Bé dậy quá sớm vào buổi sáng? Làm gì để giúp con ngủ thêm 

đăng bởi Thanh Thanh


Mẹ thấy bé thường thức dậy rất sớm vào buổi sáng và thắc mắc nguyên nhân vì sao. Hoặc liệu bé dậy như thế có coi là quá sớm hay không? Làm sao để giúp bé ngủ thêm một chút để bố mẹ cũng được ngủ thêm? Câu trả lời cho mẹ là có nhiều nguyên nhân khiến bé dậy sớm vào buổi sáng. Hãy cùng tìm hiểu với POH nhé.

Tại sao con tôi dậy sớm thế? 

Đơn giản là vì nhu cầu ngủ của trẻ thường thấp hơn trong khoảng thời gian từ 4 - 6 giờ sáng..

Vì sao? Mẹ có thể thấy trẻ thường dễ ngủ đêm hơn ngủ ngày vì những điều kiện để con ngủ gần như hoàn hảo vào ban đêm: Trời tối, nhiệt độ thấp hơn ban ngày một chút, trẻ đã thấm mệt, não của trẻ muốn được nghỉ ngơi và theo đồng hồ sinh học thì đây là lúc cơ thể cần được thư giãn và tất cả những điều trên khiến bé muốn đi ngủ.

Nhưng, trong khoảng từ 4 - 6 giờ sáng thì tất cả mọi thứ đều ngược lại: cơ thể của trẻ gần như đã có một đêm nghỉ ngơi trọn vẹn, mặt trời bắt đầu mọc, melatonin (hormone gây buồn ngủ) giảm xuống và thường lúc này trẻ đang ở trong giai đoạn ngủ nông hơn. Có thể trẻ CẦN được ngủ nhiều hơn, nhưng tất cả những yếu tố này đang khiến trẻ phải thức dậy.

Và thực ra, người lớn chúng ta cũng phải chống chọi với những yếu tố trên như trẻ. Nhưng chúng ta thường đã quen với chúng và học được cách để ngủ tiếp. Chúng ta có thể thức giấc nhiều lần từ 4:00 đến 6:00 sáng, nhưng đã nhanh chóng tự ngủ lại. Tuy nhiên đối với các bé thức dậy sớm từ 4 - 6 giờ tháng thì chúng chỉ đơn giản là chưa học được những kỹ năng để tự ngủ tiếp.

 

 

Như thế nào là thức dậy quá sớm vào buổi sáng đối với trẻ?

Thức dậy quá sớm vào buổi sáng là khi trẻ thức vào 4 - 6 giờ sáng. Bất cứ lúc nào bé thức dậy trước 4 giờ sáng đều được coi là thức giấc giữa đêm. Sau 6:00 sáng thì chỉ là thời gian thức bình thường! Thời gian này không được coi là thời gian thức quá sớm. Và mẹ cần biết rằng thời gian thức bình thường và lành mạnh cho trẻ là 6:00-7:00 sáng. Đây chỉ là nhịp sinh học điển hình của trẻ, mặc dù có thể mẹ sẽ muốn trẻ thức trong khoảng 7:00 sáng đến 8:00 sáng.

Làm thế nào để có thể khắc phục vấn đề này? 

Thủ phạm #1: Ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng ngủ của bé

Đúng vậy, ngay cả một sự thay đổi nhỏ về ánh sáng vào buổi sáng cũng có thể khiến cơ thể bé nói “đến giờ dậy rồi” và khiến bé thức dậy sớm. Bởi trẻ ngủ nông nhất trong giai đoạn ​​4-6 giờ sáng mà lại có ánh sáng chiếu vào (điều này rất kích thích não bộ) khiến trẻ rất dễ thức dậy và làm bé rất khó ngủ lại!

Nếu mẹ không chắc phòng ngủ của trẻ có đủ tối hay không, hãy vào đó và thử quơ tay trước mặt lúc 5:00 – 6:00 sáng — Mẹ có thấy tay mình không? Nếu có, như vậy phòng trẻ đang bị quá sáng!

Cửa chớp, mành che, hoặc thậm chí rèm tối màu nhiều khi cũng không thể chặn hết ánh sáng từ bên ngoài vào được. Mẹ có thể sử dụng thêm rèm chắn sáng hoặc dán miếng xốp đen lên cửa sổ để giúp phòng tối hơn. Mẹ có sử dụng bất cứ thứ gì phù hợp với gia đình mình, nhưng phải để tất cả những đồ cản sáng đó ngoài tầm với của bé.

Thủ phạm #2: Trẻ đi ngủ đêm quá muộn

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, ngủ đêm muộn sẽ không làm trẻ ngủ thêm vào sáng hôm sau. Ngược lại, nó còn gây phản ứng ngược và khiến trẻ thức sớm hơn.

Nếu trẻ đang có hiện tượng dậy quá sớm vào buổi sáng, mẹ hãy xem xét việc cho trẻ đi ngủ sớm hơn bình thường. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng mẹo này đã thực sự giúp nhiều gia đình khắc phục vấn đề con thức sớm. Thậm chí chỉ cần cho trẻ ngủ sớm hơn 20-30 phút cũng có thể có tác động rất lớn và giúp bé không thức dậy sớm. Nhưng mẹ chỉ nên cho trẻ bắt đầu ngủ đêm sớm nhất là từ 6 giờ - 6 giờ 30 tối.

Chỉ có một số em bé có thể ngủ đêm ngon và sâu giấc hơn khi bắt đầu ngủ đêm từ 8 giờ - 8 giờ 30 tối, nhưng đây chỉ là một con số cực ít. Vậy nên, mẹ hãy thử cho bé ngủ đêm sớm hơn bình thường trước.

Lời khuyên từ chuyên gia: Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, đôi khi cho trẻ bắt đầu ngủ đêm từ 9-10 giờ tối thực sự CÓ THỂ giúp bé ngủ lâu hơn vào buổi sáng. Nhưng điều này CHỈ áp dụng trong giai đoạn sơ sinh. 

Thủ phạm #3: Nap đầu tiên trong ngày của trẻ bị quá sớm

Mẹ cho trẻ ngủ giấc ngắn đầu tiên quá sớm có thể khiến trẻ thường xuyên thức dậy sớm vào buổi sáng hơn. Cơ thể của bé có giấc ngắn sớm như là một phần kéo dài của giấc ngủ đêm, và cứ như vậy, bé tiếp tục thức dậy sớm vào buổi sáng.

Để tránh điều này, mẹ phải xem xét lại khoảng thời gian thức đầu tiên trong ngày (tính từ khi trẻ thức dậy sau khi ngủ đêm đến khi trẻ ngủ nap 1)

Đây là những khoảng thời gian thức được khuyến nghị dựa trên độ tuổi của trẻ:

0-4 Tuần: 35-60 phút 

4-12 Tuần: 60-120 phút 

3-4 Tháng: 90-120 phút 

5-7 Tháng: 2-4 giờ 

7-10 Tháng: 2,5-3,5 giờ 

11-14 Tháng: 3-4 giờ 

14-24 tháng: 4-6 giờ

Đối với những trẻ ngủ từ 2 nap 1 ngày trở lên, khoảng thời gian thức giấc đầu tiên trong ngày thường là ngắn nhất, nhưng ngắn đến đâu cũng vẫn phải nằm trong khoảng phù hợp với lứa tuổi.

Đây một ví dụ để mẹ dễ hình dung:

Nếu trẻ đã được 5 tháng tuổi và sáng nào cũng thức dậy lúc 4:45. Thì đầu tiên, mẹ cần xác định khoảng thời gian thức phù hợp với bé. Ở trẻ 5 tháng tuổi thì thời gian thức đầu ngày của trẻ là khoảng 2 giờ.

Lúc này, trẻ thường sẽ rất mệt mỏi vào sáng sớm vì đã phải thức dậy sớm, nên con thường có xu hướng ngủ lại lúc 6 giờ sáng. Và điều này chỉ làm củng cố thêm thói quen dậy từ 4:45 sáng của con. 

Sau khi tham gia cùng POH và mẹ biết rằng lúc đầu ngày phải cho con thức đến 2 tiếng sau mới được ngủ, mẹ thường giúp con thức đến 6:45 mới ngủ lại (là khoảng 2 tiếng sau khi con thức lúc 4:45) Nhưng rồi mẹ nhận ra, như vậy cũng không giúp giải quyết tình trạng con dậy sớm vào buổi sáng.

Tại sao? Bởi vì cơ thể của trẻ cần thức tiếp 2 tiếng sau thời gian thức thích hợp (6:00 sáng), chứ không phải sau thời gian thức thực tế (4:45 sáng)

Thời gian thức thích hợp cho trẻ là 6 giờ sáng. Điều đó có nghĩa là nap đầu tiên của trẻ chỉ nên bắt đầu lúc 8 giờ sáng và tức là trẻ phải thức hơn 3 tiếng liên tục. Như vậy, mẹ sẽ phải dần kéo dài thời gian thức của trẻ, và chắc chắn trong quá trình này con sẽ quấy khóc. 

Nhưng mẹ phải biết rằng chìa khóa dẫn đến sự thành công là kiên trì và kỉ luật. Mỗi sáng mẹ có thể giúp con thức thêm 10 - 15 phút. Có thể trẻ sẽ hiếm khi thức được đến 8 giờ sáng nhưng không sao hết, quan trọng là mẹ đã giúp trẻ ngủ muộn hơn. Và mẹ sẽ nhận ra rằng dần dần, khi nap đầu tiên của con được lùi lại, nó sẽ đẩy cả những nap tiếp theo xuống muộn hơn một cách tự nhiên. Và cuối cùng, trẻ sẽ không còn thức dậy quá sớm nữa.

Thủ phạm #4: Trẻ đã quá mệt khi bắt đầu ngủ đêm

Thức quá lâu trước khi đi ngủ đêm có thể khiến bé quá mệt mỏi và sẽ là lý do khiến bé thức dậy sớm vào buổi sáng. Nhiều mẹ nhầm tưởng rằng nếu con quá mệt mỏi thì sáng hôm sau con sẽ dậy muộn hơn bình thường. Nhưng sự thật thì hoàn toàn thái ngược. Một em bé quá mệt mỏi thường thức dậy SỚM vào buổi sáng.

Vậy trẻ cần thức bao lâu trước khi bắt đầu ngủ đêm? Mỗi em bé sẽ phù hợp với 1 khoảng thời gian thức khác nhau và con nên thức bao lâu thì chỉ mẹ mới có thể tìm hiểu được. Nhưng dưới đây là khoảng thời gian thức được khuyến nghị dựa trên độ tuổi của trẻ.

4-12 tuần: 75-90 phút

 3-4 Tháng: 90-120 phút 

5-7 Tháng: 2,5 – 3 giờ 

7-10 Tháng: 3 – 3,5 giờ 

10-14 Tháng: 3,5 - 4 giờ 

14-24 Tháng: 4 – 5 giờ

Đôi khi, khoảng thời gian thức cuối cùng trong ngày của trẻ (tính từ khi trẻ thức dậy sau nap cuối cùng đến khung giờ lý tưởng để ngủ đêm là từ 7 - 8 giờ tối) là quá dài và khiến trẻ bị quá mệt. Vì vậy, mẹ có thể cho bé đi ngủ sớm hơn khung giờ đó một chút, nhưng tốt nhất trẻ không nên bắt đầu ngủ đêm trước 6 giờ tối. Đôi lúc, cuộc sống cần được điều chỉnh để thích nghi.

Thủ phạm #5: Trẻ ngủ ngày quá nhiều

Đôi khi, trẻ thức dậy sớm vào buổi sáng chỉ vì trẻ không còn mệt nữa và cảm thấy mình đã được sạc đầy năng lượng. Khi trẻ ngủ ban ngày nhiều hơn mức cần thiết, trẻ thường ngủ không đủ giấc vào ban đêm. 

Mẹ có thể tham khảo bài viết này về Lịch ngủ cho trẻ từ 5-25 tháng để giúp tìm được thời gian ngủ ngày được khuyến nghị ở từng độ tuổi của con. Khi bé lớn, thời gian ngủ ngày của bé sẽ cần được điều chỉnh. Thậm chí có thể là đã đến lúc mẹ giảm số giấc ngày của con xuống.

Cách khắc phục cho vấn đề trẻ ngủ ngày quá nhiều là mẹ phải giới hạn thời gian ngủ của con lại.

Thủ phạm #6: Trẻ không ngủ đủ giấc vào ban ngày

Trái ngược lại với lý do trẻ ngủ ngày quá nhiều thì đó có thể là do trẻ không ngủ đủ giấc vào ban ngày. Trẻ bị catnap và cực kỳ, cực kỳ mệt mỏi. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ thức dậy sớm vào buổi sáng. Nếu mẹ thấy bé thường xuyên chỉ ngủ những giấc ngày siêu ngắn, mẹ có thể tham khảo bài viết Tại sao trẻ có những giấc ngày quá ngắn.

Lời khuyên từ chuyên gia: Đối với trẻ bị catnap, mẹ hãy cân nhắc cho trẻ đi ngủ đêm sớm hơn thông thường, có thể là từ 6:00-6:45 chiều để bù đắp cho việc thiếu ngủ ban ngày.

Thủ phạm #7: Trẻ dậy sớm vào buổi sáng vì bố mẹ 

Đây không phải là lý do để đổ lỗi cho bố mẹ. Để giải thích đơn giản, mẹ có thể hiểu rằng: Mỗi sáng trong tuần, mẹ đều phải dậy lúc 5:15 sáng vì báo thức kêu. Và mẹ luôn mong đến cuối tuần để được ngủ lâu hơn một chút. Cuối cùng, mẹ cũng đợi được đến tháng thứ 7. Nhưng cho dù báo thức có không kêu thì mẹ vẫn tự thức dậy lúc 5:10 - 5: 20 sáng. Tại sao? Bởi vì trong cơ thể của mẹ có một chiếc đồng hồ báo thức luôn reo lên vào một khoảng thời gian cố định.

Và trẻ cũng như vậy. Nếu bé thường xuyên thức dậy sớm, có lẽ đó chỉ là do thói quen. Lúc này, mẹ hãy coi như bé đang thức dậy giữa đêm và cố gắng giúp bé ngủ lại. Hãy cho bé tiếp tục ở trong phòng ngủ, nơi có bóng tối và sự yên tĩnh, và giúp con ngủ lại. Như vậy, mẹ sẽ truyền được cho con một thông điệp là “Trời vẫn đang còn tối, mọi người đều đang ngủ, con yêu cũng nên ngủ tiếp nhé.”

 

 

Thủ phạm: #8: Trẻ bị đói

Không phải lúc nào trẻ dậy sớm vào buổi sáng cũng đều là do trẻ bị đói. Nhưng đây thường là lý do được các mẹ nghĩ đến nhiều nhất và cách giải quyết của nó cũng đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu bé vẫn đang được ăn đủ theo nhu cầu trong ngày, vẫn phát triển bình thường, thì trẻ đói không phải là lý do cho việc con dậy sớm.

POH không nói rằng trẻ KHÔNG đói; chỉ đơn giản là mẹ cần đánh giá tổng thể toàn bộ lịch sinh hoạt, thói quen ăn ngủ,... của trẻ

Để trẻ có thể ngủ xuyên đêm và không thức dậy sớm vào buổi sáng hôm sau thì trẻ phải được ăn đủ vào ban ngày. Nhiều chuyên gia tư vấn và sách nhi khoa khuyên mẹ nên lập thời gian biểu cho bé ăn 4 giờ một lần. Mặc dù điều này có thể hiệu quả với một số trẻ, nhưng tốt nhất là mẹ nên đáp ứng nhu cầu của con khi con phát ra tín hiệu đói và cho trẻ ăn cứ sau mỗi 2,5-3,5 giờ trong suốt năm đầu tiên và thậm chí là lâu hơn thế! Lịch cho ăn 3 giờ một lần thường hiệu quả hơn lịch cho ăn 4 giờ. Và nếu trẻ ăn 3 giờ một lần, con sẽ ăn thêm 1 cữ nữa so với khi con ăn 4 giờ một lần. 

Nếu trẻ thức dậy sớm vào buổi sáng vì đói, thì mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều hơn. Mẹ hãy thử cho con uống thêm một ít sữa mỗi lần cho con ăn sữa. Và nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo bắt đầu cho con ăn dặm. 

Thủ phạm #9: Trẻ không có kĩ năng ngủ tự lập

Nếu trẻ không thể tự ngủ vào giờ đi ngủ, thì nhiều khả năng là bé không thể tự ngủ lại vào buổi sáng. Bởi vì sáng sớm là khoảng thời gian khó ngủ nhất, và trẻ thường dễ thức dậy sau khi hoàn thành một chu kì giấc ngủ. Nếu trẻ không thể tự ngủ thì trẻ sẽ thức dậy luôn. Vậy nên tự ngủ là một kỹ năng QUAN TRỌNG để giúp trẻ không dậy quá sớm vào buổi sáng nữa.

Nếu mẹ chưa biết làm cách nào để con tự ngủ, liên hệ với POH EASY ngay! Chúng tôi có những khóa học có thể giúp mẹ làm được.

Cuối cùng, mẹ phải biết rằng: Việc điều chỉnh tình trạng thức dậy quá sớm vào buổi sáng sẽ cần thời gian và sự nhất quán. Khi mẹ thực hiện một cách nào đó để giúp con ngủ lâu hơn, hãy kiên trì ít nhất 1 tuần để đánh giá hiệu quả. Nếu mẹ đã đọc hết bài viết này, cố gắng rà soát tất cả những thủ phạm trên nhưng vẫn chưa biết phải làm sao, hãy liên hệ với POH để được tư vấn tốt nhất.

Mẹ không thể nhanh chóng khắc phục tình trạng con dậy sớm buổi sáng, nhưng tìm ra lý do khiến trẻ thức dậy sớm là bước đầu tiên để giúp con ngủ lâu hơn! Cố lên! Mẹ sẽ làm được!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo