Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 2

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Ở tuổi này, con có thể ngồi vững một cách tự tin, trẻ thậm chí có thể đi lại trong khi bám vào đồ đạc rồi buông tay trong giây lát và đứng mà không cần hỗ trợ. 

Con sẽ thực hiện các bước đi khi được ba mẹ giữ trong tư thế đi bộ và có thể cố gắng nhặt một món đồ chơi trong khi bé cũng đang đứng.

Bé 10 tháng 2 tuần có thể đi được không?

Những bước đầu tiên kỳ diệu hướng con tới sự độc lập - và đồng thời có nhiều bài tập hơn cho mẹ - chỉ ở một khía cạnh nhỏ nếu mẹ chưa cảm thấy điều đó. 

Hầu hết các bé bước những bước đầu tiên vào khoảng 12 tháng, nhưng một số bắt đầu sớm hơn rất nhiều. Nếu con chưa đi bộ, đừng lo lắng bởi vẫn còn rất sớm. Một số em bé thậm chí phải đến khi được 18 tháng tuổi mới thực hiện những bước đi đầu đời.

Kỹ năng đứng

Em bé của mẹ sẽ bắt đầu tự đứng được bằng một trong hai phương pháp: con vịn tay vào đồ dùng trong nhà như một sự hỗ trợ để kéo mình lên sau đó giữ hai chân vững vàng và buông tay ra trong một vài giây hoặc khi con đang ngồi trên xe đẩy và đưa hai chân ra, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân rồi đứng thẳng lên. Nếu con đứng lên bằng cách thứ hai con có thể trông hơi giống một vận động viên cử tạ. 

Dù trẻ có dùng cách nào để đứng lên thì việc con có thể tự đứng lên là một sự phát triển đáng kinh ngạc.

Việc đứng lên chỉ là một nữa của công việc, con còn phải học cách để ngồi xuống nữa. Và có thể mẹ sẽ thấy trẻ phải ngã vài lần trước khi con có thể ngồi xuống bằng cách thò tay xuống sàn và uốn cong đầu gối một cách từ từ.

Cảm xúc thất vọng ở trẻ

Mọi thứ của em bé dường như rất gần gũi, con tập nói, tập đứng và chập chững tập đi. Nhưng bỗng nhiên mẹ thấy con thể hiện cảm xúc bực bội. Mẹ đừng ngạc nhiên, con cảm thấy thất vọng vì không thể làm hoặc giao tiếp những gì mẹ muốn. 

Khi em bé của mẹ sắp tròn một tuổi con sẽ tự nhiên muốn bày tỏ ý kiến của riêng mình nhiều hơn, và thực sự thì trẻ có rất nhiều ý kiến đấy! Con cũng đang thử nghiệm mọi thứ, nhưng quá trình để phát triển kỹ năng vận động tinh và cả ngôn ngữ dường như đang níu con lại khiến con càng dễ dàng bực bội. 

Nhưng may mắn là con vẫn dễ bị phân tâm và dễ quên đi những cơn giận nhỏ, đến và hết một cách nhanh chóng.

Mặc dù những gì khiến con bực bội rất nhỏ thôi nhưng mẹ hãy lưu ý rằng con thích giải tỏa bằng cách ném đồ đạc lung tung, nói chung là tạo ra tiếng ồn. Mẹ cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ bằng cách luôn ở cạnh con mỗi khi con  thể hiện thái độ bực bội và thất vọng.

Bảo vệ lưng của mẹ

Em bé giờ đã có thể di chuyển chậm nhưng chắc chắn. Mẹ sẽ có thể được nghỉ ngơi một chút khi di chuyển đi đâu đó, mẹ không cần lúc nào cũng phải bế em nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một thời gian nữa mẹ mới không phải mang theo một balo lớn nhỏ khi ra ngoài. 

Để cứu vớt tấm lưng của mẹ, mẹ hãy thử những biện pháp đơn giản sau đây:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: Điều này sẽ giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể mẹ. Các bài tập pilates rất tốt cho các bà mẹ bị đau lưng.
  • Nâng đồ vật một cách an toàn: Các nâng đồ hoặc vật nặng đúng là cong đầu gối chứ không phải cong thắt lưng, kể cả động tác bế bé lên cũng vậy. Mẹ nên chú ý nhé!
  • Hạn chế bế trẻ quá nhiều: Khi em bé muốn được mẹ bế lên để âu yếm mẹ có thể ngồi xuống sàn cùng con và kéo con vào lòng. Hai mẹ con đều thoải mái và an toàn cho lưng của mẹ.

Cuộc sống của mẹ: Truyền thống gia đình và những lễ kỷ niệm

Khi mẹ còn bé gia đình mẹ thường làm gì vào các dịp lễ Tết? Mẹ được tổ chức sinh nhật như thế nào? Và kỳ nghỉ hè của mẹ có gì đặc biệt? Mẹ có nhớ được các hoạt động đó không nào? Chắc chắn mẹ cũng muốn con có những trải nghiệm tuổi thơ tuyệt vời như mẹ vậy.

Bắt đầu cuộc sống gia đình nhỏ của mình thường khiến các cặp vợ chồng phải suy nghĩ về việc tự thực hiện các nghi thức và những ngày lễ truyền thống. Đặc biệt khi gia đình đã có thêm một thành viên mới.

Ngay cả khi trẻ chưa hoàn toàn hiểu hoặc đánh giá được về những dịp lễ Tết thì việc ba mẹ cho con tham gia những hoạt động đó cũng sẽ giúp con có thêm nhiều hiểu biết. Cứ như vậy trẻ sẽ dần trở nên quen thuộc, gắn bó với gia đình và từ đó xây dựng niềm tự hào gia đình.

Ngoài ra, vào ngày nghỉ lễ cả nhà có thể quây quần bên nhau và cùng làm những hoạt động thường ngày một cách vui vẻ như dắt chó đi dạo sau bữa tối và cùng đọc sách vào giờ đi ngủ với con. 

Một lưu ý cho mẹ là nên để những kỳ nghỉ trở nên vui vẻ và thư giãn với trẻ. Con còn quá nhỏ để đánh giá mọi chuyện. Trẻ có thể quá thích thú với cách trang trí, những chuyến du lịch hoặc các hoạt động truyền thống khác. Bởi vậy mà không có gì quá đáng khi con vô tình gây ra những rắc rối nho nhỏ.

Mẹ cũng nên sắp xếp những kỳ nghỉ vào thời gian rảnh để con được nghỉ ngơi và thư giãn nhé. Một chuyến du lịch ngắn ngày cũng giúp gia đình thêm gắn kết và yêu thương nhau.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com

>>  Trẻ 10 tháng tuổi tuần 1

>>  Trẻ 10 tháng tuổi tuần thứ 3

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo