Lịch sinh hoạt ăn - ngủ cho bé 7 tháng tuổi khoa học, chóng lớn

đăng bởi Thanh Thanh


Khi được 7 tháng tuổi, bé thức lâu hơn, chơi nhiều hơn và ngủ trưa ít hơn. Thời gian này lịch sinh hoạt của cả mẹ và bé đều sẽ có phần khác hơn so với khoảng thời gian 6 tháng trước. Dưới đây là 2 lịch sinh hoạt ăn ngủ mẫu cho trẻ 7 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo và một số thông tin mà có thể mẹ cần biết về những vấn đề ăn ngủ của con, v.v. 

Trẻ 7 tháng tuổi nên thức bao lâu giữa 2 nap? Trẻ 7 tháng tuổi có thể thức bao lâu? 

Khi trẻ đang ở trong hai tuần đầu của giai đoạn 7 tháng tuổi thì bé có thể thức trong khoảng 2-3 giờ, nhưng vào tuần cuối của tháng thì thời gian thức sẽ lên đến khoảng 2,5-4 giờ.

Thời gian thức cũng có thể phụ thuộc vào thời gian trong ngày. Mẹ có thể thấy rằng thời gian thức ngắn hơn vào buổi sáng và càng về cuối ngày bé càng thức lâu hơn.. Ví dụ, trẻ có thể chỉ thức được 2,5 giờ trước nap đầu tiên, nhưng con lại thức đến 3-4 giờ trước giờ ngủ đêm.

Trẻ 7 tháng tuổi cũng đã bắt đầu những dấu hiệu cho mẹ biết đã đến lúc phải giảm số lượng giấc ngắn của con xuống . Khi bé chuyển từ 3 nap thành 2 nap mỗi ngày thì thời gian thức của bé cũng sẽ tăng lên.

Và đây là lịch chung cho các bé có 2 nap mỗi ngày theo EASY 234:

  • Khoảng 2 tiếng sau khi thức dậy vào buổi sáng = Ngủ giấc 1
  • Khoảng 3 tiếng sau khi ngủ giấc 1 dậy = Ngủ trưa 2
  • Khoảng 4 tiếng sau khi ngủ giấc 2 dậy = Ngủ đêm

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ 7 tháng tuổi sẽ như thế nào? 

Đây là 2 lịch sinh hoạt ăn ngủ cho bé 7 tháng mẹ có thể tham khảo . Đây chỉ là ví dụ về một ngày của trẻ có thể bao gồm những gì. Hãy luôn ghi nhớ rằng mẹ cần phải linh hoạt và đáp ứng kịp thời nhu cầu ăn ngủ của trẻ , vì mỗi bé có một quá trình phát triển riêng.

Mẹ nhớ phải chú ý đến các dấu hiệu đói và buồn ngủ của trẻ để đáp ứng kịp thời nhé vì đây chỉ là một lịch sinh hoạt mẫu mẹ không nên áp dụng cứng nhắc. Hãy cho con bú khi con đói, cho con ngủ khi con buồn ngủ. Đây chỉ là ví dụ về thời khóa biểu mẫu.

Bé 7 tháng ngủ ngày bao nhiêu tiếng?

Bé 7 tháng tuổi thường cần ngủ ngày khoảng 2-3 giấc, tổng thời gian ngủ ngày dao động từ 2-4 tiếng. Mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng tùy theo nhu cầu của từng bé. Việc đảm bảo bé ngủ đủ giấc ban ngày sẽ giúp bé phát triển tốt và có tinh thần vui vẻ, tỉnh táo khi thức.

Dưới đây là Thời khóa biểu mẫu theo EASY cho trẻ có 2 giấc ngắn mỗi ngày

Thời gian

Hoạt động

6:30 sáng

Thức dậy

6:40 sáng

Ăn sữa

07:15 sáng

Ăn dặm

8:30 - 10:30 sáng

Ngủ giấc 1

10:30 trưa

Ăn sữa

13:30 - 14:30 chiều

Ngủ giấc 2

14:30 chiều

Ăn sữa

6:00 tối

Ăn sữa + trình tự ngủ đêm

6:30 tối

Ngủ đêm

>> Lịch sinh hoạt be 7 tháng theo EASY

7 tháng ăn ngày mấy bữa?

Như vậy trẻ 7 tháng ăn ngày 4 bữa bao gồm 2 bữa sữa và 2 bữa ăn sữa + ăn dặm (nếu ăn đút).

Nếu bé ăn dặm BLW thì sẽ khác hơn một chút, con vẫn ăn 4 bữa bao gồm 3 bữa sữa và 1 bữa ăn sữa + ăn dặm

Những hoạt động vui chơi cho trẻ 7 tháng tuổi

Hầu hết các trẻ 7 tháng tuổi đều thích bỏ đồ vật vào hộp rồi lại lấy chúng ra, xếp chồng các thứ lên nhau và chộp lấy đồ chơi.

Mẹ có thể tham khảo các cách chuẩn bị cho bé chơi sau:

  • Cho vải, ruy băng và các đồ chơi an toàn cho trẻ vào hộp khăn giấy, hộp đựng giày hoặc hộp rỗng để bé lấy ra và nhét vào lại.
  • Mẹ có thể thử cho bé chơi hộp hình khối thông minh. Mặc dù trẻ mới bảy tháng tuổi không thể thả đúng những hình khối vào đúng lỗ, nhưng những hình khối này sẽ lăn xung quanh, tạo hứng thú cho con.
  • Giúp trẻ thực hành kỹ năng bò bằng cách đặt một món đồ chơi ngoài tầm với. và cổ vũ con bò đến chỗ đồ chơi để có thể chộp lấy chúng
  • Nếu mẹ cần trẻ thức lâu thêm một chút, mẹ có thể cùng trẻ đi dạo một chút quanh nhà và mẹ hãy mô tả những gì mẹ nhìn thấy và giúp bé tương tác với thiên nhiên (chạm vào hoa, lá hoặc chỉ vào những chú chim để bé thấy.) 

Những kỹ năng mà trẻ 7 tháng tuổi có thể thực hiện được?

Dưới đây là một vài kĩ năng chung hầu hết trẻ bảy tháng tuổi đều có thể thực hiện được:

  • Có thể dễ dàng chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia
  • Có thể tự ngồi mà không cần ai hỗ trợ
  • Có thể tự chống người ngồi dậy
  • Có thể bắt đầu đứng được nếu được người lớn giúp
  • Có thể sử dụng giọng của mình để thể hiện trẻ đang vui hoặc đang không vui
  • Có thể tìm thấy các đồ vật đang lấp ló
  • Có thể bập bẹ các âm

Cha mẹ luôn hào hứng và hạnh phúc nhất khi con mình học được điều gì đó mới . Nhưng mẹ phải luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ phát triển với một tốc độ khác nhau và đôi khi một đứa trẻ có thể làm những điều này sớm hơn những đứa trẻ khác. Đừng quá lo lắng khi mẹ thấy rằng con mình mặc dù cũng 7 tháng nhưng vẫn chưa thể làm những việc mà những đứa trẻ khác làm được. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cần thiết , mẹ có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ về sự phát triển của trẻ.

Các vấn đề về giấc ngủ bé 7 tháng tuổi

1- Trẻ 7 tháng nên ngủ bao nhiêu giấc ngắn một ngày?

Trẻ bảy tháng tuổi thường ngủ từ 2-3 nap một ngày. Tổng thời gian các nap của bé nên nằm trong khoảng 2,5 đến 3,5 giờ.

Nếu mẹ thấy con không thể ngủ ngày đủ 2,5 giờ, hãy tham khảo bài viết về catnap để biết nguyên nhân và cách giải quyết nhé.

Lý tưởng nhất là 2 nap đầu tiên trong ngày dài ít nhất một giờ, nhưng mẹ không nên để bé ngủ giấc ngắn nào dài quá 2 giờ. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bé có thời gian thức năng động và bé bú đủ trong ngày để giúp bé ngủ xuyên đêm .

2- Khi nào thì bé nên bỏ nap thứ 3?

Độ tuổi trung bình để chuyển từ 3 nap 2 nap mỗi ngày là 6,5-7,5 tháng tuổi. Nếu mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì đã đến lúc bỏ nap thứ ba cho bé:

  • Trẻ khó ngủ hoặc thậm chí là không ngủ được khi đã đến giờ ngủ (mà trước đây bé chưa bao giờ gặp vấn đề như thế này).
  • Nap thứ ba của trẻ quá muộn và khiến trẻ ngủ đêm muộn.
  • Trẻ bắt đầu dậy quá sớm vào buổi sáng vì đêm con không ngủ được do ngủ ngày quá nhiều.

Mẹ phải nhớ rằng quá trình chuyển từ 3 nap sang 2 nap cần có thời gian và sự nhất quán! Đôi khi giai đoạn chuyển tiếp này có thể mất đến 4 tuần, vậy nên bé rất cần mẹ có sự kiên nhẫn.

Một lời khuyên có thể mẹ sẽ cần: Khi bỏ 1 giấc ngắn, mẹ có thể linh hoạt trong giờ ngủ đêm của bé. Mẹ có thể chuyển giờ ngủ đêm lên sớm sớm nhất là 6:00 - 6:30 chiều để giúp bé giảm bớt sự thiếu ngủ ban ngày và duy trì lịch ngủ 2 giấc ngắn nhất quán (như vậy sẽ tốt hơn là việc mẹ cho bé ngủ 2 - 3 nap tùy ngày).

3- Tại sao trẻ 7 tháng tuổi đột nhiên ngủ quá ngắn? 

Khi những nap của bé đột nhiên trở nên quá ngắn có thể gây khó khăn cho cả mẹ và bé. Mẹ thì bực mình, bất lực vì không thể làm được bất cứ một việc gì, bé thì mệt mỏi, cáu gắt, quấy khóc vì thiếu ngủ.. Có một số lý do phổ biến khiến những nap của trẻ bảy tháng tuổi đột nhiên bị quá ngắn. Đầu tiên, hãy nhìn vào môi trường ngủ của bé. Nó có tốt cho giấc ngủ không? Nó có tối, mát mẻ, êm dịu không? Nếu môi trường ngủ của trẻ không phải là vấn đề, mẹ có thể tham khảo bài viết những lý do khiến những giấc ngày của bé bị quá ngắn.

4- Trẻ 7 tháng tuổi nên ngủ đêm bắt đầu khi nào? Khi nào thì cần kết thúc giấc ngắn cuối cùng trong ngày?

Hầu hết trẻ bảy tháng tuổi cần thức từ 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ đêm. Kết thúc giấc ngắn cuối cùng trước 4:30 chiều sẽ giúp bé thức đủ và giúp mẹ có thể cho bé bắt đầu ngủ đêm vào khung giờ lý tưởng là 7:00-8:00 tối. Những bé thường xuyên đi ngủ sau 8 giờ tối thường sẽ bị khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn và thậm chí có thể thức giấc đêm giữa chừng nhiều hơn hoặc thức quá sớm vào buổi sáng.

Một lời khuyên từ chuyên gia: Nếu trẻ đang trong giai đoạn chuyển từ 3 nap ngắn sang 2 nap mỗi ngày, mẹ có thể linh hoạt giờ ngủ đêm cho bé. Mẹ có thể cho bé ngủ muộn hơn khung 8 giờ tối một chút ngay trước khi chuyển sang giai đoạn ngủ 2 giấc ngắn. Sau khi mẹ quyết định cho bé ngủ 2 nap mỗi ngày thì mẹ có thể cho bé ngủ sớm hơn một chút, nhưng giờ ngủ đêm sớm nhất là từ 6:00 đến 6:30 chiều. Nhưng mẹ phải luôn luôn nhớ cho bé thức liên tục 3-4 giờ trước khi ngủ đêm.

5- Vì sao bé 7 tháng tuổi ngủ không ngon giấc? 

Nếu trẻ bị khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thì đó có thể là do một số thủ phạm phổ biến sau:

  • Ốm hoặc mọc răng
  • Trẻ cần được thức lâu hơn
  • Cần giảm số lượng nap trong ngày của bé xuống và/hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Trẻ đang phát triển nhanh nên có sự thay đổi cả về tinh thần và thể chất 

Một lý do chính khác khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không ngon giấc là đơn giản là trẻ không có những kỹ năng cơ bản cần thiết để ngủ tự lập. Và mẹ vẫn chưa biết làm sao để giúp con tự ngủ? Hãy tham khảo khóa học giúp bé ngủ độc lập của POH ngay.

6- Có nên luyện ngủ cho trẻ 7 tháng tuổi không?

Có! Nếu mẹ sẵn sàng luyện ngủ cho bé giai đoạn này. Bởi giai đoạn vàng để hướng dẫn tự ngủ nhanh, ít nước mắt nhất là giai đoạn 0-12 tuần. Đây là giai đoạn bé ít phản kháng hơn. Khi đã được 7 tháng, bé bắt đầu phản kháng nhiều hơn nên mẹ cần chấp nhận luyện ngủ giai đoạn này khó khăn hơn giai đoạn trước rất nhiều lần.

7- Có nên cho bé 7 tháng tuổi dùng túi ngủ không? 

Túi ngủ một sản phẩm tốt. Túi ngủ cho trẻ là loại túi có khóa kéo không tay mà bé có thể mặc vào ban đêm (thay cho việc dùng chăn). Mẹ nên dùng túi ngủ cho trẻ vì chúng an toàn, giúp cơ thể bé luôn trong nhiệt độ thoải mái và giúp báo hiệu cho não bé rằng đã đến giờ đi ngủ. 

8- Có nên cho bé 7 tháng tuổi bú đêm không?

Nhiều (và thậm chí có thể là hầu hết) trẻ ở độ tuổi 7 tháng tuổi có thể ngủ 10-12 giờ xuyên đêm mà không cần bú, nhưng một số trẻ sẽ ngủ ngon nhất nếu được cho ăn thêm 1 lần trong đêm.

9- Bé 7 tháng tuổi bú đêm bao nhiêu lần?

Bé 7 tháng tuổi có thể bú đêm từ 1-2 lần hoặc có thể không cần bú đêm nếu ban ngày bé đã được cung cấp đủ sữa và dinh dưỡng. Tuy nhiên, tần suất này còn tùy thuộc vào thói quen và nhu cầu của từng bé. Có bé vẫn bú đêm 3-5 lần vì con đã có thói quen như vậy. Tuy nhiên việc bú đêm nhiều lần như vậy là không cần thiết, vì nó làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, cũng như khiến mẹ mệt mỏi.

10- Liệu trẻ 7 tháng tuổi có bị khó ngủ không?

Trẻ thường bị khủng hoảng ngủ trong giai đoạn 8 - 10 tháng tuổi, nhưng trẻ 7 tháng tuổi cũng có thể bị khó ngủ vì nhiều lý do. Nếu trẻ đột nhiên bị khó ngủ, dưới đây là một số lý do phổ biến:

  • Nếu bé gặp các vấn đề về giấc ngủ lúc 7 tháng tuổi có thể đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chuyển từ 3 nap thành 2 nap mỗi ngày .
  • Bé đang phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian này - từ sự gia tăng khả năng thể chất và khả năng vận động đến khả năng cảm xúc và nhận thức - tất cả đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Đây cũng là lúc bé bắt đầu ăn vặt nhiều và có khả năng bé phải thức dậy khi đang ngủ vì đói
  • Hiện tượng lo âu chia ly có thể bắt đầu xuất hiện khi trẻ được 7 tháng tuổi.

Trẻ 7 tháng tuổi nên dặm như thế nào? 

Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa. 

Bú mẹ và bú bình là nguồn cung cấp calo chính cho trẻ trong năm đầu đời. Mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn dặm thay bú sữa trong khoảng thời gian này. Nếu bé bắt đầu khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sau khi ăn dặm, hãy đảm bảo rằng trẻ được đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong ngày bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức vì nếu không bé sẽ thức giấc giữa đêm vì đói.

Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ phải hạn chế cho bé ăn dặm. Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp mẹ:

  • Tránh việc chỉ cho bé ăn theo lịch cố định.
  • Cho bú mẹ hoặc bú bình mỗi 4 giờ tùy theo dấu hiệu đói của bé.
  • Cho ăn dặm sau 30 phút sau khi bú mẹ hoặc bú bình.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo