Vậy là bé yêu của mẹ đã tròn 1 tháng ra đời, ngày bé cất tiếng khóc chào đời như chỉ mới đây thôi mẹ nhỉ. Đến thời điểm này về việc lớn lên, ăn uống ngủ nghỉ của bé ra sao? Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu để lên phương án chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi tốt nhất nhé.
MỤC LỤC
Đặc điểm trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Việc ăn ngủ của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Đặc điểm trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Thính giác của bé phát triển hoàn thiện, bé dường như nhạy cảm hơn với thế giới xung quanh. Bé bắt đầu “chịu khó” giao tiếp với mẹ hơn khi cười khúc khích, càu nhàu thậm chí khóc thét…. Mẹ có thể thấy được sự phản ứng của bé ngay khi mẹ hay người nhà lại gần và có bất cứ âm thanh nào được phát ra cạnh bé.
Mẹ cảm thấy sự ổn định của bé từ làn da đến mí mắt… Hoạt động của bé trở nên rõ ràng hơn dù cho bé chưa thực sự kiểm soát được chúng. Nếu mẹ để ý, phần đầu của bé đã thay đổi so với lúc sinh. Lông tơ ít hơn và rụng bớt đi.
Nằm sấp giúp con yêu luyện kiểm soát cơ cổ tốt hơn
Mẹ có thể giúp bé phát triển cơ cổ và cơ ngực bằng việc cho bé nằm sấp một vài lần trong ngày. Khi cho bé nằm sấp, bé sẽ nâng đầu lên nhanh. Thế nhưng mẹ không được cho bé nằm sấp lâu và nên để mắt đến bé khi bé nằm sấp đấy nhé.
Đến tuần thứ 4, trẻ sẽ thích mút cái gì đó, tránh cho bé ngậm tay, một chiếc núm giả là khá phù hợp. Lúc này, bé sẽ tập trung hơn vào việc nhìn một đồ vật, bé có thể nhìn được khoảng cách 20-35cm.
Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Ti giả cho trẻ sơ sinh của POH để biết cách sử dụng ti giả tốt nhất nhé!
Trẻ đang lớn dần, bố mẹ đừng tiếc thời gian chơi với bé bằng những trò chơi phù hợp. Điều này nhằm tăng cường sợi dây gắn kết tình cảm và giúp bé phát triển tối đa về não bộ nhé.
Việc ăn ngủ của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Nhiều mẹ đang bắt đầu lo lắng vì lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh thời gian này đang dần nhích lên. Lượng sữa mẹ vào buổi chiều sẽ ít hơn, mẹ nên nghỉ ngơi hay ngủ trưa để tăng lượng sữa lên. Ngoài ra, mẹ cần duy trì chế độ ăn bổ dưỡng, hiệu quả để tạo đủ sữa cho bé.
Nhiều mẹ phân vân không biết trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi ăn bao nhiêu, lượng bú của bé trong thời gian này chỉ nhích nhẹ so với tuần trước. Mẹ nên chuẩn chị khăn tay gần chỗ bé để tránh việc bé ọe nữa nhé.
Em bé sơ sinh 4 tuần tuổi ngủ ít hơn các tuần trước
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi sẽ trở nên ổn định hơn. Bé có xu hướng thức nhiều hơn một chút so với các tuần trước. Bé rất cần được trấn an, vỗ về trước khi ngủ. Những tiếng ồn trắng sẽ giúp mẹ nhanh chóng đưa bé vào giấc ngủ.
Khi vệ sinh cho bé, mẹ nên để ý ghèn ở mắt của trẻ. Ghèn mắt là do tắc đường thoát nước mắt hoặc do nhiễm trùng. Mẹ có thể dùng nước ấm và khăn mềm sạch lau quanh mắt, từ góc trong cho đến ra ngoài. Nếu tình trạng xấu mẹ nên liên hệ với bác sĩ.
Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi và kiểm tra sức khỏe
Bác sĩ có thể đề xuất vấn đề đưa bé tròn 1 tháng tuổi đi kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu gót chân để kiểm tra xem bé có mắc các bệnh như nhược giác hay phenylceton. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu với mục đích khác, đó là xem xét vấn đề về rối loạn chuyển hóa của bé. Các xét nghiệm chuyên sâu sẽ thực hiện theo yêu cầu của mẹ.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thính giác xem bé có vấn đề gì về hay không. Bác sĩ sẽ đề xuất những loại vắc xin bé có thể tiêm trong thời gian này với mẹ.
Giờ chơi của con
Chơi với trẻ sơ sinh là một cách hoàn hảo để nhẹ nhàng dẫn con vào thế giới mới và xa lạ này. Những món đồ di động sặc sỡ tương phản cùng sách truyện có nhiều hình minh họa sẽ tạo hứng thú cho con.
Một phòng tập thể dục đầy đủ các đồ chơi hấp dẫn để nhìn, vuốt và nghe sẽ giúp bé tập luyện với các kỹ năng phối hợp cánh tay, bàn tay và ngón tay, làm cho việc nằm xuống trở nên thú vị hơn! Mẹ thậm chí có thể nằm xuống sàn cạnh bé và chơi cùng con.
Mặc dù bây giờ em bé có thể nắm lấy đồ vật bằng sự thích thú, nhưng bé vẫn chưa có khả năng phối hợp tay mắt để với lấy một vật mẹ giơ trước mặt bé. Kỹ năng đó sẽ phát triển vào khoảng 4 tháng tuổi.
Cho tới khi đó, mẹ sẽ phải đặt đồ chơi vào trong tay con – ngón út của mẹ có thể là thứ yêu thích bất ngờ của con.
Khám phá tay và chân
Khi sinh ra, em bé không hề biết rằng tay và chân đã gắn liền với mình. Bây giờ tất cả đã thay đổi khi con bắt đầu khám phá cơ thể mình. Bộ phận con khám phá đầu tiên là tay và chân.
Hãy khuyến khích sự quan tâm của con bằng cách đưa hai tay con lên đầu và hỏi "Em bé lớn cỡ nào?" hoặc bằng cách đọc bài "Chú heo con" và đếm những ngón chân của bé. Hãy thử di chuyển bàn tay của con trước mặt để con có thể nhìn và cảm nhận chúng cùng một lúc.
Các em bé gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và hệ thống tuần hoàn của con chưa hoàn chỉnh.
Hãy nhớ rằng một phần nhiệt cơ thể của em bé thoát ra qua tay và chân. Mẹ hãy chắc chắn rằng những ngón chân và ngón tay bé nhỏ của con được ủ ấm trong những ngày lạnh, đặc biệt là khi hai mẹ con đi ra ngoài.
Em bé nói
Em bé của mẹ có thể cười khúc khích, thủ thỉ, thì thầm và ngân nga để bày tỏ cảm xúc của mình. Một vài em bé cũng bắt đầu hét và cười.
Mẹ hãy thủ thỉ và cười khúc khích với con, nói chuyện trực tiếp với em bé nữa. Giờ con sẽ bắt đầu thích nhìn mẹ. Nếu mẹ có việc phải làm, bé vẫn sẽ thích nghe giọng nói của mẹ từ bên kia phòng.
Và đừng cảm thấy ngớ ngẩn khi nói chuyện với giọng riêng của mẹ cho em bé - các bé đặc biệt thích thú với cách giao tiếp cao vút, đầy lôi cuốn này, thứ thực sự có thể dạy bé về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ.
Hãy kể chuyện về ngày của mẹ cho em bé. Con sẽ thích cuộc trò chuyện với mẹ và thậm chí có thể bắt đầu hòa nhập với những bình luận của riêng con.
Em bé của mẹ là một cá nhân
Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.
Nếu con sinh non, mẹ hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
-----
Nguồn: Babycenter
Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.
EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: http://easy.poh.vn/
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo