Lịch sinh hoạt bé 6 tháng TẤT TẦN TẬT mẹ cần biết

đăng bởi Thanh Thanh

MỤC LỤC

Thời gian thức của trẻ 6 tháng tuổi là gì? Trẻ 6 tháng tuổi nên thức bao lâu?

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ 6 tháng tuổi sẽ như thế nào?

Trẻ 6 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu giấc ngắn? 

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ những giấc ngắn ban ngày bao lâu?

Những hoạt động mẹ có thể làm cùng trẻ 6 tháng tuổi 

Những kỹ năng mà trẻ 6 tháng tuổi có thể thực hiện được? 

Thời gian thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ngủ đêm là khi nào?

Trẻ 6 tháng tuổi có cần bú đêm không?  

Tại sao trẻ 6 tháng tuổi thường xuyên thức dậy giữa đêm?

Liệu trẻ 6 tháng tuổi có bị khó ngủ không?

Có nên luyện ngủ cho trẻ 6 tháng tuổi không?

Bé 6 tháng tuổi vẫn khó ngủ?


Sau sáu tháng, bé đã có thể thức lâu hơn, chơi nhiều hơn và thậm chí có thể tự ngồi dậy. Lúc này, con gần như bước sang một giai đoạn phát triển mới. Vậy mẹ hãy cùng POH tìm hiểu về những vấn đề lịch sinh hoạt ăn ngủ, giấc ngắn, khủng hoảng ngủ, đồ chơi cho bé, để tiếp tục là một người đồng hành tuyệt vời của con nhé.

Thời gian thức của trẻ 6 tháng tuổi là gì? Trẻ 6 tháng tuổi có thể thức bao lâu?

Thời gian thức lý tưởng của trẻ sáu tháng tuổi là vào khoảng từ 2 đến 4 giờ. Mẹ có thể thấy rằng thời gian thức ngắn hơn vào buổi sáng và và càng ngày bé càng thức lâu hơn. Khi bé gần bảy tháng, thậm chí con có thể thức tới 4 giờ.

Một số bé đã sẵn sàng chuyển từ 3 giấc ngắn sang 2 giấc ngắn khi được 6-7 tháng tuổi. Khi trẻ đang trong quá trình chuyển sang 2 giấc ngắn mỗi ngày thì mẹ cần tập trung vào việc kéo dài thời gian thức của con lên 3 tiếng giữa các nap.

Đây là lịch chung cho cho các bé 6 tháng tuổi có 3 nap mỗi ngày:

  • Khoảng 2-2,5 giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng = Ngủ giấc 1
  • Khoảng 2,5 tiếng sau khi ngủ giấc 1 dậy = Ngủ giấc 2
  • Khoảng 2,5 tiếng sau khi ngủ giấc 2 dậy = Ngủ giấc 3
  • Khoảng 2,5-3 tiếng sau khi ngủ giấc 3 dậy = Ngủ đêm

Và đây là lịch chung cho các bé có 2 nap mỗi ngày:

  • Khoảng 2,5-3 giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng = Ngủ giấc 1
  • Khoảng 3 tiếng sau khi ngủ giấc 1 dậy = Ngủ giấc 2
  • Khoảng 3-3,5 tiếng sau khi ngủ giấc 2 dậy = Ngủ đêm

**Giờ ngủ đêm đôi khi có thể cần phải được đẩy lên sớm hơn từ 6:00 đến 6:30 chiều tùy thuộc vào việc trẻ đã thức được bao lâu kể từ giấc ngủ trước.

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ 6 tháng tuổi sẽ như thế nào?

Mình có 2 lịch sinh hoạt ăn ngủ của bé 6 tháng cho các mẹ tham khảo. Đây chỉ đơn giản là những ví dụ mẫu về một ngày của bé có thể sinh hoạt như thế nào. Mẹ hãy luôn ghi nhớ rằng phải linh hoạt và đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của con kịp thời bởi mỗi bé đều có một quá trình phát triển riêng.

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ có 3 giấc ngắn mỗi ngày

Thời gian

Hoạt động

6:30 sáng

Thức dậy

6:40 sáng

Ăn sữa

7:30 sáng

Ăn dặm*

8:45-10:00 sáng

Ngủ giấc 1

10:05 sáng

Ăn sữa

11:00 trưa

Ăn dặm*

12:30-1:30 chiều

Ngủ giấc 2

1:35 chiều

Ăn sữa

4:00- 4:45 chiều

Ngủ giấc 3

4:45 chiều

Ăn sữa

7:15 tối

Ăn sữa

7:45 tối

Ngủ đêm

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ có 2 giấc ngắn mỗi ngày, lịch mẫu EASY 234.

Thời gian

Hoạt động

07:00 sáng

Thức dậy

07:00 sáng

Ăn sữa

07:30 sáng

Ăn dặm*

9:00 - 11:00

Ngủ giấc 1

11:00 trưa

Ăn sữa

14:00-15:00

Ngủ giấc 2

15:00

Ăn sữa

18:00

Ăn sữa + Làm trình tự ngủ đêm

19:00

Ngủ đêm

* Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp cho con bắt đầu ăn dặm.

>> Lịch sinh hoạt ăn - ngủ cho bé 7 tháng tuổi khoa học, chóng lớn

Trẻ 6 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu giấc ngắn?

Khi trẻ vừa được sáu tháng tuổi thì mẹ cho con ngủ 3 nap mỗi ngày là hợp lý. Nếu trẻ ngủ nhiều hơn 3 giấc ngắn mỗi ngày vì catnap, thì đây là lúc để mẹ kiểm tra và cân đối lại các khoảng thời gian thức của trẻ đảm bảo độ dài thời gian thức phù hợp với lứa tuổi, tránh con thức quá ngắn quá lâu.

Khi bé lớn hơn, tầm vào tuần cuối của tháng thứ 6, con có thể khó ngủ tận 3 nap một ngày. Mặc dù 7-7,5 tháng tuổi mới là độ tuổi trung bình mà trẻ chuyển từ 3 giấc ngắn sang 2 giấc ngắn, nhưng một số bé dù chỉ mới 6 tháng tuổi đã có thể sẵn sàng chuyển giai đoạn sớm hơn một chút. Nếu mẹ vẫn chưa xác định được không biết con đã sẵn sàng chuyển từ 3 nap sang 2 nap chưa, hãy tham khảo bài viết 5 Dấu hiệu cho mẹ biết đã đến lúc giảm số lượng giấc ngắn xuống .

Khi thực hiện quá trình giúp con chuyển từ 3 nap xuống 2 nap, mẹ phải kiên nhẫn và nhất quán. Quá trình chuyển đổi cần từ 2 - 4 tuần mới có thể hoàn thành. Vậy nên mẹ có thể linh hoạt với giờ ngủ đêm trong giai đoạn này! Có thể mẹ sẽ cần đẩy giờ ngủ đêm lên sớm hơn từ 6 giờ đến 6 giờ 30 chiều bởi lúc này trẻ chỉ đang tập thích nghi với những nap ngắn hơn và thời gian thức lâu hơn bình thường. 

Nếu bé đi nhà trẻ lịch sinh hoạt ở nhà trẻ khác ở nhà, không sao cả! Khi bé ở nhà, mẹ vẫn có thể áp dụng lịch sinh hoạt mà mẹ thấy là phù hợp cho con.

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ những giấc ngắn ban ngày bao lâu?

Với trẻ sáu tháng tuổi, tổng thời gian cho các nap của con là từ 3-3.5 giờ và được chia ra thành 3 giấc.

Như vậy, lịch ngủ của con có thể như sau ngủ giấc 1 là 2 giờ, ngủ giấc 2 là 1 giờ và ngủ giấc 3 là 30 phút. Rồi ngay ngày hôm sau con có thể ngủ giấc 1 là 1.5 giờ, ngủ giấc 2 là 1.5 giờ cho giấc ngủ trưa thứ hai và ngủ giấc 3 là 30 phút. Độ dài của mỗi nap có thể thay đổi mỗi ngày, và điều đó không sao hết. Điều quan trọng là bé của bạn ngủ được tổng cộng 3 đến 4 giờ vào ban ngày, và giữa mỗi nap là khoảng thời gian thức phù hợp với lứa tuổi .

Nếu trẻ thường xuyên không thể ngủ đủ 3 tiếng mỗi ngày, mẹ có thể đọc bài viết về lý do tại sao trẻ có những nap quá ngắn. Và nếu mẹ vẫn chưa tìm thấy đủ thông tin mình cần, hoặc vẫn chưa biết phải làm sao, hãy liên hệ ngay với POH để được tư vấn khóa học phù hợp, giúp mẹ giải quyết mọi nỗi lo ăn ngủ cho con.

Ngoài ra, nap thứ 3 thường là giấc ngủ ngắn nhất trong ngày, kéo dài từ 30-45 phút. Điều này rất bình thường, vì vậy đừng quá lo lắng khi thấy đôi khi trẻ chỉ ngủ được 30 phút!

Mẹ cần lưu ý 2 điều sau khi lập thời khóa biểu ăn ngủ cho con.

  1. Tổng thời gian các nap mỗi ngày không được vượt quá 4 giờ.
  2. Không có nap nào dài quá 2 giờ.

Bởi:

  • Cần đảm bảo trẻ có đủ thời gian thức năng động trong ngày. 
  • Đảm bảo cho trẻ ăn mỗi 2,5 - 3,5 giờ một lần.
  • Giúp trẻ bắt đầu ngủ đêm vào khoảng từ 6 - 8 giờ tối
  • Giúp bé có được giấc ngủ đêm sâu hơn .

Nếu mẹ vẫn đang dùng lịch sinh hoạt EASY, thì có thể đã đến lúc mẹ cần chuyển bé sang lịch sinh hoạt 2 nap mỗi ngày.

Những hoạt động mẹ có thể làm cùng trẻ 6 tháng tuổi 

Đây là một vài gợi ý về những hoạt động mẹ có thể làm cùng con:

  • Đưa cho bé một hộp đựng đồ vật (đồ chơi, cốc, khối) để bé tập bỏ vào và lấy ra.
  • Chơi một trò chơi khiến bé phải chuyển đồ vật giữa hai tay.
  • Cho bé ngồi (mẹ có thể giúp nếu bé ngồi chưa vững) trước gương để nhìn mọi thứ trong gương (đặc biệt là cả mẹ và bé)
  • Đồ chơi có đèn và phát ra tiếng cũng sẽ là một thứ cực kì thú vị đối với con.
  • Nếu bé đang mọc răng , hãy cho bé đồ chơi gặm nướu

Ngoài ra, đây là một số đồ chơi phù hợp trẻ sáu tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:

  • Bóng nhựa mềm 
  • Xếp gỗ
  • Lục lạc
  • Đồ chơi gặm nướu

Những kỹ năng mà trẻ 6 tháng tuổi có thể thực hiện được?

Bố mẹ luôn là người hào hứng và vui vẻ nhất mỗi khi con học được một điều mới nào đó. Nhưng mẹ phải lưu ý rằng mỗi trẻ đều có một tốc độ phát triển khác nhau và đôi khi một trẻ có thể làm được những điều này sớm hơn trẻ khác. Mẹ không cần quá lo lắng khi thấy dù cùng độ tuổi nhưng con của người khác đã làm được những điều con mình không làm được. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy cần,mẹ có thể đến xin bác sĩ tư vấn về tình trạng phát triển của con.

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể làm được những điều sau:

  • Bắt đầu bập bẹ những tiếng như “pa” - “ma” hoặc “ba” - “me/mẹ”
  • Cười vui
  • Thè lưỡi ra và thổi mạnh
  • Khi nằm sấp có thể chống thẳng tay để đẩy người lên (dù vẫn đang còn hơi lắc lư một chút)
  • Có thể tự ngồi mà không cần chống tay để đỡ người
  • Nhìn vào gương và vươn người để chạm vào hình ảnh phản chiếu của chính mình

Thời gian thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ngủ đêm là khi nào?

Từ 7 giờ đến 8 giờ tối là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ lúc này. Thông thường, những bé đi ngủ quá muộn sẽ bị khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn và có thể thức dậy sớm hơn vào buổi sáng hoặc thức giấc giữa chừng vào ban đêm.

Mẹ nên nhớ rằng thời gian thức cuối cùng trong ngày của con nên kéo dài từ 2,5 - 3 giờ, vì vậy, trong giai đoạn chuyển từ 3 nap sang 2 nap mỗi ngày, mẹ có thể linh hoạt thời gian ngủ đêm cho con, nhưng cần lưu ý rằng thời gian ngủ đêm sớm nhất là 6 giờ và muộn nhất là 8 giờ.

Trẻ 6 tháng tuổi có cần bú đêm không? 

Hầu hết những bé 6 tháng tuổi có thể ngủ từ 10 đến 12 tiếng qua đêm mà không cần bú. Tuy nhiên, một số bé vẫn cần được mẹ cho ăn đêm. Mẹ có thể tự quan sát trẻ rồi quyết định cho con ăn đêm hay không hoặc xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Tại sao trẻ 6 tháng tuổi thường xuyên thức dậy giữa đêm?

Có nhiều lý do tại sao bé không thể ngủ xuyên đêm khi được sáu tháng tuổi. Nhưng bất kể lý do là gì, POH đều có thể giúp mẹ với những khóa học được cá nhân hóa sâu sắc cho cả mẹ và bé.

Liệu trẻ 6 tháng tuổi có bị khó ngủ không?

Trẻ sơ sinh khó ngủ vì nhiều lý do. Nếu trẻ đang bị khó ngủ, đó có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhất kết hợp trong số sau:

  • Sáu tháng tuổi là mốc phát triển quan trọng, từ phát triển về thể chất, nhận thức đến cảm xúc. Bất cứ một kĩ năng mới nào mà trẻ học được đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của con
  • Bé 6 tháng tuổi thường bị bú vặt. Điều này có thể giảm lượng calo bé tiêu thụ ban ngày và khiến bé thức giấc vào ban đêm do đói.
  • Trẻ có thể bị lo âu chia ly nên giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng theo. Thông thường hiện tượng này xuất hiện ở những trẻ 8 -10 tháng tuổi, nhưng nó có thể bắt đầu phát triển vào khoảng sáu tháng tuổi - hoặc thậm chí sớm hơn - đối với một số trẻ.
  • Hoặc đơn giản đây chỉ là dấu hiệu đã đến lúc mẹ giúp bé chuyển từ 3 nap sang 2 nap mỗi ngày.
  • Nếu gần đây mẹ đang bắt đầu cho bé ăn dặm thì có thể ăn dặm chính là nguyên nhân khiến bé thức giấc giữa đêm.

Có nên luyện ngủ cho trẻ 6 tháng tuổi không?

Trẻ đã đủ phát triển để luyện ngủ từ tháng thứ 5. NHƯNG, thời điểm tốt nhất để luyện ngủ là khi mẹ cảm thấy phù hợp và đã đến lúc. Nếu mẹ đang cân nhắc việc luyện ngủ và không biết nó có tác dụng hoặc tác hại nào không, hãy tham khảo bài viết về luyện ngủ cho trẻ để tìm hiểu thêm về nó và đưa ra quyết định phù hợp.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo