Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

đăng bởi

Em bé của mẹ đã ra đời và trải qua những ngày đầu tiên bên cạnh mẹ và người thân. Mẹ có thấy phấn khích vì điều đó hay không, bên cạnh đó mẹ cần biết điều gì về tuần đầu tiên của bé, cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời thế nào, chúng ta cùng tham khảo trong bài viết sau đây của POH nhé.

 

 

Bé 1 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sau 9 tháng 10 ngày, thế giới xung quanh bé trở nên lạ lẫm. Chào đời chính là dấu mốc đánh dấu việc cơ thể bé sẽ bắt đầu vận động tự lập, không được bao bọc hoàn toàn trong làn nước ối ấm áp và an toàn của người mẹ nữa.

Mọi hoạt động từ hít thở, tiêu hóa và giao tiếp cũng rất khác trong bụng mẹ trước đây. Tất nhiên là bé còn quá nhỏ và vẫn phải phụ thuộc vào mẹ từ thể chất đến tinh thần.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phát triển thế nào

Em bé sơ sinh 1 tuần tuổi vẫn có thói quen cuộn tròn người lại khi ngủ

Tuần đầu bé sơ sinh chưa quên được những thói quen đã hình thành trong bụng mẹ, vẫn giữ những động tác cũ đấy mẹ ạ. Bé vẫn cuộn tròn mình để ngủ những giấc ngủ dài, những động tác đột ngột ngắn sẽ điều chỉnh tức thời sau đó.

Bé có thể hơi khụt khịt, đây là hiện tượng hoàn bình thường với những bé mới chào đời. Nếu mẹ lo lắng thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ về hơi thở của bé nhé. Đây cũng là thời gian mà mẹ nên làm quen với những cơn khóc của bé, chúng hoàn toàn là bản năng tự nhiên của các bé.

Trẻ sơ sinh một tuần tuổi bú bao nhiêu sữa?

Không phải mẹ nào cũng biết trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn bao nhiêu. Nếu như mẹ nắm rõ việc cho con bú bao nhiêu là đủ, cho bé bú có lợi ra sao, cho bú như thế nào, điều này sẽ không khiến mẹ nản lòng trong những ngày đầu chật vật khi bé ra đời.

Trong 1-2 ngày đầu tiên, bé sẽ bú khoảng 8-12 lần trong ngày, mỗi lần bú khoảng 30-90 ml. Trong những ngày tiếp theo của tuần đầu tiên, bé sẽ bú khoảng 60-90 ml.

Mẹ nên nhớ rằng em bé mới sinh có dạ dày rất bé, thế nên bé sẽ bú khá ít trong mỗi lần ti mẹ. Những dấu hiệu cho thấy bé đã nhận đủ sữa đó là:

  • Bé cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi rời ti mẹ.
  • Khi tỉnh dậy, bé sẵn sàng cho việc ti mẹ.
  • Bé ướt tã đều.
  • Ngực của mẹ cảm thấy mềm và ít đầy hơn, tất nhiên mẹ cũng cảm thấy không đau khi cho bé bú.

Bên cạnh đó thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là 18-19 tiếng/ngày, thậm chí nhiều hơn nếu con vẫn đang trong tuần trăng mật. Mẹ có thể cân đối để có thể cho bé ăn ngủ phù hợp.

Để tham khảo cách cho em bé sơ sinh bú mẹ cho đúng nhất cũng như những chú ý về việc cho con ti mẹ, ba mẹ tham khảo bài viết Cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách của POH nhé!

Con chỉ nhìn thấy mẹ mà thôi

Thị lực của bé vẫn còn khá yếu ớt. Các em bé chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ trong khoảng 20-25cm. Vì vậy bé chỉ có thể nhìn rõ khuôn mặt của mẹ khi mẹ ôm bé thôi.

Đừng lo lắng nếu bé không nhìn thẳng vào mắt mẹ ngay từ đầu: Trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn vào lông mày, chân tóc hoặc khuôn miệng cử động của mẹ.

Khi con làm quen với mẹ trong tháng đầu tiên, con sẽ thích thú hơn với việc trao đổi bằng mắt. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn tất cả các hình mẫu hoặc màu sắc khác.

(Các đồ vật có độ tương phản cao, như bàn cờ, đứng ở mục ưa thích thứ nhì.)

Hãy cho bé nhiều cơ hội để nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình của mẹ bằng cách nhìn con thật gần. Khi mẹ hoặc ba cho con ăn, hãy di chuyển đầu của mẹ từ bên này sang bên kia và xem liệu đôi mắt của con có theo dõi mẹ không.

Bài tập này có thể giúp tăng cường cơ mắt. (Đừng hoảng hốt nếu mắt em bé có vẻ hơi lệch: Việc mắt trẻ sơ sinh thi thoảng bị lệch trong tháng đầu tiên của là điều bình thường.)

Em bé rất nhạy cảm với ánh sáng và có thể nhìn thấy trong ba chiều. Chú ý cách em bé chớp mắt khi mẹ mang một vật tới gần với con nhé.

 

 

Cân nặng của em bé 1 tuần tuổi

Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ có thể tự hỏi liệu em bé có ăn đủ không vì bé dường như lúc nào cũng đói. Con có lẽ đói thật, vì bé đang tiêu hóa sữa mẹ trong vài giờ sau khi bú.

Một số dấu hiệu cho thấy em bé nhận được đủ sữa là: Ngực của mẹ sẽ bớt căng tức và mềm hơn sau khi cho con bú, em bé có màu da tốt và làn da săn chắc đàn hồi (nếu mẹ véo một em bé thiếu nước, da sẽ bị kéo dãn trong một thời gian ngắn)

Con đang phát triển cả về chiều dài và cân nặng, mẹ có thể nghe thấy tiếng con nuốt khi đang cho con bú (nếu phòng yên tĩnh), con đi nặng ra phân màu vàng hoặc màu tối thường xuyên, cần thay năm đến sáu tã giấy trong một ngày (hoặc bảy đến tám tã vải).

Cho dù mẹ đang cho con bú hay nuôi con bằng sữa công thức, hãy nhớ rằng tất cả các bé đều tăng trưởng với tốc độ khác nhau và tốc độ tăng trưởng của con có xu hướng chậm lại vào những thời điểm nhất định.

Ngoài ra, nếu em bé có kích cỡ lớn khi chào đời, bé sẽ không phát triển nhanh lắm để tiến gần hơn đến kích cỡ định sẵn của mình.

Nếu con đạt được các mốc phát triển của con đúng thời điểm, có liên kết tốt với mẹ, trông có vẻ hạnh phúc và khỏe mạnh, con có lẽ đang ổn cả thôi.

Nhưng nếu kỳ kiểm tra cân nặng thường xuyên tại văn phòng của bác sĩ cho thấy em bé không phát triển với tốc độ khỏe mạnh, con có thể đang không ăn uống tốt hoặc có thể không hấp thụ hoặc sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.

Đi vệ sinh

Trong những ngày mới sinh, nhu động ruột của trẻ sơ sinh dày và có màu xanh đậm do phân su - một chất đang tích tụ trong ruột của con khi con còn trong bụng mẹ.

Khi em bé bắt đầu bú mẹ và phân su được dọn sạch, phân của bé sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng, nhưng chúng có thể thay đổi màu sắc hàng ngày tùy thuộc vào chế độ ăn của mẹ nếu mẹ cho con bú, hoặc định lượng và loại sữa công thức mẹ cho bé ăn, cũng như lượng nước trong cơ thể bé.

Một đứa trẻ sơ sinh có thể có tới 8 đến 12 lần đi tiêu mỗi ngày, nhưng miễn là con đi ít nhất một lần, có lẽ con vẫn ổn. (Nếu mẹ đang cho con bú, phân của em bé có thể trông mềm hơn, như tiêu chảy).

Quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Một nơi mà bố mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc trong tuần đầu chào đời của bé là rốn em bé sơ sinh. Nếu như không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.

Việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ có thể thực hiện sau khi tắm cho bé. Trước khi làm vệ sinh cuống rốn cho trẻ mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn 90 độ.

Sau khi tắm xong, lau khô người cho bé rồi hãy tháo gạc rốn và băng rốn để vệ sinh cho bé. Trong khi tháo ra, mẹ đừng quên theo dõi xem rốn bé có mùi hôi không, có viêm, đỏ, có mủ, chảy máu hay dịch vàng không.

Mẹ tuyệt đối không quấn tã bỉm lên rốn em bé mới chào đời để tránh gây nhiễm trùng

Mẹ có thể lau rốn cho bé bằng bông gòn sạch, nước sạch và thấm khô vùng rốn. Vùng da quanh rốn nên được sát trùng bằng cồn 70 độ.

Vùng rốn không nên bị bịt quá kín, mẹ chỉ nên bảo vệ chúng bằng một lớp gạc vô trùng mỏng mà thôi. Tã phải được gấp dưới rốn. Trường hợp phân hay nước tiểu vấy lên vùng rốn rất có hại, gây nhiễm trùng cho bạn bé đó ba mẹ ạ.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi phát triển như thế nào, mẹ cần chăm sóc bé thế nào, cùng theo dõi bài viết tiếp theo của POH nhé.

Bé nhận ra khuôn mặt mẹ

Ngay từ sớm, các bé có thể nhận ra khuôn mặt và cử chỉ bằng trực giác - và đôi khi thậm chí bắt chước chúng. Hãy thử đặt khuôn mặt của mẹ gần với con và thè lưỡi hoặc nhướng mày vài lần. Sau đó cho bé một chút thời gian để bắt chước cử chỉ của mẹ.

Ngay cả khi em bé không sao chép biểu hiện của mẹ bây giờ, con vẫn đang theo dõi chặt chẽ và học tập. Nếu mẹ tương tác với con và con dường như không hề tiếp thu, đừng lo lắng. Con có thể đã buồn ngủ hoặc hơi quá sức và cần nghỉ ngơi.

 

 

Tummy time

Trẻ nhỏ dành nhiều thời gian để ngủ và để giảm nguy cơ bị SIDS, tư thế ngủ an toàn nhất là nằm ngửa. Nhưng khi em bé thức dậy - và trong những tuần tới, bé sẽ ngày càng có nhiều thời gian "thức giấc" hơn - hãy cho bé tập nằm sấp (tummy time) trên mặt phẳng an toàn và có sự giám sát từ người lớn.

Em bé cần dành thời gian nằm úp bụng mỗi ngày để tăng cường cơ cổ. Vì vậy, hãy bắt đầu làm cho con quen với vị trí nằm đó bây giờ.

Em bé của mẹ là một cá nhân

Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.

Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo