Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì mẹ nên lo lắng và ăn dặm sớm có phải là giải pháp?

đăng bởi Minh Tâm

Làm mẹ là một hành trình hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi những áp lực mà đôi khi đến từ những câu hỏi vu vơ khiến mẹ vừa chạnh lòng vừa lo lắng. Chẳng hạn “Sao con còi thế? Con nặng bao nhiêu kg rồi?” hay những sự so sánh khập khiễng với “con nhà người ta”. Nhiều lúc mẹ bỗng băn khoăn ám ảnh bởi cân nặng chuẩn. Thế nào là “còi”, là “chuẩn”? 

Mẹ hãy đọc bài viết này để tìm hiểu trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và để tự tin, hạnh phúc trên hành trình làm mẹ nhé!

 

Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Khi được 5 tháng, bé có thể đạt mức cân nặng gấp đôi so với lúc mới chào đời. Em bé tiếp tục tăng khoảng 560gr trong tháng này, tương ứng với chiều dài khoảng 2cm. Vậy thì bé gái 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và bé trai 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì trung bình bé trai 5 tháng tuổi đạt khoảng 7.5kg, còn bé gái 5 tháng tuổi đạt 6.9kg.

Điều đó không có nghĩa là em bé 5 tháng tuổi nhà mình cần phải có cân nặng chính xác như vậy. Các chỉ số về cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu của một em bé sơ sinh khỏe mạnh có xu hướng tuân theo đường cong tăng trưởng tự nhiên và thường nằm trong cùng một phạm vi phân vị trong suốt quá trình lớn lên. Vì thế các bác sĩ sẽ theo dõi những chỉ số này theo thời gian để đưa ra kết luận thay vì chỉ dựa vào một con số cụ thể tại một thời điểm nào đó.

Trẻ sơ sinh có xu hướng tăng trưởng đột biến về thể chất vào khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi. Vì vậy nếu bé nhà mình tỏ ra đói và bú nhiều hơn hẳn trong vòng vài ngày thì có thể con đang ở trong giai đoạn phát triển này. Mẹ đừng quá lo lắng về việc bé ăn nhiều có bị thừa cân hay không nhé!

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

>> Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi ăn no, ngủ đủ

 

Bé 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm.

Khi nào mẹ nên lo lắng về cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi?

Khi đọc những thông tin về chỉ số trung bình, mẹ lo lắng khi bé nhà mình chẳng đạt “chuẩn” gì cả! Bé 5 tháng 6kg5, Bé 5 tháng nặng 7 kg hay bé gái 5 tháng tuổi nặng 6kg phụ thuộc vào cực nhiều yếu tố. mẹ đọc tiếp để hiểu hơn nhé! 

Còn bây giờ mẹ chỉ cần nhớ rằng mỗi em bé là một cá thể riêng biệt có tốc độ phát triển với đường cong tăng trưởng hoàn toàn không giống nhau. Ngoài việc đưa bé đi khám để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn về đường cong này, mẹ chỉ nên lo lắng khi bé quá nhẹ cân mà có các dấu hiệu như sau:

  • Bé bú quá ít, thường xuyên bỏ bữa hoặc ngực mẹ vẫn căng sau khi cho bé bú
  • Bé poo và pee quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc sản phẩm trong tã có bất thường
  • Bé ngủ li bì hoặc tỏ ra mệt mỏi không vui vẻ

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi?

Ngoài các yếu tố mang tính bẩm sinh không thay đổi được như gen di truyền, giới tính, bệnh lý bẩm sinh, sự phát triển thể chất của bé trong đó có cân nặng còn chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sau: 

Khả năng và mức độ vận động thể chất

 Bé 5 tháng có thể lật sấp và lật ngửa thành thạo và từng bước đạt được các mốc phát triển tiếp theo về khả năng vận động. Thông thường, trẻ sơ sinh biết bò trong khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi, nhưng một số bé lại bắt đầu sớm hơn từ tháng thứ 5 này. 

Khả năng vận động tốt giúp bé tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với giai đoạn trước, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn và dẫn đến sự khác biệt giữa những em bé vận động tốt và những em bé ít được vận động hơn. 

Sức khỏe trẻ 5 tháng tuổi

Vấn đề sức khỏe có tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ. Những vấn đề dù rất nhỏ phát sinh từ việc hay bị ốm vặt như mệt mỏi, ngạt mũi, ho, sốt… cũng khiến bé cảm thấy khó chịu và ăn ngủ kém hơn. Ở giai đoạn này, em bé 5 tháng tuổi có thể mọc chiếc răng đầu tiên và vì thế bé có thể rất bứt rứt, từ chối ăn dù vẫn đói. Bên cạnh đó, các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Mẹ cũng có thể thấy các yếu tố môi trường như: thời tiết, độ ẩm, bụi mịn… cũng gây ra các bệnh về hô hấp và tiêu hóa, tác động trực tiếp đến sức khỏe và theo đó là cân nặng của bé.

Chế độ ăn

Bé 5 tháng ăn sữa công thức sẽ có xu hướng tăng cân nhanh hơn các em bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Bên cạnh đó các vấn đề về sữa mẹ như mẹ không đủ sữa, mẹ gặp vấn đề trong việc hút kích sữa, tắc sữa… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé.

Đây cũng là giai đoạn một số bé 5 tháng tuổi đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Và lúc này bé đang rất nhạy cảm với cách thức ăn, kết cấu đồ ăn mới mẻ này nên sự kết hợp giữa ăn sữa và ăn dặm của mẹ sẽ tác động đến chế độ dinh dưỡng của bé. Hay nói cách khác, bé có tăng cân tốt hay không là phụ thuộc vào vào sự phối hợp khéo léo giữa ăn sữa và ăn dặm của mẹ.

Chế độ ăn tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi

Giấc ngủ

Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất nói chung và cân nặng nói riêng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giấc ngủ chiếm phần lớn  thời gian 1 ngày của trẻ. Nếu một ngày có 24 tiếng thì bé 5 tháng đã cần đến 15-16 tiếng cho việc ngủ. Giấc ngủ chi phối hoạt động của các hormone kiểm soát sự tăng trưởng. Bé có thể phát triển thể chất tối ưu là phụ thuộc vào giấc ngủ có đủ sâu đủ dài và đủ chất lượng hay không.

Nếp sinh hoạt

Đây là yếu tố mang tính chất kết nối xúc tác cho các vấn đề ăn, ngủ, vận động thể chất cũng như sức khỏe. Để có thể ăn tốt ,ngủ tốt, chơi vui và có nền tảng sức khỏe tốt, bé luôn cần một nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp.

Làm sao để trẻ 5 tháng tuổi tăng cân đều? Ăn dặm sớm có giải quyết được vấn đề?

Đảm bảo môi trường sống và sức khỏe cho bé

Cùng với khả năng vận động thô như trườn, ngồi, bò, bé 5 tháng tuổi luôn háo hức khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là bằng bằng miệng. Vì thế mẹ hãy chú ý giữ sạch sàn nhà cũng như vệ sinh các món đồ chơi hoặc đồ dùng trong tầm tay của bé.

Mẹ cũng cần lưu ý cho bé đi tiêm chủng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe về lâu dài của bé.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé

Trẻ 5 tháng tuổi vẫn cần sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. Nguồn dinh dưỡng của bé trong năm đầu tiên vẫn chủ yếu đến từ sữa. Nếu bé tỏ ra chăm chú quan sát người lớn ăn uống thì không phải là bé cần được ăn đâu mẹ nhé. Bé đang phát triển mạnh mẽ về khả năng nhận thức, nên rất tò mò quan sát hành vi của mọi người xung quanh bé đó thôi!

Ngoài ra khi không chắc chắn về trẻ 5 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, một số mẹ bổ sung ngũ cốc vào sữa để bé bú thêm cho chắc dạ, no lâu và tăng cân tốt. Nhưng thực ra hệ tiêu hóa của bé chưa thật sự sẵn sàng cho dạng thức ăn này đâu mẹ nhé! Đôi khi con bị quá tải và việc này còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Có những em bé 5 tháng đã ngồi vững, đã kiểm soát được phản xạ đẩy lưỡi, bé có thể sẵn sàng cho việc ăn dặm. Và ăn dặm ở thời điểm này mang tính chất làm quen và là một hoạt động khám phá đầy mới mẻ và thú vị. Lúc này, mẹ cần chú ý đến việc phối hợp giữa ăn sữa và ăn dặm để đảm bảo bé nhận được đủ chất dinh dưỡng từ sữa. Bởi ăn dặm quá nhiều tạp áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của bé, đồng thời bé không đủ đói để có thể ăn sữa hiệu quả.

Như vậy mẹ có thể thấy ăn dặm sớm hoàn toàn không phải là giải pháp cho vấn đề cải thiện cân nặng. Thay vì quá chú trọng tới việc ăn dặm tại thời điểm này, mẹ hãy đảm bảo bé ăn đủ sữa và chăm chút đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân để duy trì nguồn sữa mẹ quý giá dành cho con yêu nhé!

Nguồn dinh dưỡng của bé 5 tháng tuổi vẫn đến từ sữa là chủ yếu.

Đảm bảo nếp sinh hoạt khoa học

Như mẹ đã biết nếp sinh hoạt đóng vai trò thật quan trọng. 5 tháng tuổi nếu quyết định cho bé ăn dặm thì mẹ càng cần chú ý đến việc điều chỉnh lịch ăn, ngủ và vận động thể chất phù hợp với bé. Nếu bé theo EASY, đây cũng là giai đoạn mẹ cần khéo léo điều chỉnh các biến thể của EASY như EASY 2-3-4 hoặc EASY 2-3-3.5

Nếu mẹ vẫn đang lại lẫm với các khái niệm của EASY hay băn khoăn với việc thiết lập lịch sinh hoạt như thế nào, cùng con vận động đúng cách ra sao, cùng con ăn dặm khoa học thế nào, mẹ hãy đến với POH nhé!

Tại POH, các bé đều được tư vấn sinh hoạt bài bản để đảm bảo giấc ngủ sinh lý CẦN THIẾT là 11-12 tiếng/đêm. Đồng thời con được vận động đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, phát triển thể chất thuận lợi, các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm, tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò và chậm đi…

Nhờ đó, con còn được tăng cường liên kết thần kinh, phát triển các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Mời mẹ tìm hiểu ngay các khóa học của POH nhé!

POH Easy Two: Giúp con ngủ xuyên đêm & ăn dặm thành công https://poh.vn/easy-two 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo