Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh - Tập đi

đăng bởi Nguyễn Khải

Học cách đi bộ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của trẻ, vì đó là một bước tiến lớn trong quá trình tự lập của con. Một khi con đã đứng được trên đôi chân của mình con sẽ nhanh chóng trở thành một "nhà thám hiểm tí hon".

 

Khi nào thì trẻ có thể đi?

Trong năm đầu đời, các cơ của con sẽ trở nên khỏe hơn và sự phối hợp các bộ phận cũng trở nên nhịp nhàng hơn. Con sẽ tập lẫy, tập ngồi và tập bò. Sau đó trẻ có thể tự kéo mình lên và chuyển sáng tư thế ngồi.

Trong khoảng từ 7 tháng đến khi được 1 tuổi, con sẽ có khả năng đứng vịn (bám tay vào đồ đạc) trong ít phút. Con sẽ khá vất vả mới đứng lên được và có thể sẽ ngã xuống, thậm chí là trẻ còn bị thương vì những cú ngã.

>> Kỹ năng nói của bé phát triển như thế nào?

 

Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh -Tập đi

Trẻ phải học cách đứng lên trước khi có thể đi được.

Dần dần con mới học được cách giữ thăng bằng và đứng một cách tự tin. Hầu hết các bé có thể đi được khi được khoảng một tuổi. Lúc này con đã có thể đi xung quanh phòng bằng cách bám vào đồ đạc hoặc vịn tay mẹ. Nếu mẹ cầm tay và dắt con, con có thể bước được vài bước rồi.

Từ 12 đến 17 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ đi được thành thạo. Nếu em bé của mẹ biết đi muộn hơn các bạn bé khác thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Quá trình tập đi của trẻ là khác nhau. Những em bé hay di chuyển bằng cách lết mông thường sẽ biết đi muộn hơn những em bé hay bò.

Bé tập đi như thế nào?

Trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Từ khi chào đời trẻ đã có những phản xạ cần thiết cho kỹ năng đứng. Nếu mẹ bế con theo hướng thắng đứng trẻ sẽ giậm hai chân lên bề mặt mà con cảm nhận được dưới chân. Nếu để chân trẻ chạm vào đùi của mẹ, mẹ sẽ thấy con đang cố sử dụng hai chân của mình.

Thực ra không phải con đang cố gắng tập đứng mà đó chỉ là phản xạ tự nhiên của con. Lúc này đôi chân của con chưa đủ khỏe để có thể đứng vững. Phản xạ này của trẻ cũng sẽ biến mất sau một vài tháng.

5 tháng đến 10 tháng

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, con đã có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể nếu mẹ hỗ trợ con đứng dậy. Nếu mẹ giữ trẻ trên đùi với tư thế thẳng đứng con sẽ nảy lên nảy xuống giống như đang nhún nhảy vậy. Nhún nhảy cũng là hoạt động yêu thích của con trong vài tháng tới.

Nếu trẻ 8 tháng tuổi vẫn chưa kiểm soát được trọng lượng cơ thể, mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ nhé.

Khi trẻ đã học được cách lăn, ngồi và bò các cơ bắp của con cũng sẽ đồng thời phát triển và trở nên cứng cáp hơn.

Từ 7-12 tháng tuổi trẻ sẽ có thể tự ngồi dậy và đứng được khi vịn tay vào đồ đạc hoặc có sự hỗ trợ của mẹ. Nếu mẹ đặt bé bên cạnh ghế sofa, con sẽ nhanh chóng vịn vào ghế và đứng lên một cách đầy tự tin.

>> Kỹ năng chạy và nhảy - Con có đang bắt kịp mốc phát triển?

 

Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh -Tập đi

Trẻ tập đi về phía mẹ bằng cách vịn vào ghế

Khi nào con biết đi?

Khi con đứng vững hơn, con sẽ bắt đầu đi men (di chuyển thẳng đứng trong khi vịn vào đồ đạc trong nhà). Dần dần trẻ sẽ tự tin đứng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Thành thạo kỹ năng đứng là bước đầu cho kỹ năng tập đi của trẻ. Khi con đã sẵn sàng, con có thể thực hiện từng bước chậm chững khi được mẹ dắt tay. Trẻ thậm chí còn có thể cúi xuống nhặt đồ chơi khi đang đứng.

Một tuổi

Khi được khoảng 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học cách gập đầu gối và ngồi xuống từ tư thế đứng. Kỹ năng này khó hơn mẹ nghĩ đó nhé!

Lúc này em bé của mẹ đã có thể đi mon men quanh phòng. Trẻ cũng đã tự đứng mà không cần hỗ trợ, thậm chí có thể bước vài bước. Nhưng nhiều em bé lại chậm hơn một chút. Đi là một kỹ năng phực tạp, đòi hỏi trẻ giữ được thăng bằng, phối hợp các nhóm cơ và sự dẻo dai của cơ thể.

Chắc chắn trẻ chưa thể đứng vứng ở những lần đầu. Con sẽ phải luyện tập nhiều lần để thành thạo kỹ năng này. Hầu hết các trẻ sẽ thực hiện các bước đi với hai chân dạng rộng và nhón chân quặp vào trong để giữ thăng bằng.

Mẹ có thể giúp con đi như thế nào?

Trẻ cần thành thạo các kỹ năng đứng, tự đứng dậy từ tư thế ngồi và đi men trước. Sau đó con mới có thể tự tin thực hiện kỹ năng đi.

Mẹ có thể giúp trẻ bằng cách dạy con chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Mẹ hãy thực hiện thật chậm và theo cách của con để trẻ quan sát.

Đặt đồ chơi ngoài tầm với của trẻ, có thể là trên mặt ghế sofa hoặc mặt bàn thấp để khuyến khích trẻ đứng dậy và lấy. Mẹ cũng có thể làm tương tự để khuyến khích trẻ bước đi.

Bé đã có thể đứng nhưng con vẫn cần thời gian để học cách ngồi xuống từ tư thế đứng mà không bị ngã. Chỉ cho trẻ cách cong đầu gối và khụy xuống từ từ mà không bị ngã ngửa hay mất thăng bằng. Hãy để trẻ quan sát và tập làm theo.

Mẹ có thể khuyến khích trẻ đứng và bước đi bằng cách quỳ trước mặt con và nắm lấy hai tay để trẻ tiến về phía mẹ.

Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh -Tập đi

Mẹ dạy con tập đi bằng cách hỗ trợ con như thế này.

Mẹ cũng có thể đầu tư một chiếc xe đẩy đồ chơi để con vịn và đẩy. Mặc dù nhìn con có vẻ an toàn, nhưng xe tập đi có thể gây nguy hiểm. Xe tập đi có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ.

Trẻ ngồi trên xe tập đi sẽ di chuyển nhanh và tiếp cận được với nhiều thứ. Do đó, trẻ dễ bị ngã, bỏng, bỏng nước sôi và tai nạn ngộ độc.

Mẹ nên để trẻ tập đi bằng chân trần. Đi chân trần giúp con cải thiện khả năng giữ thăng bằng và vận động phối hợp. Bên cạnh đó, nếu giày hoặc tất của trẻ quá chật khiến con bị chuột rút, chân con không thể duỗi thẳng và phát triển đúng cách.

Thực ra con không cần phải đi giày cho đến khi đã hoằn toàn thành thạo kỹ năng đi. Khi mẹ mua giày cho con, hãy nhờ một người bán hàng có kinh nghiệm đo size chân của bé để đảm bảo giày phù hợp với sự phát triển đôi chân con.

Làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho con trong giai đoạn tập đi?

Một khi trẻ có thể bước đi con sẽ di chuyển nhanh hơn nhiều so với trước đây. Mẹ phải đảm bảo con có một môi trường an toàn để tập đi. Hãy sắp xếp đồ đặc ngăn nắp để hạn chế tối đa vật cản trẻ có thể gặp phải.

Hạn chế cho trẻ tự đi ra ngoài và đừng bao giờ để trẻ ở một mình mẹ nhé. Trẻ có thể bị ngã hoặc cần sự trợ giúp của mẹ bất cứ lúc nào.

Dưới đây là một số lời khuyên để giúp mẹ sắp xếp môi trường tập đi an toàn cho trẻ:

  • Nếu có thể hãy đặt thanh chắn ở đầu và cuối cầu thang.
  • Dạy con cách leo cầu thang, nhưng không để con tự leo lên xuống một mình.
  • Để những đồ đạc có thể trèo lên xa cửa sổ và luôn khóa cửa sổ cẩn thận.
  • Để những đồ có thể gây nguy hiểm như kéo, dao, thuốc và chất tẩy rửa tránh xa tầm với của con.
  • Lắp các tấm bảo vệ góc nhọn như góc bàn, góc tủ và cạnh cửa để tránh con đập phải và bị thương

Con được 15 tháng và chưa biết đi. Mẹ có nên lo lắng không?

Sự phát triển kỹ năng ở trẻ là khác nhau, một số kỹ năng sẽ phát triển nhanh hơn so với các kỹ năng khác. Có em bé không học đầy đủ các kỹ năng theo thứ tự như bình thường hoặc tập đi muộn. Ví dụ hầu hết trẻ biết bò rồi mới biết đi nhưng có những bé bỏ qua giai đoạn bò mà có thể tập đi luôn.

Các bé phát triển với tốc độ khác nhau là điều hoàn toàn bình thường và mẹ không có gì cần lo lắng cả.

Nếu trẻ 18 tháng vẫn chưa đi được hoặc mẹ lo lắng về sự phát triển của con hãy thăm khám bác sĩ hoặc các chuyên gia để có câu trả lời.

Ngoài ra, tốc độ học các kỹ năng di chuyển của trẻ thường được di truyền từ bố mẹ. Nếu bố hoặc mẹ biết đi muộn thì có khả năng con cũng sẽ biết đi muộn.

Một lưu ý cho mẹ là các em bé sinh non (trước 37 tuần) thường đạt được các mốc phát triển muộn hơn so với trẻ được sinh đủ tháng

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo