Cai quấn cho bé - Mẹ cần lưu ý những gì?

đăng bởi Thanh Thanh


Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh luôn muốn quay trở lại trạng thái được nằm trong bụng mẹ trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh. Bé thích cảm giác an toàn vì được bao bọc lúc đang ngủ và đây chính là điều bé sẽ có khi được mẹ quấn. Tuy nhiên, như câu nói “mọi điều tốt đẹp rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc”, sẽ có lúc mẹ phải ngừng quấn cho trẻ. 

Khi nào thì nên ngừng quấn cho bé? 

Không có độ tuổi chung cho câu trả lời này; thay vào đó, mẹ phải dựa vào những dấu hiệu từ sự phát triển của bé. Nếu bé liên tục rút được tay ra khỏi quấn mà ngủ vẫn ngon, vẫn ngủ dài, chuyển giấc được thì mẹ có thể cai quấn cho bé.

Biểu hiện thứ hai để cai quấn nữa là bé bắt đầu biết lật. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ biết lật lúc được 3-5 tháng tuổi (Tuy nhiên, mỗi em bé có quá trình phát triển khác nhau; không cần lo lắng nếu bé của mẹ biết lật trước hoặc sau độ tuổi này một chút. Mẹ có thể tham gia POH Acti để giúp bé biết lật sớm, đúng tiến trình phát triển, tránh chậm lẫy, trốn lẫy). 

Lý do để mẹ ngừng quấn lúc này là vì sự an toàn của bé. Một khi bé có thể tự lật người thành nằm sấp, tay của bé cần phải được thoải mái, tự do để có thể chống người bé lên khỏi đệm. Thêm một lý do nữa là để gạt bỏ những gì vướng vào mũi, làm bé khó thở hoặc mẹ cần chọn lựa 1 công cụ khác gọn gàng hơn quấn.

Hãy nhớ rằng, tất cả em bé đều khác nhau. Quá trình giúp bé làm quen với việc không còn được quấn nữa đòi hỏi sự kiên nhẫn nhưng đối với một số bé, quá trình này lại khá dễ dàng. Mẹ cũng đừng vội ngừng quấn cho bé nếu vẫn chưa có dấu hiệu biết lật. 

Mẹ có thể thay thế khăn quấn bằng nhộng cho bé.

Bốn cách để giúp bé làm quen với việc ngừng quấn khi ngủ:

1) Dừng hẳn việc quấn cho bé một cách dứt khoát

Mẹ đơn giản chỉ cần thay quấn bằng một nhộng hoặc túi ngủ cho bé. Đây là một cách cực kì hiệu quả với nhiều  bé.

2) Quấn cho trẻ nhưng để một cánh tay ra ngoài

Quấn bé thật chặt như mẹ vẫn thường làm nhưng để một tay ra ngoài. Điều này giúp bé thích nghi từ từ với việc dừng quấn nhưng bé vẫn sẽ an toàn nếu bé tự lật để nằm sấp. Làm như vậy trong 1-4 tuần; sau đó, khi bé đã quen dần với việc để một tay ra ngoài, hãy để cả hai tay ra ngoài và chuyển sang dùng bao ngủ. 

3) Tập cho bé làm quen dần với việc để tay ra ngoài quấn

Nếu bé vẫn chưa biết lật, có lẽ đây là cách tốt nhất cho bé. Khi bé thức mẹ hãy quấn cả 2 tay của bé. Nhưng mỗi đêm, mẹ hãy cố gắng cho tay bé lộ ra ngoài thêm một chút. Bởi nếu bé bị ngừng quấn quá sớm và quá đột ngột có thể bị khó ngủ, hay thức giữa đêm. Vậy nên mẹ hãy từ từ tập cho bé làm quen dần. Khi bé có thể ngủ xuyên đêm với cả hai tay ở bên ngoài quấn, mẹ hãy cho bé dùng túi ngủ.

4) Dùng các công cụ để hỗ trợ bé

Mẹ có thể thử cho bé chuyển sang dùng sleepsuit trước để làm quen dần.

Khi mẹ thấy bé đã quen hơn với sleepsuit, mẹ có thể tiếp tục tập cho bé dùng túi ngủ.

Nếu mẹ vẫn thấy không chắc chắn liệu có nên quấn cho trẻ ngay từ đầu, hãy đọc bài viết này, nó cung cấp cho mẹ tất cả thông tin về quấn và những lưu ý để bé an toàn khi quấn

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo