Tại sao trẻ sơ sinh ngủ giấc ngày quá ngắn?

đăng bởi Thanh Thanh


Những giấc ngày của trẻ đột nhiên trở nên ngắn hơn mà mẹ không biết vì sao? Hoặc thậm chí trẻ chỉ ngủ trong 30 phút? POH hiểu rằng những giấc ngày quá ngắn có thể làm cho cả mẹ gặp khó khăn và thấy khó chịu. Chúng tôi luôn ở đây để đồng hành cùng mẹ! Hãy cùng giải đáp những thắc mắc về việc trẻ ngủ giấc ngày quá ngắn và cung cấp cho mẹ những thông tin để giúp trẻ ngủ lâu hơn.

Giấc ngắn ban ngày bị coi là quá ngắn khi nào?

Những giấc ngắn ban ngày thường là những giấc ngủ không hoàn thành một chu kỳ ngủ (một chu kỳ ngủ dài khoảng 40-50 phút). Nếu trẻ ngủ từ 50 phút trở lên chứng tỏ trẻ có khả năng thuận lợi chuyển từ chu kỳ ngủ này sang chu kỳ ngủ tiếp theo. Nhưng nếu trẻ chỉ ngủ trong 30 phút, thì đây là một giấc ngủ quá ngắn!

Những giấc ngày quá ngắn chỉ gây khó chịu cho mẹ hay thực sự là vấn đề của trẻ?

Đây THỰC SỰ là một vấn đề. Lý do là:

  • Nếu ngủ những giấc quá ngắn như vậy thì trẻ không có đủ thời gian để ngủ sâu và nạp lại năng lượng cho bản thân. Điều này dẫn đến việc trẻ trở nên cáu kỉnh và thường ở trong chế độ “quá mệt mỏi, suy sụp”.
  • Những giấc ngủ ngày quá ngắn có thể khiến trẻ thức giấc suốt đêm cũng như dậy rất sớm vào buổi sáng. Và những lần thức giữa đêm và dậy quá sớm vào buổi sáng lại có thể khiến trẻ ngủ giấc ngày quá ngắn. Đó là một chu kỳ tuần hoàn có thể khiến cả mẹ và trẻ đều cảm thấy cực kỳ mệt mỏi
  • Những giấc ngày quá ngắn khiến trẻ quá mệt mỏi và thường xuyên cáu kỉnh, làm cho mẹ cảm thấy như bị mắc kẹt ở nhà để chăm sóc con, và dường như trẻ luôn trong tình trạng sẽ ngủ thiếp đi trong vài phút nữa.
  • Những giấc ngày quá ngắn của trẻ khiến cha mẹ gần như phát khùng lên! Khiến mẹ trở nên ám ảnh về giấc ngày của trẻ, và luôn cố gắng làm cho trẻ ngủ giấc dài hơn.

Tại sao trẻ lại ngủ giấc ngày quá ngắn như vậy và cách khắc phục chúng?

Dưới đây là những câu hỏi mẹ cần phải trả lời để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này:

1. Bé có ở giai đoạn dưới 5 tháng?

Những giấc ngày chỉ bắt đầu được củng cố và dài hơn khi trẻ được 5 tháng tuổi. Điều đó có nghĩa là những giấc ngày trong bốn tháng đầu đời của trẻ có thể kéo dài từ 20 đến 120 phút. Nghĩa là, việc trẻ có những giấc ngày quá ngắn trong thời gian này là điều BÌNH THƯỜNG và PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN. 

Mặc dù điều này là bình thường đối với trẻ dưới 5 tháng, nhưng mẹ vẫn có thể tập cho trẻ ngủ lâu hơn ngay từ bây giờ! Mẹ có thể thử bế trẻ lên và đu đưa trẻ trong 10-15 phút để trẻ ngủ lại, hoặc mẹ có thể thử cách thay núm vú giả cho trẻ. Mẹ có thể làm bất kì điều gì để giúp trẻ ngủ lâu hơn! Mẹ có thể đọc thêm bài viết về những giấc ngủ ngắn của trẻ sơ sinh. Đừng lo lắng về việc giúp trẻ ngủ lại khiến trẻ bị ỷ lại hoặc tạo ra các vấn đề khác trong tương lai. 

Trong quá trình cố gắng cải thiện giấc ngủ cho trẻ, mẹ phải hiểu rằng những giấc ngắn ban ngày phát triển riêng biệt với nhau. Giấc ngắn đầu ngày thường dài và đều đặn hơn, sau đó là giấc thứ hai và cuối cùng là giấc thứ ba. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu bằng cách giúp trẻ ngủ lâu hơn trong giấc ngắn đầu ngày nhé.

2. Mẹ đã thiết lập môi trường thoải mái, an toàn và trình tự ngủ nhất quán cho con chưa?

Hãy thử tưởng tượng mẹ vừa bước ra khỏi phòng gym hoặc một cuộc họp quan trọng và có ai đó nói với mẹ “HÃY NGỦ NGAY BÂY GIỜ!”. Mặc dù lúc đó mẹ có thể đang cảm thấy kiệt sức và cần nghỉ ngơi, nhưng có lẽ mẹ sẽ KHÔNG thể nhắm mắt và chìm vào giấc ngủ ngay lập tức. Thay vào đó, mẹ có thể sẽ muốn cởi bỏ bộ đồ tập đẫm mồ hôi đó hoặc thay một bộ quần áo thoải mái hơn. Có lẽ mẹ sẽ chỉ muốn ngồi trên ghế sô pha một lát hoặc có thể mẹ sẽ cần đọc một cuốn sách để giúp não bộ và cơ thể được thư giãn.

Trẻ cũng giống như mẹ vậy!

Ngay trước mỗi giấc ngày, mẹ nên thực hiện một “trình tự trước khi đi ngủ”. Nó không cần phải phức tạp hoặc mất quá nhiều thời gian! Mẹ chỉ cần làm những việc tương tự theo cùng một thứ tự trước mỗi giấc ngày. Mẹ có thể thay tã, mặc đồ ngủ hoặc dùng bao ngủ cho trẻ để báo hiệu rằng giấc ngủ sắp đến. Sau đó đọc một câu chuyện thiếu nhi, tắt đèn và và ôm trẻ vào lòng. Đây là một trình tự nhẹ nhàng giúp cơ thể trẻ chuẩn bị cho giấc ngủ sắp tới.

Lời khuyên của chuyên gia: Khi nhiệt độ của cơ thể giảm nhẹ, chúng ta sẽ ngủ ngon hơn. Mẹ có thể cân nhắc bật thêm quạt hoặc giảm nhiệt độ điều hòa trong thời gian ngủ ban ngày của trẻ.

3. Môi trường ngủ của trẻ đã thực sự tối chưa? 

Ánh sáng hoạt động như một chất kích thích não bộ của trẻ,  khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.

Khi mẹ vào phòng ngủ của trẻ, mẹ hãy thử xòe tay ra trước mặt, mẹ có nhìn thấy tay của mình không? Nếu có, vậy thì căn phòng ấy có thể KHÔNG đủ tối cho trẻ. Có thể mẹ sẽ cảm thấy trẻ không cần phải ngủ trong một môi trường tối đến như vậy, nhưng những giấc ngày quá ngắn rõ ràng khiến trẻ phải chịu nhiều sự khó chịu. Hãy để những giấc ngày của trẻ được củng cố và trở nên nhất quán hơn, sau đó mẹ có thể linh hoạt.

Để chặn tất cả ánh sáng, hãy làm bất cứ điều gì cần thiết. Mẹ có thể sử dụng bất cứ thứ gì phù hợp nhất với nhà mình, nhưng hãy để tất cả những vật cản sáng đó ngoài tầm với của trẻ.

4. Liệu trẻ đã đủ mệt để ngủ chưa?

Trong 3-4 tháng đầu đời của trẻ, mẹ phải theo dõi các tín hiệu buồn ngủ và cho trẻ ngủ một giấc ngay khi trẻ phát ra tín hiệu mệt mỏi đầu tiên. Sau khi trẻ được 4 tháng tuổi, thì mẹ lại cần cân bằng giữa thời gian thức và thời gian ngủ của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo bài viết này để nắm rõ hơn những thông tin về thời gian thức phù hợp cũng như lịch sinh hoạt mẫu dựa trên độ tuổi của trẻ. Và khi trẻ lớn hơn, mẹ cần phải điều chỉnh thời gian thức và ngủ để phù hợp với từng độ tuổi. Hãy đảm bảo rằng rằng mẹ cho trẻ thức đủ lâu giữa các giấc ngày. Bởi đây có thể là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến mẹ phải vật lộn với những giấc ngày quá ngắn của trẻ: Mẹ không cho trẻ thức đủ lâu trước khi ngủ lại. (*Vậy nên mẹ hãy nhớ xem xét lại thời gian thức của trẻ hàng tháng.)

Đôi khi, mẹ cần phải giữ trẻ thức lâu hơn một chút. Trẻ có thể mệt đến mức ngủ gật, nhưng chưa đủ mệt để ngủ sâu. Vậy nên trẻ cần phải thức lâu hơn một chút! 

Mẹ không cần phải bắt trẻ thức thêm vài tiếng đồng hồ - mà chỉ cần kéo dài thời gian thức của trẻ thêm 10-15 phút mỗi ngày.

Để giúp trẻ ngủ ngon hơn thì mẹ không chỉ giúp trẻ thức mà còn phải có những hoạt động vui chơi trong thời gian thức của trẻ. Nếu mẹ chỉ đang ngồi một cách buồn chán và chờ đợi đến giờ để cho trẻ ngủ giấc tiếp theo, thì trẻ cũng vậy! Như vậy thì trẻ sẽ càng khó ngủ hơn. Vậy nên, mẹ hãy cùng bé ra ngoài, đi dạo phố, hoạt động cơ thể, tham gia một lớp học bơi, cùng chơi trên sàn nhà,... Bởi khi trẻ buồn chán sẽ trông giống như khi trẻ mệt mỏi. Đã đến lúc thay đổi những hoạt động thường ngày của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Để làm điều này một cách tốt nhất, mẹ tham khảo chương trình POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ giữ bé thức lâu bằng loạt hoạt động chơi tự lập, sau đó là chơi với mẹ. Tại POH Acti, mẹ an tâm vì không thiếu trò để giữ thức được con.

Lưu ý bên lề: Nếu trẻ quá mệt mỏi cũng CÓ THỂ gây ra những giấc ngày quá ngắn; nếu thời gian thức của trẻ dài hơn đáng kể so với thời gian quy định trong lịch sinh hoạt mẫu , thì hãy thử cho trẻ ngủ sớm hơn một chút.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA: Nếu trẻ đã ngủ một giấc quá ngắn, đừng rút ngắn thời gian sau đó và cho trẻ đi ngủ sớm. Điều này sẽ chỉ tạo ra một giấc quá ngắn khác! Thay vào đó hãy tiếp tục cố gắng kéo dài thời gian thức để đạt đến ngưỡng thời gian thức quy định.

5. “Giấc ngày quá ngắn” có phải là giấc cuối cùng trong ngày? 

Đối với trẻ sơ sinh, việc ngủ 3-4 giấc vào ban ngày là rất bình thường.Việc  giấc cuối trong ngày bị ngắn cũng rất bình thường. Bởi đây chỉ là giấc đệm cho trẻ trước khi trẻ ngủ đêm. Nó có thể kéo dài 20-45 phút và luôn luôn ngắn.

6. Trẻ có chợp mắt vài phút trước khi ngủ giấc ngày không? (Nếu mẹ đang cho trẻ ăn trước khi ngủ, hãy đọc kỹ phần này) 

Để trẻ có thể đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ, áp lực giấc ngủ phải hình thành bên trong cơ thể trẻ.

Ví dụ:

Mẹ đã bao giờ bị điều như thế này chưa: Mẹ hoàn toàn kiệt sức lúc 10:00 tối, ngủ quên trên ghế sô pha hoặc trên giường khoảng 10 phút khi đang xem TV. Sau đó mẹ thức dậy, thay đồ ngủ, rửa mặt và đi ngủ….và không thể ngủ tiếp được nữa. Giấc ngủ ngắn trước đó đã xóa sạch cơn buồn ngủ. 

Điều này cũng có thể xảy ra với trẻ và có thể khiến trẻ phải vật lộn vì không thể ngủ được. Vậy mẹ cần phải làm gì? Đơn giản chỉ cần đảm bảo rằng trẻ hoàn toàn tỉnh táo trong khoảng thời gian trước khi ngủ bằng cách ở trong phòng có ánh sáng, chơi cùng với trẻ như bình thường thay vì vào phòng tối.

7. Trẻ có đói không? 

Nhiều cuốn sách và chuyên gia tư vấn khuyến khích mẹ thực hiện lịch trình cho ăn bốn giờ một lần bắt đầu từ khi trẻ được 4-6 tháng. Một số trẻ phù hợp với lịch ăn này, nhưng một lịch sinh hoạt cứng nhắc không phải là một trong những yếu tố làm nên giấc ngủ ngon của trẻ. Mẹ chỉ cần cung cấp đủ lượng calo trong 1 ngày cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú cách 2,5 - 3,5 giờ một lần, trong suốt cả ngày, tùy theo khi nào trẻ phát dấu hiệu đói. Một số trẻ sẽ thực sự thức dậy vì đói vì đã 3 tiếng không được ăn.

Mẹ có thể cho trẻ ăn trước khi ngủ để tránh trẻ bị đói khi ngủ.

8. Liệu những thứ giúp trẻ ngủ lại khiến trẻ thức sớm hơn?

Khi mẹ dùng một thứ gì đó để giúp trẻ ngủ thì sau khoảng 30-45 phút, trẻ sẽ lại cần thứ đó để giúp trẻ chuyển đổi giữa các chu kỳ giấc ngủ và kéo dài thời gian.

Trẻ có cần núm vú giả để ngủ không? Nếu nó rơi ra ngay sau khi trẻ ngủ say, trẻ sẽ lại cần núm vú giả đó sau 30-45 phút để chuyển đổi giữa các chu kỳ giấc ngủ. Mẹ có thể cố gắng giúp trẻ học cách tự thay núm vú giả, đặt 3-5 núm vú giả trên giường để trẻ có thể dễ dàng tìm thấy khi cần.

Trẻ có cần được đu đưa mới ngủ được không? Mẹ đoán xem trẻ sẽ cần gì để chuyển từ chu kỳ ngủ này sang chu kỳ ngủ tiếp theo trong 30-45 phút sau nhé. Đúng vậy, chính là sự đu đưa đó. Mẹ hãy đọc bài viết này để tham khảo thêm.

9. Trẻ có thể tự ngủ không? 

Có khả năng trẻ không có kỹ năng tự ngủ TRỞ LẠI giữa các chu kỳ giấc ngủ. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng cho trẻ không gian để học cách tự ngủ, để khi trẻ thức dậy giữa các chu kì giấc ngủ, trẻ có thể sử dụng kỹ năng này để tiếp tục giấc ngủ của mình.

Nếu mẹ đang nghĩ: “Con mình không thể làm được điều này!” Mẹ không cô đơn đâu nhé! Rất nhiều mẹ đã và đang cần đến POH EASY để giúp mẹ làm điều này thành công.

10. Trẻ đã có thể ngủ xuyên đêm chưa?

Trẻ sơ sinh thường tập bò trước khi biết đi, bập bẹ trước khi biết nói và ngủ đêm trước khi ngủ ngày. Tất nhiên, có những trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết trẻ nên học cách ngủ xuyên đêm TRƯỚC.

Nếu trẻ vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm, hãy để POH EASY giúp mẹ! Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng khi giấc ngủ đêm được cải thiện, giấc ngày của trẻ cũng sẽ tốt lên một cách tự nhiên. 

Chúc mẹ có những giấc ngủ dài và thư giãn. 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo