Catnap - Khi giấc ngủ ngày của trẻ sơ sinh quá ngắn

đăng bởi

MỤC LỤC

 

Catnap là gì?

Trong Easy, Nap dùng để gọi một giấc ngủ ngắn vào ban ngày của bé. Một nap lý tưởng nhất là nên kéo dài từ 1,5-2 tiếng. Tuy nhiên, vì lý do về não bộ nên trẻ chưa biết cách chuyển giấc, nối giấc.

Con thường ngủ không sâu, ngủ ngắn (30-45 phút là dậy khóc) và không ngủ được tiếp (không chuyển giấc, nối giấc được). Hiện tượng này gọi chung là catnap.

Vậy giấc ngủ ngắn xảy ra khi nào? Làm thế nào để giúp con ngủ ngon, sâu giấc? Mời ba mẹ tham khảo bài viết của POH.

Giấc ngủ ngày quá ngắn

Với các em bé được theo EASY ngay từ đầu thì các giấc ngủ ngày cực ngắn thường xuất hiện khi bé ở mốc 6 tuần là mốc bé cần thay đổi lịch sinh hoạt lần đầu tiên từ easy 3 sang easy 3,5.

Giấc ngủ ngày ngắn và (hoặc) đêm dậy nhiều lần là tín hiệu rõ nhất của sự thiếu phù hợp về nếp sinh hoạt so với sự phát triển tinh thần, thể chất cũng như lứa tuổi của bé.

Một em bé 6 tuần tuổi có khả năng nhận biết nhiều hơn, khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn và kỹ năng điều chỉnh với môi trường cũng lâu hơn so với một em bé mới tròn 1 tuần tuổi.

Khi đó, nếu chỉ để bé thức một khoảng thời gian thức quá ngắn như ở EASY 3 (45-60 phút) thì các mẹ sẽ thấy con vẫn ngủ được nhưng sẽ không chuyển tiếp giấc ngủ sau chu kì ngủ REM đầu tiên. Nhiều bé tỉnh dậy sau 20 phút, 30 phút (phổ biến) hoặc 45 phút (hãy đọc lại về Khoa học giấc ngủ).

Thời điểm chuyển dịch Easy thực tế là thời điểm mẹ nên kéo dài thời gian thức cho bé, để bé được thức lâu hơn đủ để đảm bảo một giấc ngủ ngày có chất lượng.

Vì thời gian thức dài hơn, thời gian ngủ không đổi là 1,5-2h, do đó khoảng cách giữa các bữa ăn tăng lên tương ứng với sự tăng lên của thời gian thức:

Khi thời gian thức là 1,5h thì tương ứng easy 3,5 mà khi thời gian thức là 2h thì tương ứng với EASY 4

Mẹ chưa biết nhiều về Easy? Mẹ có thể tham khảo phương pháp Easy và các mốc Easy quan trọng cho con tại Phương pháp Easy và các mốc Easy quan trọng cho trẻ sơ sinh 

Phân biệt con catnap và không biết chuyển giấc

Tình trạng trẻ catnap và khi bé tỉnh giấc do chưa tự chuyển giấc được rất giống nhau, con đều tỉnh giấc sau khi ngủ một giấc ngắn. Và cách xử trí trong từng trường hợp cũng khác nhau, mẹ lưu ý nhé:

  • Chuyển giấc là gì? Đối với bé tỉnh giấc do chưa tự chuyển giấc được thì con có thể ngủ lại sau khi được mẹ hỗ trợ hoặc sử dụng nút chờ. Như vậy thì chỉ cần mẹ tập tự ngủ, tự chuyển giấc cho con là bé có thể cải thiện được tình trạng này.
  • Còn con catnap là khi bé tỉnh giấc sau khi ngủ 30-45 phút, con không thể tiếp tục giấc ngủ dù cho mẹ có hỗ trợ thế nào đi chăng nữa. Catnap chính là thủ phạm khiến lịch sinh hoạt EASY của bé đảo lộn linh tinh, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn và giấc ngủ của bé.

Đối với các bé catnap thì mẹ cần tham khảo cách chữa catnap mà POH đã nói đến ở phần đầu của bài viết để giúp con hạn chế ngủ ngắn.

bé ngủ ngày không sâu giấc

Bé ngủ ngày không sâu giấc là do đâu?

Nguyên nhân giấc ngủ ngày quá ngắn

Nguyên nhân khiến giấc ngủ ngày của con quá ngắn, con ngủ  không ngon, không sâu giấc là do:

Thời gian thức quá ngắn, con không đủ mệt

Khi bé lớn lên thì thời gian thức càng ngày càng dài ra. Theo quan sát thì mỗi tuần con lớn lên sẽ tương ứng với khả năng thức lâu thêm 5-10 phút trong từng các chu kì easy.

Vì thế, bé 8 tuần nếu chỉ thức thời gian quá ngắn, chưa đủ mệt và trùng hợp với việc rơi vào tuần cáu kỉnh thì hiện tượng ngủ cực ngắn là rất phổ biến.

Lúc này mẹ chủ động tăng thời gian thức cho con từ 1,5h (theo easy 3,5) lên 2h (theo easy4). Việc giãn thời gian cần tiến hành từ từ, trì hoãn mỗi ngày một ít cho đến khi bé sẵn sàng thức lâu hơn.

Thời gian thức quá dài, con bị quá mệt

Trường hợp này thường xảy ra rải rác với các bé theo EASY nhưng bị đưa ra khỏi môi trường sinh hoạt thông thường.

Ngược lại với trường hợp trên, với các bé bị thức quá lâu hoặc môi trường ngủ không đảm bảo cũng có thể dẫn đến ngủ quá ngắn.

Hiện tượng này thường gặp khi mẹ không để ý đến thời gian thức cho con, và để con bị quá giấc mới cho ngủ, hoặc khi bé đi du lịch cùng gia đình môi trường không quen thuộc làm bé khó ngủ hơn.

Khi chuyển giấc giữa các chu kì, nhiều bé được ngồi xe đẩy hay ghế ô tô sẽ giật mình tỉnh giấc.

Cách xử lí cho trường hợp này là việc làm dịu lại tác động môi trường lạ, cắt ngắn thời gian thức, phủ khăn tối lên xe đẩy nếu bé đi du lịch và lên kế hoạch để bé ít bị di chuyển khi đến giờ ngủ của con.

Đôi khi, trong các trường hợp đi du lịch, nhiều gia đình đành chấp nhận cảnh bé ngủ cực ngắn để không làm hỏng chuyến đi.

 

 

Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lí

Đây là trường hợp các bé quen dạ ăn các bữa ăn quá gần nhau, như một phản xạ có điều kiện chỉ cách một khoảng thời gian ngắn là lại muốn ăn, và mỗi lần lại ăn rất ít, ăn không no hay còn gọi là ăn vặt.

Hiện tượng này thường gặp ở các bé không theo easy, hoặc dù mẹ cho bé thức 2h nhưng lại vẫn cho ăn cách 3h một lần, do đó bé chỉ ngủ 1h là dậy và quen đòi ăn.

Cách xử lí cho trường hợp này là khi bé dậy sớm hơn 2h, thay vì cho bé ăn ngay, hãy giúp bé ngủ lại đủ và giãn tối đa thời gian giữa 2 bữa ăn cho gần đến mốc 4h.

Giai đoạn phát triển tinh thần

Đây là những giai đoạn mà não bộ bé nhân bản tế bào nhanh chóng, bé học những kĩ năng cơ bản nhất của động vật, những kĩ năng cử động cử động bản năng: lẫy, ngồi, trườn hay còn gọi là tuần khủng hoảng - wonder week.

Việc học này diễn ra trong giai đoạn ngủ vô thức của bé, do đó cha mẹ quan sát sẽ thấy ngay cả con ngủ con vẫn học cách lẫy, trườn.

Và chính nhưng việc "học tập” vô thức này làm bé trằn trọc nhiều. Đôi khi bé không dậy nhưng mẹ hiểu nhầm và can thiệp sớm, bé bị làm phiền. Có những lần khác bé thực sự dậy do những giai đoạn ngủ REM quá mãnh liệt và làm bé tỉnh giấc.

Rất tiếc, với những giai đoạn này thì không có cách khắc phục: đây là quy luật phát triển tự nhiên của bé, cha mẹ học cách chấp nhận và kiên trì chờ thời gian này qua đi.

Hãy cố gắng đi sát với EASY 4 đồng thời thực hiện nhất quán trình tự đi ngủ nhiều nhất có thể, ít nhất khi những điều khác thay đổi nhưng cha mẹ vẫn ổn định thì con sẽ tự tin và có chỗ dựa để từ điều chỉnh phù hợp theo.

Bé chưa biết tự ngủ

Khi bé cần một hỗ trợ từ ti mẹ hay việc bế ru để đưa mình vào giấc ngủ, hãy tưởng tượng khi con chuyển giấc sau mỗi 20 phút, con mở mắt, cựa mình và chợt nhận ra mình không có ti "gây mê', hay không còn nằm trong vòng tay mẹ ru nữa, con sẽ như thế nào? Để con ngủ lại, con cần những điều kiện như trước: ti, hay vòng tay mẹ ru.

Con sẽ khóc và chờ những điều kiện đó quay lại. Và đương nhiên có cảm giác mình đang bị ở nơi xa lạ và không quen thuộc. "Mình mới nhắm mắt lại có một tẹo mà đã thấy mọi chuyện thay đổi thế này rồi!".

Bé còn quá nhỏ để hiểu được sự khác biệt đó. Con cảm thấy trạng thái này là một sự thay đổi so với trước khi nhắm mắt. Con phản đối và bé sẽ khóc.

Ngược lại, với một em bé khi nhắm mắt bước vào giấc ngủ con biết mình đang nằm trên giường của chính mình, cũng chiếc gối này, vẫn ngón tay này mình mút thì khi chuyển giấc, con mở mắt và thấy mọi thứ vẫn còn đây.

Y nguyên như lúc trước khi mình nhắm mắt ngủ: Con tự tin và có thể trằn trọc một chút, nhưng không lạ lẫm và không bị sốc, con tự ngủ lại. Và hoàn thành một chu kì ngủ bình thường của mình.

Để được tư vấn chuyên sâu về Easy - tự ngủ, hướng dẫn Easy - tự ngủ thành công, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One

Khi nếp sinh hoạt không còn phù hợp với lứa tuổi

Bé bị ngủ thiếu thời gian trong mỗi nap và mẹ áp dụng cho con "ngủ bù" dẫn đến hiện tượng số lượng nap của bé quá nhiều và không phù hợp với độ tuổi. Một ví dụ điển hình là em bé theo easy 4, giả sử em bé thức được đủ 2h và mẹ đặt em bé ngủ.

Và con, vì một lí do nào đó ngủ rất ngắn, tỉnh dậy sau 45 phút và theo mẹ thì "con tỉnh như sáo" và "không có vẻ muốn ngủ tiếp". Sai lầm lúc này của là mẹ cho con ra và hoàn toàn bối rối vì con không đói thì không biết cho nên cho con ăn hay không, và tính thời gian thức như thế nào.

Sang đến khoảng thời gian tiếp theo, con tiếp tục lại thức 2h và ngủ ngắn 30'. Và ngày kéo dài như thế, số lượng các giấc ngày lên đến 4-5 giấc.

Và đây chính là nguyên nhân trì trệ và khó chữa nhất của việc ngủ ngắn: con liên tục được ngủ bù những giấc ngủ kém chất lượng (một giấc ngủ dưới 45 phút không có ý nghĩa nghỉ ngơi, và đương nhiên 4 giấc ngủ 30 không mang có chất phục hồi như một giấc ngủ chất lượng dài 2h).

Một vòng luẩn quẩn của ngủ vặt, ăn kém chất lượng, và bé mệt nhoài, dậy đêm kéo theo ngủ đêm kém chất lượng lại hình thành.

Lúc này bé cần một cú huých; một cái đấy từ nhu cầu ngủ từ bên trong để có thể bắt đầu quay lại ngủ ngày tốt, và việc này được thực hiện tương tự như cách Tracy Hogg áp dụng thiết lập EASY lần đầu với các bé chưa bao giờ biết đến nhịp sinh hoạt EASY.

Chữa catnap cho bé

Cách 1: Wake to sleep chữa catnap

“Wake to sleep” - Đánh thức để ngủ là khái niệm được tác giả Tracy Hogg trình bày trong cuốn sách Đọc vị mọi vấn đề của trẻ. Theo bà, wake to sleep chữa catnap và rem sáng rất hiệu quả. Cụ thể cách chữa catnap như sau:

- Catnap là tình trạng con thức dậy sau khi vào giấc được 30-45 phút và không thể ngủ lại được. Do đó thay vì để con tự tỉnh dậy thì mẹ sẽ chờ con ngủ được 30 phút thì chủ động vào phòng đánh thức con. Đây là thời điểm con chuẩn bị kết thúc chu kỳ ngủ sâu (NREM) thì mẹ vỗ nhẹ con con tự chuyển sang chu kì ngủ nông (REM), lơ mơ rồi lại nối giấc sang chu kỳ ngủ sâu tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng hiệu quả, bởi thời điểm giao thoa giữa chu kỳ REM và NREM rất mong manh, cũng như mẹ không thể đoán chính xác được REM rơi vào giờ cố định nào. Nếu mẹ đánh thức khi bé đã bước sang chu kỳ ngủ nông (REM) thì có thẻ gây phản tác dụng, con thức dậy hẳn và cáu bẳn nguyên ngày.

Mẹ nên tham khảo các cách chữa catnap khác có hiệu quả hơn như: học cách cho con ăn hiệu quả, thiết lập lịch sinh hoạt EASY phù hợp, tạo môi trường ngủ thoải mái, kiểm tra lại sức khỏe của con, vỗ ợ hơi kỹ…Hoặc cũng có thể do con bước vào tuần khủng hoảng nên catnap, mẹ cần kiên trì hỗ trợ để con vượt qua giai đoạn này.

Cách 2: Cú huých từ bên ngoài: Chữa catnap ngủ ngày quá ngắn

trẻ khó ngủ ban ngày

Trẻ khó ngủ ban ngày phải làm sao?

Nếu dù đã theo EASY nhưng mẹ cảm thấy mình ở bờ vực của thất bại do con ngủ ngắn cả ngày, mỗi giấc bé chỉ ngủ 30 phút đến 45 phút, và cứ 1h30' con đòi ngủ một lần. Mẹ tiếp tục cho con ngủ bù và con tiếp tục ngủ kém chất lượng…. thì mẹo nhỏ này có thể dành cho bạn:

Hãy đọc kỹ lại lịch sinh hoạt của EASY phù hợp với lứa tuổi của bé, nếu bé trong khoảng từ 8-24 tuần có thể bé sẽ theo EASY 4, mặc khác với các bé biết tự ngủ và nằm trong khoảng 19 tuần trở lên, mẹ có thể cân nhắc áp dụng thẳng EASY 2-3-4.

Mẹo Cú Huých nhu cầu ngủ được thực hiện y hệt như việc thiết lập EASY lần đầu cho một bé chưa bao giờ sinh hoạt theo một nếp sinh hoạt nào.

Tuy nhiên, nếu con bạn đã biết những trình tự và thủ tục đi ngủ thì thời gian đi đến thành công sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hãy giả sử độ tuổi bé đang phù hợp với EASY 4 và lịch sinh hoạt của bé bắt đầu ngày mới lúc 7h (nếu con bạn dậy sớm hơn, hay điều chỉnh cộng trừ thời gian cho phù hợp).

Khung EASY thứ nhất

7h: con dậy và con được cho ăn no, nếu con không ăn no, mẹ có thể cân nhắc làm đồng thời cả việc cắt ăn đêm. Sau khi ăn, hãy vệ sinh cá nhân cho bé và thực hiện các hoạt động của ngày.

Bạn sẽ giữ con thức bằng mọi giá đến 8:50' sáng, kể cả đêm trước con không ngủ tốt, hãy nghĩ đến mục tiêu lâu dài, giữ bé thức để có nhiều đêm ngủ ngon sau này hơn.

8:50 bạn thực hiện trình tự đi ngủ cho bé, và cho con vào giường. Mục tiêu là bé tự ngủ ở mốc 9h.

Giả sử ở mốc 9:30 con dậy, thay vì bạn cho con ra khỏi giường, hãy áp dụng phương pháp khuyến khích tự ngủ (PUPD, CIO, CIO có check, No-cry) để bé ngủ lại.

Bé sẽ làm việc này cho đến tận 11h. Có thể bé sẽ ngủ lại hoặc không: không sao cả, hãy nhìn đếm mục tiêu lớn hơn trước mắt: khơi gợi nhu cầu nghỉ ngơi lại sức từ bé.

Khung EASY thứ 2 của ngày

11h: dù con mới chợp mắt ngủ lại được, bạn hãy cho con dậy, cho con ăn. Có thể cho con ăn trong bóng tối của môi trường ngủ nếu bạn thấy con có thể ăn tập trung hơn.

Tiếp tục giữ con thức bằng mọi giá đến 12:50 thì làm thủ tục đi ngủ cho con, mục tiêu để con ngủ ở mốc 13h. Nhiều bé ngủ ngắn giấc trước và không ngủ lại được, điều này đồng nghĩa với việc con sẽ phải thức dài hơn 2h, thâm chị hơn 3h.

Đây chính là cú huých thiếu để con có thể điều chỉnh nội tại để ngủ dài ra. Đương nhiên việc ngủ dài ra này có thể không diễn ra ngay mà cần có thời gian (3-5 ngày), nhưng hãy kiên trì các mẹ thân mến ạ.

Hãy giữ con ngủ đến 15h, dù có phải làm các biện pháp kéo dài giấc.

Khung EASY thứ 3 của ngày

15h bạn cho con dậy. Ăn trong phòng tối của môi trường ngủ nếu mẹ thấy con ăn tập trung hơn.

Mẹ sẽ giữ con thức đến 16:50 và làm thủ tục cho con đi ngủ giấc 17h. Giấc ngủ ngày rất ngắn và đôi khi không thành công. Đây là mấu chốt của vấn đề: cho bé thức đủ thời gian trước giấc 3 và thời gian thức trước giấc ngủ đêm.

Nếu bé ngủ, hãy cho bé ngủ 30'. Nếu bé không ngủ, sau 20 phút thử ngủ giấc này mà không thành công, mẹ có thể cho bé ra và chơi thêm 1h30 phút.

30 phút trước thời gian ngủ đêm là lúc mẹ thực hiện thủ tục đi ngủ đêm: tắm – bú – thay quần áo – đọc truyện và gắn kết tình cảm gia đình. Mẹ đặt con đi ngủ lúc 19:00 hoặc 19:15'.

Sau mốc này, nếu con có dậy, mẹ áp dụng các phương pháp khuyến khích tự ngủ giúp con ngủ lại thay vì đưa con ra môi trường bên ngoài. Nên nhớ, trước đây bé theo chu kì easy 3 mỗi ngày bé có 4 giấc, vì thế do có thói quen nhiều bé hiểu lầm rằng giấc ngủ đêm chỉ là giấc ngủ thứ 4 của ngày như trước kia.

Và chính là cha mẹ cần là người đưa tín hiệu cho con rằng giờ ngủ đêm đã đến: bằng cách không giao tiếp và không đưa bé ra ngoài, tạo thêm một khoảng thời gian thức THỪA sau khi đã đặt con ngủ đêm.

Điểm này hết sức quan trọng để con hiểu tín hiệu ngủ đêm, không dậy gào học vì tưởng nhầm một giấc ngủ ngày như cũ và là nền tảng để chữa chứng ngủ ngắn vào ban ngày.

Thời điểm chuyển giao này rất khó khăn, chúng tôi cũng đã từng trải qua và chúng tôi hiểu cảm xúc của cha mẹ lúc này, hãy yên tâm và cho con thời gian. Mọi chuyện sẽ qua và sẽ theo hướng tốt đẹp hơn.

Bé có thể được ăn đêm một bữa lúc 11h đêm nếu mẹ thấy cần thiết và sáng hôm sau ăn tốt.

 

 

Đêm gần sáng: Đây cũng là một thời khắc mong manh và nhạy cảm do lúc này các chu kì REM dày đặc nên bé có thể trằn trọc và khó ngủ hơn. Nhiều bé dậy lúc 4h sang và gào khóc, nhiều bé có thể muộn hơn lúc 5h. Dù làm gì đi chăng nữa, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp khuyến khích con tự ngủ lại mà KHÔNG CẦN ĂN.

Bởi ăn lúc này sẽ tạo thành một khung EASY sớm hơn, bắt đầu ngày mới của con trước 5h sáng và giấc ngủ ngày số 1 quá sớm (trước 6h sáng - vì gần sán nếu con thức, ăn và đi ngủ lại thì khi đi ngủ lại này được tính là nap chứ không còn là giấc đêm nữa - dẫn đến hiện tượng thừa nap).

Việc cho ăn lúc này sẽ làm THỪA ra một chu kì EASY, làm con mệt hơn và có thể bắt đầu ngủ đêm từ 4-5h chiều – là quá sớm – và là nguyên nhân của chứng dậy sớm mãi mà không khắc phục được.

Một nguyên nhân khác là khi cha mẹ cho ăn lúc này, 7h sáng khi cha mẹ muốn con ăn bữa đầu ngày, do các bữa con ăn không gần nhau, con sẽ ăn không hiệu quả ở E1 đẫn đến ăn vặt và ngủ vặt của cả ngày tiếp đó.

Vì thế, trong trường hợp con ậm ọe từ sớm hãy kiên nhẫn chờ đến ít nhất 6h sáng mới cho con ăn, bắt đầu ngày mới: giữ con thức từ đó đến sớm nhất 8h sáng mới cho ngủ giấc ngày thứ 1 và hãy ghi chép ngày mới này theo chu kì ngủ 6am-6pm chứ không phải 7am-7pm như chu kì mẫu.

Điều chỉnh các giờ ngủ các giấc ngày đêm phù hợp cho con, đến khi con có thể ngủ tốt hơn vào ngày và đêm để có thể điều chỉnh về lịch mẫu (nếu cha mẹ thấy cần – nhiều em bé sinh hoạt rất tốt ở chu kì tự nhiên 6am-6pm).

Hãy nhớ bé theo EASY4 không ngủ quá 3 giấc mỗi ngày và không nên cho bé ngủ bù quá 2h/giấc vào ban ngày, tránh hiện tượng ngủ ngày đánh cắp thời lượng giấc ngủ đêm.

>> Để chữa catnap bằng nút chờ, mẹ tham khảo thêm bài viết: Catnap là gì? Cách khắc phục Catnap bằng nút chờ

Một số trường hợp, em bé catnap là hiện tượng bẩm sinh

Khi nào bé hết catnap?

Catnap là hiện tượng bình thường ở trẻ, việc chữa catnap cũng giống như con cần học một kỹ năng như lẫy, trườn, bò, đứng, đi... nghĩa là cần đến một thời điểm nào đó, khi mẹ kiên trì hỗ trợ thì catnap mới có thể chữa thành công.

Ví dụ: Bé 2-3 tháng tuổi mới học lẫy và lẫy được. Như vậy với bé 1 tháng, dù có muốn con cũng chưa lẫy được ngay. Việc mẹ cần làm là hỗ trợ con tập tummy time, tập học lẫy... để đủ ngày đủ tháng con cứng cáp dần các cơ và học lẫy thành công. Các bé được hỗ trợ đúng cách sẽ lẫy được sớm. Có bé có đủ môi trường thuận lợi như bế nhiều, nằm xe đẩy nhiều, mặc nhiều quần áo, ít được tummy time, ít chơi tự lập... sẽ ít có cơ hội học lẫy nên lẫy muộn hơn hoặc trốn lẫy.

Vậy nên mẹ cũng không cần kỳ vọng và căng thẳng khi catnap chữa mãi chưa được, vì chuyển giấc, nối giấc là một kỹ năng mà con cần học. Việc mẹ có thể giúp con tốt nhất đó là hỗ trợ con chuyển giấc thành công.

Tại POH EASY, các bé được hỗ trợ chữa catnap đúng cách và catnap có thể sẽ hết khi tầm 16-26 tuần tuổi khi mẹ tham gia sớm và làm đúng hướng dẫn.

Với các bé không theo EASY và chưa biết tự ngủ việc chữa catnap sẽ lâu hơn thời gian gian này. Mẹ có thể chờ cho đến khi bé 2-3 tuổi để tự học được cách khắc phục catnap và chuyển giấc thành công.

Bé bị catnap bẩm sinh?

Trường hợp đặc biệt: Có những em bé catnap là hiện tượng bẩm sinh

Trích lá thư của một bà mẹ gửi cho tôi:

“Chị ơi, vậy là con em đã được gần 6 tháng và mẹ đang chuẩn bị đi làm rồi. Em bắt đầu rèn con theo nếp sinh hoạt EASY và tự ngủ từ lúc bé mới được 2 tuần, sau bao nhiêu khó khăn sồi sụt tưởng như bỏ cuộc, em chưa một lần dám tự tin báo cáo kết quả thành công với chị được. Thực sự bé nhà em sinh hoạt không ổn định, có khi vài ngày rất ổn, em định khoe thành quả với chị thì tự nhiên bé lại giở chứng, mẹ lại tiu nghỉu. Bé nhà em có thể là thuộc dạng catnap bẩm sinh, ngủ ngày ngắn kinh khủng luôn, cho đến tận bây giờ vẫn phập phù. Có những hôm bé ngủ ngon nghẻ nhưng có hôm vẫn catnap và khóc gào nhưng vẫn không ngủ lại. Đặc biệt việc giãn cữ kéo dài thời gian thức cho bé rất khó, mỗi lần chuyển easy phải mất gần như cả tháng mới ổn được.

Nhưng nhìn lại cả một chặng đường dài, tuy không thành công mỹ mãn như các mẹ khác nhưng những gì có được hôm nay em cũng cảm thấy bằng lòng lắm rồi, con sinh hoạt rất có nề nếp, đến giờ là ngủ không phải bế ẵm, ru hời gì, phần lớn là tự ngủ đôi khi cần ti giả hỗ trợ rất nhẹ nhàng, ăn gọn gàng bữa nào ra bữa đó 160-190ml/lần ngày 4 lần, riêng cữ cuối trước khi ngủ đêm ăn 280ml. Con chơi ngoan, đi ngủ giấc đêm rất dễ: cứ tắt đèn bật nhạc lullaby là ngủ, từ 7h30 một mạch đến 6h-7h sáng hôm sau mà không cần dậy ăn đêm.

Tuy bây giờ bé vẫn chưa hết hẳn catnap, có ngày không catnap tí nào nhưng hầu như ngày nào cũng ít nhất 1 nap bị nhưng miễn bé vẫn ngoan, vui vẻ không quấy khóc nên em chấp nhận và bằng lòng chị a, như thế là tốt lắm rồi.

Giờ em sắp đi làm lại cũng cảm thấy an tâm phần nào khi để con ở nhà với bà nội, miễn sao bà tuân thủ lịch sinh hoạt cho bé là ổn. Bây giờ lại tiếp tục là khoảng thời gian bắt đầu thử thách mới: ăn dặm blw, hy vọng con sẽ hợp tác tốt….”

* Nap: giấc ngủ ngày

* Catnap là gì?: giấc ngủ ngày quá ngắn (30-45 phút). Giấc ngủ ngắn hơn 30 phút thường không đủ độ phục hồi thần kinh cho trẻ, không giúp trẻ nghỉ ngơi nên thường khi theo easy các mẹ tránh không cho con ngủ quá ngắn ở những giấc đầu ngày, vì bé sẽ bị mệt và không thực hiện tốt được EASY

Tham khảo: Hachun

Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt, mẹ không biết chữa giấc ngủ ngắn bắt đầu từ đâu? Hướng dẫn tự ngủ như thế nào? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.

POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ - POH Easy. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.

Trong quá trình học, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng: POH EASY nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo