Tất tần tật về 5 phương pháp “luyện tự ngủ” cho trẻ sơ sinh

đăng bởi Minh Tâm

 

Ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự tồn tại và phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Với người lớn, ngủ đơn giản chỉ là để nghỉ ngơi và phục hồi thần kinh, nhưng ở trẻ em, đó lại là quá trình các bé học kỹ năng, tích lũy trí nhớ và phát triển cả về thể chất lẫn trí não.

Bé tự ngủ có lẽ là mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh, bởi với họ, nuôi con nhỏ tức phải bế ru - bế con liên tục và mất ngủ kinh niên.

Để không vướng vào tình cảnh này, nhiều bậc cha mẹ chu đáo đã tìm hiểu từ sớm các thông tin giúp bé có thể tự đưa mình vào giấc ngủ, mà không cần đến bầu ngực của mẹ, bàn tay ẵm bế của bà hay lời ru của cha.

Để hiểu sâu hơn thế nào là tự ngủ, trẻ mấy tháng tự ngủ được và các phương pháp luyện tự ngủ thành công nhất, mời các cha mẹ cùng xem phần nội dung dưới đây.

Tự ngủ ở trẻ sơ sinh  là gì? Tại sao cần hướng dẫn bé tự ngủ?

Tự ngủ là gì?

Khi trẻ em sinh ra không học được cách tự đi vào giấc ngủ mà không làm phiền người khác bằng tiếng khóc của mình. Hơn nữa, cũng như việc ăn hay bài tiết, ngủ là một hoạt động mà không ai có thể làm hộ bé được. 

Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là tạo cho con một môi trường an toàn và quen thuộc để luyện tự ngủ cho con. 

Tự ngủ là một kỹ năng quan trọng và là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành tặng cho con. Bé tự ngủ là khi cha mẹ đặt bé vào giường và bé sẵn sàng đi ngủ dù đang còn thức và cha mẹ tác động rất ít mà bé vẫn chấp nhận đi ngủ và tự ngủ. 

|| Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về tự ngủ tại: “Rèn” bé sơ sinh tự ngủ, bắt đầu từ đâu?

Bé tự ngủ là niềm ao ước của biết bao ông bố, bà mẹ

Tại sao cần hướng dẫn bé tự ngủ? Trẻ tự ngủ có tốt không?

Ý nghĩa của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Bạn có biết, ở trẻ sơ sinh thì việc ngủ đủ thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả các trò chơi vận động, tắm nắng hay bổ sung vitamin. Bé trải qua hơn 70% thời gian trong ngày để ngủ.

Một em bé sơ sinh có thể ngủ 18 tiếng một ngày và con số này giảm xuống còn 14 tiếng một ngày khi con 1 tuổi, trong đó bé sẽ trải qua trọn vẹn 12 tiếng ngủ một giấc dài và có ý nghĩa vào ban đêm.

Giấc ngủ dài vào ban đêm là sự nối tiếp của nhiều chu kỳ REM và NREM, giúp đào thải nơ-ron thần kinh đã sử dụng trong ngày, tái tạo tế bào não, là sân chơi để con học kỹ năng vận động - một kỹ năng sinh tồn cho con sau này, là lúc con ghi nhớ, học nhanh và hiệu quả nhất mà không một lúc nào khác có thể sánh kịp.

Khi ngủ một giấc dài, thư giãn và phục hồi, trẻ sẽ bình tĩnh, tiếp nhận cái mới từ môi trường và đặc biệt là ăn tập trung hơn, lâu hơn và có hiệu quả hơn cả về lượng và chất.

 

 

Điều gì xảy ra nếu con không biết tự ngủ?

Có những bé vẫn cần sự hỗ trợ từ ti mẹ hay bế ru để đưa mình vào giấc ngủ. Hãy tưởng tượng khi con chuyển giấc sau mỗi 20 phút, con mở mắt, cựa mình và chợt nhận ra mình không có ti “gây mê”, hay không còn nằm trong vòng tay mẹ ru nữa, con sẽ như thế nào? Để con ngủ lại được, còn cần những điều kiện như trước: ti, hay vòng tay mẹ ru. 

Con sẽ khóc và chờ những điều kiện đó quay lại, và đương nhiên có cảm giác mình đang bị ở nơi xa lạ và không quen thuộc nên sẽ ngủ không sâu giấc. Mẹ sẽ cần tìm cách giúp bé tự chuyển giấc đó. 

Em bé biết tự ngủ thì sao?

Một em bé khi bước vào giấc ngủ biết mình đang nằm trên giường của chính mình, cũng chiếc gối này, vẫn ngón tay mình mút thì khi chuyển giấc, con mở mắt và thấy mọi thứ vẫn như vậy, y nguyên như lúc trước.

Con tự tin mặc dù có thể trằn trọc một chút nhưng không lạ lẫm và không bị sốc. Con sẽ tự ngủ lại và hoàn thành một chu kì ngủ bình thường của mình.

Con ngủ sớm là lúc vợ chồng lấy lại sự riêng tư thời son rỗi. Nhiều gia đình có con ngủ sớm có thể ăn tối cùng nhau mà không bị ngắt quãng, tận hưởng một bộ phim mà không lo phải đi ru con mỗi lần con tỉnh dậy.

Với khả năng tự ngủ, mỗi khi con tỉnh dậy, con lại dùng chính kỹ năng trấn an đó để đưa mình vào cõi mơ. Con khỏe mạnh, tự tin bởi con học được cách nói chuyện với mẹ bằng ngôn ngữ cơ thể cũng như kết nối với cơ thể của chính mình.

Và mẹ cũng cảm nhận và trân trọng những khoảnh khắc bên con, nuôi con nhỏ không còn là gánh nặng và là sự chịu đựng việc thiếu ngủ nữa.

Giúp con tự ngủ nhanh chóng, ít nước mắt nhất, mời cha mẹ tham khảo POH Easy

Thật hạnh phúc khi bé có kỹ năng tự ngủ lại sau khi tỉnh giấc mà không cần hơi mẹ

Hướng dẫn bé tự ngủ là gì?

Khái niệm về hướng dẫn bé tự ngủ

Hướng dẫn bé tự ngủ là các thủ thuật hay cách tiếp cận của cha mẹ để tập cho bé tự ngủ mà không cần sự trợ giúp của người khác (cùng hoặc không cùng với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như ti giả, khăn quấn, tiếng ồn trắng…). 

Một khi bé tự ngủ, thì nhiều khả năng bé sẽ ngủ ngon hơn, thời gian ngủ nhiều hơn, các giấc ngủ kéo dài hơn trong một đêm để tiến tới ngủ xuyên đêm, chất lượng giấc ngủ cũng như các hoạt động khi thức cũng vì thế mà được cải thiện đáng kể.

Hiểu lầm về hướng dẫn bé tự ngủ

Easy là tự ngủ?

Đây là hiểu nhầm phổ biến nhất về Easy Tự ngủ. Thực chất Easy là nếp sinh hoạt ăn - chơi - ngủ khoa học của bé, viết tắt của Eat - Activity - Sleep - Your time.

Bé có thể theo EASY mà không hướng dẫn tự ngủ (rèn ngủ). Nhưng con không thể tự ngủ nếu thiếu nếp sinh hoạt EASY khoa học. Vì vậy, luyện tự ngủ theo EASY là điều rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của con. 

Tự ngủ là để mặc con khóc?

Đây là hiểu lầm phổ biến thứ 2 mà cha mẹ hay mắc phải. Hướng dẫn bé tự ngủ (rèn ngủ) không phải để bé khóc mà không dỗ, bất kể thời gian bao lâu.

Việc sử dụng “nút chờ” là để cho bé có cơ hội tự xoay sở trong một khoảng thời gian nhất định (3 phút - 5 phút - 7 phút... tùy theo độ tuổi). Sau đó, bé sẽ được cha mẹ hỗ trợ để tự mình chìm vào giấc ngủ.

Như vậy, để mặc cho bé khóc mà không hề hỗ trợ bé, chuẩn bị tâm lý cho bé, hay giới hạn thời gian, thì không phải là cách hướng dẫn bé tự ngủ. Không có bác sĩ, chuyên gia nhi khoa hay chuyên gia giấc ngủ nào khuyên bạn làm điều đó.

Nếu tính tổng thời gian con khóc để học cách tự ngủ (mỗi ngày một chút trong vòng 7 ngày) và tổng thời gian con khóc do không biết tự ngủ (mỗi ngày một vài tiếng trong vòng một vài năm), mẹ sẽ thấy con “tiết kiệm” được rất nhiều thời gian khóc khi biết tự ngủ.

5 cách luyện tự ngủ cho trẻ sơ sinh

5 bước “rèn” tự ngủ cho trẻ 0 -16 tuần

Bước 1: Xác định thời gian thức tối ưu, giãn thời gian thức

Với một em bé 6 tuần tuổi, thời gian thức tối ưu là 1,5 giờ/lần. Với những em bé trên 8 tuần tuổi, nhiều bé cần thức 2 giờ/lần mới ngủ tốt và có giấc đêm liền mạch. 

Tại mỗi tuần tuổi khác nhau và tùy thuộc vào từng em bé, con sẽ có thời gian thức tối ưu khác nhau.

                        Bảng thời gian thức tối ưu cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Nhiều mẹ thắc mắc: Con tôi 1 tháng tuổi có thể thức được 5-6 tiếng cơ mà? 

Đúng là em bé hoàn toàn có thể thức được 5-6 tiếng, giống như người lớn có thể thức trắng một đêm không chợp mắt vậy. 

Nhưng những vấn đề sẽ vấp phải tiếp theo sẽ là con chỉ ngủ giấc ngắn (catnap - ngủ được 30′ dậy gào như ai cấu, ai đánh) hoặc khóc đêm, ngủ ngày cày đêm.

Nếu bé liên tục thức như vậy, giống như người lớn thức nhiều đêm liên tiếp, ba mẹ có thể hiểu được tiếng khóc lúc này của con sẽ mang tính “hủy diệt” như thế nào.

Đó là lý do con cần có thời gian thức hợp lý, phù hợp với độ tuổi.

Bước 2: Giới thiệu môi trường ngủ thân thiện với bé sơ sinh

Ở Việt Nam, nhiều ba mẹ nghĩ rằng: Trẻ sơ sinh nằm cạnh để tiện ti đêm hoặc để tiện dỗ khi con khóc hoặc đơn giản nghĩ rằng như vậy mới tình cảm... Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng: Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đột tử sơ sinh SIDS.

Bởi vậy hơn 3 năm qua, POH liên tục kêu gọi các mẹ đảm bảo an toàn ngủ cho bé. Vì dù nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ vẫn cần là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến sự an toàn của chính của con.

Dưới đây là một số các điều kiện đảm bảo an toàn ngủ, ba mẹ theo dõi ngay nhé!

  • Bé nằm trong cũi riêng, đệm không quá cứng, ga bọc. Chốt cũi an toàn. Với những bé đã lớn hơn, có thể tìm cách trèo ra khỏi cũi ba mẹ chú ý môi trường xung quanh cũi.
  • Không để các sản phẩm bằng nilon, bông gòn dễ bay ở trong phòng của bé.
  • Thiết bị giám sát trẻ (Camera và máy báo khóc) là các thiết bị cần thiết trong quá trình luyện tự ngủ cho bé. Nếu có điều kiện, hãy mua một chiếc, nếu không - hãy tìm đến các dịch vụ cho thuê ngoài.
  • Để ý tới nhiệt độ phòng của bé. Quá nóng là một trong những nguyên nhân thất bại của các kế hoạch tập cho bé tự ngủ hay của việc các bé không chịu quấn. Quá nóng còn đặc biệt ảnh hưởng tới sự an toàn của bé.
  • Với bé từ 0 -16 tuần, cần sử dụng quấn cho bé.
  • Sử dụng rèm ngủ tối màu, cản được càng nhiều ánh sáng càng tốt.
  • Nên sử dụng tiếng ồn trắng.
  • Chuẩn bị ti giả để đề phòng khi cần thiết. Lưu ý không sử dụng bất cứ loại dây gì đi kèm với ti giả của bé.
  • Cha mẹ lưu ý khi hướng dẫn trẻ tự ngủ không sử dụng cũi không được khuyến khích, tuy nhiên, nếu gia đình không có điều kiện cho con ngủ cũi thì an toàn ngủ của bé cần đặt lên hàng đầu. 

Trong khóa học POH EASY, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.

Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học.

Trong tất cả các phương pháp luyện tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.

Tại POH Easy, con luôn có những giấc ngủ an toàn. 

Bước 3: Winddown - Quá trình thư giãn, chuyển tiếp vào giấc ngủ

Winddown là động tác bế vác đưa người, vỗ nhẹ trong vòng 10-15 phút. Đây là một tín hiệu chuyển giao mẹ đưa ra cực đơn giản và hiệu quả với bé sơ sinh.

Bước 4: Nút chờ

Nút chờ là bước không thể thiếu khi hướng dẫn bé tự ngủ. Đây là thời gian mẹ chờ đợi để trao cơ hội cho bé tự xoay xở đi vào giấc ngủ.

Nút chờ không phải để mặc con khóc mà không dỗ. Nút chờ đưa ra thời gian giới hạn và thời điểm mẹ can thiệp nếu như không thành công. 

Nút chờ với những bé 0-6 tuần là 3-5 phút, chờ một lần duy nhất. Nếu không thành công mẹ sẽ hỗ trợ tại cũi cho con.

Với bé 6-8 tuần nếu như chờ 1 lần 3-5 phút không thành công, mẹ nâng mức hỗ trợ mới lần lượt 3-5-7 phút.

Bước 5: Hỗ trợ 5S tại giường/ cũi

Mẹ vào phòng và hỗ trợ tự ngủ và trấn an. Cha mẹ lưu ý việc hỗ trợ bé không bao gồm bế bé lên. Vì khi bạn bế con lên, sẽ có lúc phải đặt con xuống, và mọi chuyện lại quay lại như lúc chưa bắt đầu.

Chưa kể với các bé quá nhỏ thì việc bế lên – đặt xuống liên tục có thể làm con bị kích động hơn, mệt và do đó càng khó rơi vào giấc ngủ.

>> Để được tư vấn chuyên sâu 1-1 và hạn chế tối đa các sai lầm trên khi hướng dẫn tự ngủ, đồng thời giúp bé ngủ 11-12 tiếng/ đêm, ba mẹ tham gia POH Easy nhé!

Phương pháp hướng dẫn trẻ 0 - 16 tuần tự ngủ

Ở mốc dưới 4 tháng, tự ngủ cần nút chờ và hỗ trợ. Các phương pháp luyện bé tự ngủ phổ biến khi tự ngủ từ đầu là mẹ áp dụng phương pháp 4s,5s kèm nút chờ và phương pháp No-cry (phương pháp luyện ngủ không khóc). 

Phương pháp trấn an 4S của Tracy Hogg

Khi bé vừa mới sinh ra, mẹ muốn mô phỏng điều kiện bên ngoài giống như ở trong bụng mẹ để giảm cú sốc thay đổi môi trường sống.

Bé không dễ ngủ hoặc ngủ nhưng đột nhiên tỉnh giấc dù mới chỉ ngủ được 10 phút đến nửa tiếng, hoặc bé thức dậy đêm nhiều lần dù không phải để ăn.

Các vấn đề kể trên thường xảy ra do trình tự ngủ đêm cho bé bị thiếu bước hoặc không hợp lý. Hãy cùng xem tiêu chuẩn 4S là gì!

Trình tự 4S gồm bốn bước, được thực hiện tuần tự:

  • S1: Thực hiện thủ tục đi ngủ - Sleep Routine: Một nhóm các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại trước mỗi lần đi ngủ. Kéo dài từ 10 - 20 phút.
  • S2: Quấn chặt - Swaddle: Đây là việc ra tín hiệu tới giờ đi ngủ cho bé.
  • S3: Ngồi yên tĩnh  - Sitting: Bế bé trong phòng tối. Tạo sự chuyển giao giờ thức và giờ ngủ.
  • S4: SHHH/PAT: Vỗ nhẹ lên vai bé, thổi âm thanh Shh hoặc dùng máy tạo tiếng ồn trắng. Có thể sử dụng kèm ti giả hoặc không.

 Phương pháp 5S của Harvey Karp

  • S1: Swaddling: Quấn chặt là giảm cường độ ảnh hưởng của phản xạ Moro, phản xạ rơi tự do mà bé sơ sinh sẽ trải qua.
  • S2: Side/Stomach position: Cuộn khăn sau lưng để đỡ lưng khi bé nằm nghiêng. Khi bé ngủ say, từ từ ngả bé ra nằm ngửa, mẹ lấy khăn ra để đảm bảo an toàn cho bé.
  • S3: Shussh: Xì bằng miệng hoặc cho con nghe tiếng ồn trắng.
  • S4: Swinging: Bế bé nghiêng hoặc bế bé sấp và đung đưa người để bé dễ đi vào giấc ngủ. 
  • S5: Sucking: Cho bé mút ti giả, ngón tay út của mẹ hay ngón tay của bé (nếu bé tự tìm thấy).

Một số em bé sẽ bình tĩnh chỉ sau một bước S, nhưng hầu hết các bé đều cần vài bước S để có thể trấn an được bản thân. Cha mẹ hãy nhớ: làm lần lượt từng bước S để biết những gì có và không có hiệu quả với con bạn.

Nếu cha mẹ không có mục tiêu luyện tự ngủ cho bé thì có thể áp dụng các phương pháp trấn an kể trên cho đến khi con chìm vào giấc ngủ.

Nếu mẹ có mục tiêu tập cho bé tự ngủ, sau khi áp dụng 4S/5S mẹ đặt con lúc con buồn ngủ nhưng vẫn còn thức rồi đi ra ngoài và áp dụng nút chờ, cha mẹ lưu ý đảm bảo an toàn ngủ cho con.

Nếu tự ngủ thất bại, mẹ hãy xem lại xem mình có đang mắc các lỗi sai kinh điển sau không nhé!

>> 5 lỗi sai kinh điển khi hướng dẫn bé tự ngủ (Phần I)

>> 5 lỗi sai kinh điển khi hướng dẫn bé tự ngủ (Phần II)

Phương pháp luyện bé tự ngủ gồm 5 bước (5S) của Harvey Karp

Phương pháp tự ngủ không nước mắt - No cry của Elizabeth Pantley

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt có thể áp dụng từ ngày đầu mới sinh hoặc một tuần sau sinh. Áp dụng cả giấc đêm và giấc ngày. Bắt đầu kế hoạch luyện tự ngủ cho bé từ giấc ngủ ngắn đầu tiên của ngày.

Tuy phương pháp có tên là “Không nước mắt” (hay còn gọi là phương pháp No cry) nhưng có thể vẫn có nước mắt, nếu không nói là rất nhiều nước mắt khi áp dụng kế hoạch luyện tự ngủ này cho con. 

Phương pháp Không nước mắt chỉ thành công khi bạn áp dụng một kế hoạch luyện tự ngủ bao gồm việc cho con sinh hoạt theo một trình tự cố định, quan sát quá trình ăn ngủ của con, hiểu tín hiệu ngủ của bé, chuẩn bị môi trường ngủ thích hợp và thực hiện trình tự ngủ hợp lý cho bé.

Trình tự các bước rèn bé tự ngủ EASY theo phương pháp KHÔNG NƯỚC MẮT:

Bước 1: Tập cho bé ăn no và phân biệt ngày đêm

Bước 2: Tạo cho bé một lịch sinh hoạt cố định phù hợp với tuần tuổi

Bước 3: Quấn chặt (Swaddling) 

Bước 4: Bật tiếng ồn trắng

Bước 5: Đọc tín hiệu buồn ngủ của bé

Bước 6: Bế bé dậy ngay khi bé bắt đầu khóc. 

Bước 7: Khi bé đã quen với việc bạn bế bé, vỗ về, đặt bé xuống cố gắng không bế bé lên hay đung đưa nữa, có thể vỗ nhẹ, thì thầm từ khóa và đợi bé chìm vào giấc ngủ thì bỏ tay ra. Nếu bé tỉnh và khóc, làm lại từ đầu nhưng không bế bé lên.

Bước 8: Khi bé đã quen không cần mẹ bế lên sau khi được đặt vào giường, hãy đứng cạnh cũi của bé khi bé khó chịu, thì thầm từ khóa, và vỗ hoặc chạm nhẹ bé, nhưng không vòng tay ôm bé. Làm thế cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

Bước 9: Khi bé đã quen với bước 8, hãy tiếp tục giảm dần sự trợ giúp. Nếu bé lại tỉnh và khóc, hãy trấn an nhưng làm thật nhanh và dứt khoát.

Bước 10: Giãn khoảng cách hỗ trợ của bạn ra đến ngoài phòng của bé, nơi bé không thể nhìn thấy bạn và nói từ khóa cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Nếu bé tỉnh lại và khóc, bạn có thể vào phòng trấn an bé nhưng làm thật nhanh và dứt khoát, giảm dần sự trợ giúp ra đến ngoài phòng bé và chỉ còn nói từ khóa mà thôi.

Thực hiện y hệt với vấn đề thức nhiều lần vào ban đêm của bé. 

Quấn chũn là bước thứ 3 trong trình tự rèn bé tự ngủ theo phương pháp No cry

Vì sao mẹ nên áp dụng trình tự trấn an 4S/ 5S cho trẻ trước khi ngủ?

Khi vừa mới sinh ra, việc phải làm quen với một môi trường mới, khác hẳn hoàn toàn “ngôi nhà nước ối” quen thuộc sẽ khiến nhiều bé bối rối.

Hơn nữa việc chuyển đổi từ môi trường không trọng lực (trong bụng mẹ bé được nước ối nâng đỡ) sang một môi trường có trọng lực cũng khiến bé bỡ ngỡ và gặp khó khăn. Hệ quả là bé cảm thấy không an toàn, khó nằm yên để ngủ được.

Lúc này, việc áp dụng phương pháp 4S/5S để mô phỏng điều kiện bên ngoài gần giống như ở trong bụng mẹ sẽ giúp giảm thiểu cú sốc thay đổi môi trường sống của bé.

Hướng dẫn tự ngủ cho trẻ trên 4 tháng

Phương pháp bế lên/đặt xuống - PICK UP/PUT DOWN của Tracy Hogg

Phương pháp này áp dụng với bé từ 4 tháng tới 1 tuổi. Vậy nên, tập cho bé 7 tháng tự ngủ mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp này nhé!

Tuy nhiên, POH khuyên đừng chờ đến khi 4 tháng hay 7 tháng mới tập cho bé tự ngủ. Mà thời điểm vàng giúp bé tự ngủ là dưới 12 tuần.

Dưới 12 tuần tự ngủ nhẹ nhàng và nhanh chóng, thậm chí chỉ cần tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày là con đã có nếp tự ngủ dễ dàng.

Phương pháp bế lên đặt xuống là phương pháp đòi hỏi nhiều sức lực của người thực hiện, do đó cha mẹ hoặc những người chăm sóc cho bé nên bàn bạc để thay phiên nhau thực hiện Bế lên/Đặt xuống cho bé.

Kinh nghiệm phương pháp bế lên đặt xuống là mỗi người thực hiện 2 đêm liên tiếp rồi thay phiên nhau cho đến khi thành công. 

Trình tự luyện con tự ngủ bằng phương pháp Bế lên/Đặt xuống:

Bước 1: Mẹ thực hiện trình tự đi ngủ như bình thường.

Bước 2: Khi bé khóc, mẹ hãy vào phòng bé, bế bé lên và dỗ dành bé.

Bước 3: Kể cả khi bạn cho bé rời khỏi vai bạn, nếu bé khóc, vẫn cứ đặt bé vào cũi hoặc lên đệm rồi mới bế bé lên. Nếu bé ngừng khóc, hãy đặt tay lên người bé, và để yên. Nếu bé tiếp tục khóc, lại bế bé lên và lặp lại lời nói của bạn. 

**Lưu ý: Khi bế bé lên, mẹ không vỗ, không đung đưa, không shhù (với bé trên 6 tháng), chỉ dùng lời nói lặp đi lặp lại như một từ khóa và để bé thả lỏng. Và đặt bé xuống ngay khi bé trấn tĩnh hơn. Kể cả khi bé vẫn còn thút thít.

Bước 4: Một khi bé đã tự ngủ được, hãy giảm dần sự trợ giúp. Khi thành công, bạn chỉ cần đặt bé xuống, chúc ngủ ngon rồi ra khỏi phòng.

Phương pháp bế lên đặt xuống có thể áp dụng cho bé dưới 12 tuần

Phương pháp để bé khóc - Phương pháp luyện ngủ CIO

Phương pháp luyện bé tự ngủ “để bé khóc” là phương pháp đòi hỏi cha mẹ phải nghiên cứu rất kĩ và có kế hoạch cụ thể trước khi áp dụng cho con.

Việc tìm kiếm hướng dẫn từ các group miễn phí trên mạng nếu không may mắn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho con yêu do việc đảm bảo an toàn và các điều kiện cần thiết của quá trình hướng dẫn tự ngủ không đảm bảo.

Phương pháp luyện ngủ, khóc có kiểm soát

Phương pháp luyện ngủ, khóc có kiểm soát (CIO with checks hay Cry it out with checks) là phương pháp hướng dẫn bé tự ngủ được bác sĩ Ferber giới thiệu trong các cuốn sách về trẻ em của ông.

Để bé khóc có kiểm soát không phải là cứ vứt bé lên giường, tắt đèn, đóng cửa rồi bỏ mặc cho bé khóc mãi mà không hề làm gì. Thay vào đó, cha mẹ vẫn sẽ vào dỗ dành bé nhưng với thời gian được kiểm soát tăng dần. 

Ban đầu, cha mẹ để bé khóc tự nhiên để xem bé có thể tự đi vào giấc ngủ được không trước khi vỗ về con.

Thời gian chờ ban đầu là rất ngắn chỉ 1 - 3 phút rồi cha mẹ có thể tới trấn an con ngay lập tức, nhưng sau đó, thời gian chờ tăng dần lên theo số lần ví dụ 5 phút lần 2, 7 phút lần 3… và sau mỗi ngày hỗ trợ thì thời gian chờ cũng kéo dài ra. 

Kiên trì thực hiện đến khi bé tự học được cách trấn an bản thân và tự biết cách chìm vào giấc ngủ mà không cần cha mẹ vỗ về.

Số phút của nút chờ cần phù hợp với độ tuổi của bé 

Các bước thực hiện phương pháp luyện ngủ, khóc có kiểm soát:

Bước 1: Cho bé sinh hoạt theo trình tự cố định phù hợp với tuần tuổi

Bước 2: Thực hiện trình tự đi ngủ quen thuộc và cho bé vào giường sớm hơn thời gian ngủ bình thường từ 15 - 30 phút. 

Bước 3: Bật tiếng ồn trắng nếu muốn. Với các bé dưới 4 tháng tuổi cha mẹ có thể quấn bé, với các bé trên 4 tháng, không cần quấn.

Bước 4: Cha mẹ đặt bé xuống. Nếu bé bắt đầu khóc, cha mẹ hãy chờ đợi khoảng 3 phút rồi mới vào phòng. 

Bước 5: Sau khi chờ đủ thời gian, cha mẹ vào phòng và hỗ trợ. Không giao tiếp mắt, không trò chuyện với bé.

Bước 6: Ngay khi cha mẹ thấy cơ thể bé thả lỏng, ngay lập tức dừng hành động vỗ về bé lại và rời khỏi phòng.

Bước 7: Nếu bé vẫn khóc, hãy vào phòng sau khi chờ đợi đủ thời gian.

Bước 8: Ra khỏi phòng và chờ đợi với thời gian tăng dần, lần này là 7 phút. Ngày đầu tiên tối đa 30 phút, nên áp dụng giấc đêm trước.

Bước 9: Ngày thứ hai, hãy kéo dài thời gian chờ đợi ở lần đầu tiên khi nghe tiếng bé khóc.

Bước 10: Những ngày tiếp theo, tiếp tục tăng dần nút chờ lên vào trấn an lên 10 phút, rồi 15 phút.

Để được tư vấn thời gian chờ phù hợp với lịch sinh hoạt, tuần tuổi của con và từng phương pháp luyện bé tự ngủ, mời cha mẹ tham khảo POH Easy OnePOH Easy Two .

Thông thường, mất khoảng 10 -15 ngày để hoàn thành kế hoạch của phương pháp luyện ngủ CIO có kiểm soát. Để thực hiện thành công, cha mẹ hãy chú ý làm theo hướng dẫn. Đặc biệt là cố gắng đừng bế bé quá lâu so với nhu cầu của bé. Hãy kiên trì và kiên định.

 

 

Phương pháp Để Bé Khóc Không Có Kiểm Soát

Phương pháp Để Bé Khóc Không Có Kiểm Soát (CIO) nên được áp dụng để luyện tự ngủ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và nên là biện pháp cuối cùng, sau khi cha mẹ không thành công với tất cả các biện pháp dễ chịu hơn. 

Trẻ mấy tháng tự ngủ được bằng phương pháp này? 4 tháng là thời gian sớm nhất để áp dụng phương pháp luyện ngủ CIO không kiểm soát khi thực hiện kế hoạch hướng dẫn bé  tự ngủ. 

Để thực hiện thành công phương pháp cry it out (CIO) không kiểm soát, cha mẹ hãy kiên trì và kiên định, và luôn ghi nhớ là cần cho con sinh hoạt theo trình tự cố định trước khi áp dụng CIO, thực hiện trình tự đi ngủ cho con, cho con vào giường với thời gian hợp lý và hãy chuẩn bị tinh thần cho con trước khi thực hành.

Trình tự thực hiện phương pháp để bé khóc (CIO) không có kiểm soát:

Bước 1: Chuẩn bị môi trường ngủ cho bé.

Bước 2: Thực hiện trình tự ngủ đêm trước khi đặt bé xuống.

Bước 3: Cha mẹ đặt bé xuống, thì thầm vào tai bé những lời chúc ngủ ngon rồi đi ra khỏi phòng.

Bước 4: Cha mẹ đi ra ngoài và để cho bé tự tìm cách đưa mình vào giấc ngủ. Nếu bé khóc, đừng can thiệp, hãy theo dõi tình hình của bé qua camera. Hãy đặt giới hạn cho thời gian bạn để bé tự ngủ tăng dần theo mỗi ngày.

Nếu cha mẹ thấy bé có tiếng khóc khó chịu (dữ dội và cuồng loạn) trong một khoảng thời gian dài, hãy can thiệp ngay.

Theo dõi tình hình của bé, nếu bé khóc và nôn trớ, hãy nhanh chóng vào thay ga giường, lau dọn cho bé và thực hiện tiếp.

>> Rèn cho bé tự ngủ và ngủ qua đêm cho bé sau 1 tuổi?

Tác hại của cry it out - để mặc con khóc quá lâu là con mệt và không thể đi vào giấc ngủ

Một số lời khuyên dành cho cha mẹ

Một số cha mẹ không tìm hiểu kỹ các phương pháp luyện tự ngủ và làm sai dẫn đến thất bại, có thể bởi vì cha mẹ chỉ đọc một vài bài viết đơn giản trên mạng hay thậm chí chỉ nghe hoặc đọc thấy một người nào đó nói về cách họ áp dụng cho con họ và về áp dụng luôn. 

Tuy nhiên, không có một công thức chung áp dụng cho mọi em bé trong mọi trường hợp, mỗi em bé đều là riêng biệt và duy nhất. Chuyện theo lịch mẫu chuẩn cho từng giai đoạn là chuyện bắt buộc. 

Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, bữa ăn của con khiến con ngủ không chất lượng, bú kém, từ chối ăn dặm.

Ví dụ như lịch sinh hoạt trước đó không phù hợp, núm bình không phù hợp, món ăn dặm không phù hợp với giai đoạn phát triển, con ốm dậy, đi chơi về, wonder week.

Đó là lý do vì sao EASY và hướng dẫn bé tự ngủ cần được tư vấn chuyên sâu để các giảng viên có thể nắm được lịch sinh hoạt của từng bé với từng biểu hiện cụ thể để tư vấn được đúng giải pháp cho con.

Hiện nay POH là đơn vị duy nhất tư vấn chuyên sâu 1-1 bất kì khi nào mẹ cần giúp con thiết lập nếp sinh hoạt Easy giúp con tự ngủ nhanh chóng, con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng/ đêm. Mẹ được nghỉ ngơi 8 tiếng/đêm. Mời cha mẹ tham khảo tại POH Easy OnePOH Easy Two nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo