Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Bé yêu phát triển như thế nào?

Những âm thanh mà bé yêu đã nghe được từ khi sinh ra đã bắt đầu phát huy tác dụng kỳ diệu của chúng. 

Tiếng bập bẹ của con đã chuyển sang những âm thanh rõ rệt hơn và bắt đầu nghe hơi giống như những từ, cụm từ và câu thực sự. Con sẽ nghĩ rằng mình đang cố gắng nói điều gì đó, mẹ hãy trả lời con như một cuộc hội thoại thực sự nhé!

Tiếng bập bẹ của bé đã rõ hơn

Con vẫn tiếp thu được nhiều hơn từ giọng điệu của mẹ hơn là những từ ngữ. Bé có thể hiểu khi mẹ hài lòng và vui vẻ.

Bạn càng nói chuyện với bé nhiều - kể cả lúc mẹ nói chuyện trực tiếp với con hay mẹ vừa nói vừa làm những việc khác, chẳng hạn như chuẩn bị bữa tối, lái xe hoặc mặc quần áo - bé sẽ càng học được nhiều hơn về giao tiếp.

 

 

Chỉ vào các bộ phận trên cơ thể

Điều này sẽ thú vị đó! Đến khi gần được 10 tháng tuổi trẻ đã có thể chỉ vào các bộ phận mà mẹ gọi tên một cách chính xác. Chắc chắn con chưa thể hiểu được mắt cá chân hay nách, nhưng con đã có thể chỉ ra các bộ phận quan trọng như đầu, mắt, mũi, miệng và nhất là rốn của con.

Với sự phát triển về nhận thức, con biểu rằng mỗi vật sẽ có tên riêng mặc dù con vẫn chưa biết hết tên đồ vật xung quanh. Và ngón tay của con sẽ hoạt động liên tục để chỉ và trỏ.

Trẻ cũng sẽ bắt đầu giao tiếp với mẹ trên phương thức mới. Mẹ cũng có thể cho con xem các đồ vật khác nhau và gọi tên để con lựa chọn đồ vật đúng. Đây cũng được coi như một trò chơi giúp trẻ học hỏi tốt hơn.

Bổ sung các loại vitamin cho trẻ

Nếu bé biếng ăn và không thích thú với việc ăn dặm mẹ sẽ lo lắng không biết con có nhận được đủ chất dinh dưỡng hàng ngày hay không.

Ở độ tuổi này, thức ăn dặm vẫn chỉ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, phần lớn các chất trẻ nhận được thông qua sữa kể cả với những em bé ăn dặm tốt. 

Tuy nhiên, khi sắp tròn một tuổi trẻ sẽ dần nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn dặm, đặc biệt là sắt và vitamin B12.

Nếu con thể hiện sự chống đối việc ăn dặm mẹ nên gặp các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng để tham khảo ý kiến về những điều mẹ lo lắng.

 

 

Cuộc sống của mẹ: Mệt mỏi với công việc nhà

Khi các mẹ nhận ra rằng sự lộn xộn trong nhà đang khiến mình căng thẳng, hãy nhớ tới “khẩu hiệu” mạnh mẽ sau: Hạ thấp tiêu chuẩn của mình. 

Việc theo kịp dọn dẹp, giặt giũ và sắp xếp nhà cửa như trước khi mẹ sinh em bé thực sự rất khó. Nhất là khi trẻ đã biết di chuyển và vứt đồ đạc lung tung khắp nhà.

Để dọn dẹp mớ lộn xộn là làm cho bản thân cảm thấy thoải mái hơn mẹ hãy nhìn nhận những gì mình đã đạt được. 

Trước tiên mẹ hãy quan tâm đến những công việc thiết yếu rồi sau đó chuyển sang các nhiệm vụ phức tạp hơn. Sắp xếp lại nhà cửa sao cho thuận tiện với hoạt động của cả nhà.

Nếu có thể mẹ hãy thuê người giúp việc theo giờ hoặc thuê một nhóm dọn dẹp chuyên nghiệp để đại tu lại nhà cửa một lần để nhà cửa được sắp xếp lại cẩn thận nhất.

Sau đó mẹ hãy lên kế hoạch với chồng để giữ cho nhà cửa không còn lộ xộn nữa. Mẹ cũng nên chia sẻ với các bậc cha mẹ khác. Những người đã trải qua giai đoạn này sẽ deexthoong cảm và có thể chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho mẹ.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com

>>  Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 2

>>  Trẻ 9 tháng tuổi tuần thứ 4

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo