REM sáng ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Gần sáng là lúc những ông bố, bà mẹ có con nhỏ như chúng ta đang say giấc nồng nhất, chỉ mong sao được nằm ngủ yên trong chăn ấm, đệm êm. Ấy thế mà đây lại là thời điểm con yêu “hoạt động” mà mắt có khi vẫn nhắm tịt, miệng thì gầm ghè ra đều khó chịu. Để hiểu hơn về tình huống này mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Hiện tượng bé trằn trọc lúc gần sáng hoặc trẻ hay thức giấc lúc 4h sáng như thế này được gọi là REM sáng. Mẹ hãy đọc bài viết của POH để hiểu về REM sáng và cách khắc phục nhé!

Khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Ở người khi ngủ, chúng ta trải qua một xâu chuỗi liên tục và lần lượt hai giai đoạn ngủ chung sau:

- Giai đoạn ngủ sâu (non-REM hoặc NREM)

 Toàn bộ cơ thể thư giãn, nhịp thở và nhịp tim đều đặn. Cơ thể rơi vào trạng thái hoàn toàn vô thức và trí não cũng như cơ bắp sử dụng thời gian này để hồi phục.

- Giai đoạn ngủ đảo mắt nhanh - ngủ nông có tên gọi là ngủ REM

REM là viết tắt của từ Rapid Eye Movement Sleep. Ở chu kỳ này, tuy vẫn nhắm mắt và cơ thể vẫn ở trạng thái ngủ. Tuy nhiên, các bức sóng ở não thay đổi gần giống như mức sóng ở não ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ.

Nguồn ảnh: Hachun Lyonet

Tại chu kỳ ngủ REM, não tiêu thụ nhiều oxy và năng lượng, nhịp thở nhanh và không đều, tim đập tương đối gấp gáp hơn so với chu kỳ ngủ sâu. 

Trong đêm, khi chuyển tiếp giữa các chu kỳ ngủ, người lớn chúng ta trở mình, đôi khi tỉnh giấc. Một chu kỳ ngủ ở người lớn kéo dài 90 phút, bao gồm một giai đoạn ngủ nông - ngủ đảo mắt và ngủ sâu, sau đó chuyển tiếp sang chu kỳ mới.

Tổng thời gian ngủ nông (REM) ở người lớn kéo dài 90 - 120 phút, chiếm 20 - 25% tổng thời gian nghỉ ngơi ở nhóm tuổi này. 

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với chu kỳ ngủ ở người lớn. Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh chỉ kéo dài 40 -50 phút. Hơn nữa với chu kỳ ngủ ngắn ngủi này, một em bé sơ sinh sẽ trải qua 20% ngủ sâu và 80% trạng thái ngủ động, ngủ đảo mắt REM.

Ở mốc trên 3 tháng tuổi, nhiều bé ngủ với thời lượng thực sự nghỉ ngơi sâu chiếm 50% (khoảng 20 phút/ chu kỳ) và 50% còn lại bé trải qua trạng thái ngủ nông REM.

Chính vì chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với người lớn, giấc ngủ nông ở trẻ sơ sinh chiếm phần lớn thời gian ngủ nên bố mẹ mới thấy bé chẳng mấy khi nằm yên lặng khi ngủ mà con hết cử động tay chân, lại đến xoay đầu bên nọ sang bên kia, rồi còn gầm gừ hoặc mếu máo khi ngủ.

Vậy REM sáng là gì? REM trong EASY là gì?

REM trong EASY tức là nói đến chu kỳ ngủ nông trong mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh.  

Chu kỳ REM thường chiếm tỷ lệ lớn hơn khi về sáng - đây chính là hiện tượng REM sáng. Đó là lý do khi trở về sáng, nhiều bé sơ sinh gầm ghè, trở mình khi ngủ nhiều hơn các thời điểm khác trong đêm.

Vậy là mẹ đã biết REM sáng ở trẻ sơ sinh là gì rồi đúng không nào? Nói dễ hiểu hơn về “REM sáng nghĩa là gì?”: Trong 11-12 tiếng ngủ đêm của bé sẽ có rất nhiều chu kỳ ngủ nối tiếp nhau, trẻ sẽ lần lượt trải qua các giấc ngủ NREM và ngủ REM, và gần về sáng thì giấc ngủ nông ở trẻ sơ sinh REM càng nhiều, REM sáng mạnh đến mức có thể ‘đánh bật’ trẻ ra khỏi giấc ngủ, khiến con tỉnh giấc rất sớm - Đó chính là REM sáng.

REM sáng lúc mấy giờ?

Ai cũng biết REM sáng diễn ra khi gần về sáng, nhưng cụ thể REM sáng lúc mấy giờ? Thông thường một em bé thức dậy trong khoảng 4 giờ sáng đến 5 rưỡi sáng được gọi là REM sáng. Nên REM 5h sáng sáng REM 4 giờ thì bản chất của nó cũng là REM sáng mà thôi. Đây cũng chính là thời điểm bố mẹ đang ngủ ngon nhất nên REM sáng đem lại rất nhiều phiền toái cho gia đình.

Đến đây mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “REM sáng từ mấy giờ đến mấy giờ” rồi đúng không nào. Nếu em bé nhà mình thường xuyên thức giấc quá sớm, từ lúc gà chưa gáy, cụ thể là 4h - 5h30 sáng thì có nghĩa bé đang gặp rắc rối với REM sáng đấy mẹ ạ!

Ý nghĩa của chu kỳ ngủ rem ở trẻ sơ sinh

Các nghiên cứu não bộ cho thấy, giấc ngủ đêm ở trẻ sơ sinh là một xâu chuỗi liên tục và lần lượt của các chu kỳ ngủ REM và NREM.

Khi trải qua 5 chu kỳ ngủ trọn vẹn liên tiếp thì bước sóng não trở nên mạnh và mãnh liệt hơn rất nhiều so với các chu kỳ ngủ đảo mắt REM trước đó.

Bé sơ sinh ngủ các chu kỳ ngắn và động

Hay nói cách khác, giấc ngủ càng sâu và dài thì bước sóng não ở chu kỳ REM càng mạnh, điều này rất có ý nghĩa cho sự phát triển và nhân bản tế bào của thần kinh và não bộ ở trẻ.

Việc bé sơ sinh và trẻ em nhỏ trải qua phần lớn thời lượng giấc ngủ trong chu kỳ REM có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ở 2 điểm chính:

- Bản năng sinh tồn của bé, do bé ăn lượng thức ăn rất ít, nên khi ngủ ở chu kỳ REM, cơ thể có cảm nhận, não bộ kích hoạt, bé sẽ tỉnh dậy được nếu cảm thấy đói chứ không ngủ li bì đến quên ăn. Chính vì thế trẻ sơ sinh không ngủ lâu và dậy sau mỗi 3 giờ để bú.

- Bé sơ sinh có rất nhiều điều cần học để tồn tại và phát triển. Chu kỳ REM là lúc não bộ nhân bản, là lúc con học làm chủ các giác quan và bộ phận cơ thể: bé học nắm tay, bé học lẫy, bé học bò, bé học ngồi, bé học đứng, bé học đi, thậm chí cả học nói. Trẻ sơ sinh lớn khi ngủ, chính xác hơn là trẻ sơ sinh lớn trong chu kỳ ngủ REM. 

Rem sáng khi nào hết?

Giấc ngủ của một em bé là xâu chuỗi lần lượt của ngủ sâu NREM đến ngủ nông REM, chuyển tiếp về ngủ sâu NREM và cứ thế tiếp tục mãi, cho đến lúc bé tỉnh giấc.

Bé có thể dễ dàng tỉnh trong chu kỳ ngủ nông REM và có thể không tài nào đánh thức được khi ở chu kỳ ngủ sâu.

Với thời lượng ngủ đảo mắt REM chiếm phần rất lớn trong tổng thời lượng ngủ của trẻ như trên, điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ rất ồn ào, ngủ động, trẻ ngủ không sâu và rất dễ tỉnh giấc.

Và khác với người lớn khi chuyển giấc chúng ta trở mình, thở dài, thậm chí dậy đi vệ sinh và tự ngủ lại được, trẻ em đôi khi cần có sự giúp đỡ của ba mẹ để học được kỹ năng tự ngủ lại giữa các chu kỳ này. 

Bởi vậy nên không có cách nào giúp triệt tiêu hoàn toàn REM sáng khi con dưới 1 tuổi mà hiện tượng này chỉ có thể gần hết khi con trên 1 tuổi.

Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể hạn chế REM sáng hiệu quả bằng cách áp dụng các cách sau:

Cách để vượt REM sáng

Càng về gần sáng, chu kỳ REM càng mạnh mẽ, lúc này các con gầm ghè, trở mình, khóc lóc ỉ ôi. Nếu không nắm rõ về khoa học giấc ngủ của trẻ sơ sinh ba mẹ rất dễ “làm phiền” con, ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

5 điều sau đây vừa là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, vừa là cách tốt nhất để ba mẹ có thể giúp con vượt REM sáng thành công và nhẹ nhàng nhất đó chính là:

- Hạn chế can thiệp: Vì nhiều em bé lúc REM con có nhu cầu học kỹ năng, mắt thì nhắm nhưng mồm ọ ẹ. việc bố mẹ can thiệp sớm sẽ làm cản trở giấc ngủ và việc học kỹ năng của con

- Hướng dẫn con theo nếp sinh hoạt EASY: con có nếp sinh hoạt ổn định, phù hợp giúp con có giấc ngủ dài và hiệu quả vào ban đêm. Giấc ngủ càng sâu và dài thì bước sóng não ở chu kỳ REM càng mạnh, điều này rất có ý nghĩa cho sự phát triển và nhân bản tế bào của thần kinh và não bộ ở trẻ.

- Hướng dẫn tự ngủ cho con: khi con bị đánh bật ra khỏi giấc ngủ trong chu kỳ REM, con tỉnh giấc và khóc chỉ khi có hỗ trợ từ ba mẹ mới ngủ lại được. Nhưng nếu con biết tự ngủ con sẽ có thể tự trấn an được bản thân và đưa mình vào giấc ngủ trở lại.

- Giúp con ăn no, ăn hiệu quả vào ban ngày: đêm con sẽ dành để ngủ và ba mẹ hoàn toàn yên tâm là lúc con khóc lóc ỉ ôi đấy là do con đang ở trong chu kỳ ngủ REM chứ không phải do con đói, để không cần nhét ti mẹ cho con ngậm dẫn tới bữa ăn sáng đầu ngày (một bữa ăn quan trọng) của con bị ảnh hưởng.

- Nút chờ REM sáng: Thời gian chờ tùy thuộc vào tuần tuổi của em bé, thông thường sẽ dài hơn khoảng 15 phút, hoặc với các bé biết tự ngủ rồi thì mẹ có có thể niệm thần chú MAKENO.

REM sáng ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu phụ thuộc vào việc mẹ thực hành những điều trên như thế nào và hỗ trợ con ra sao. 5 điều trên chỉ cần đọc 5-10 phút là xong nhưng để có thể áp dụng thành công cho con, đi từ lý thuyết đến thực hành là cả một quá trình đáng kể mà không phải mẹ nào cũng thành công.

Để giúp con vượt REM sáng thành công, mời ba mẹ tham khảo POH Easy (0-1 tuổi). Tại POH Easy, ba mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết cách giúp bé ngủ ăn no, ngủ đủ … để khi thức dậy con tỉnh táo, vui vẻ tiếp nhận, học hỏi kỹ năng mới.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo