần tin vào bản năng của mình. Nếu mẹ vẫn cảm thấy lo lắng mẹ nên liên lạc với bác sĩ để được tư vấn.
Nguồn: Babycenter, Kidspot.com.
>> Trẻ 6 tháng tuổi tuần thứ 3
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo