Kỹ năng Nói của trẻ phát triển như thế nào?

đăng bởi

Đứa trẻ mới biết đi sẽ dần hiểu làm thế nào bé có thể sử dụng các từ để mô tả những gì nhìn thấy, nghe, cảm nhận và suy nghĩ. Ngay cả trước khi bé thốt ra từ ngữ đầu tiên, chúng đã lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh.

Kỹ năng nói của con phát triển như thế nào trong năm đầu tiên?

Từ lúc em bé chào đời, bé đã học cách giao tiếp. Hình thức giao tiếp đầu tiên là khóc. Bé khóc khi đói, khi không thoải mái hoặc mệt mỏi.

Ba mẹ có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nói chuyện, đọc sách cho con như thế này.

Từ khoảng ba tháng, con có thể đã bắt đầu tự bập bẹ và phát ra âm thanh khi ba mẹ nói chuyện cùng. Bé có thể đã bắt đầu nhận ra tên của mình, và thậm chí trả lời khi mẹ gọi từ bên kia phòng.

Từ khoảng sáu tháng, mẹ có thể nhận thấy bé thích những âm thanh nhất định, chẳng hạn như "ba" hoặc "ma", vì những âm này dễ phát âm hơn. Con có thể đã lặp đi lặp lại nhiều lần vì chúng thích âm thanh ấy.

Mời ba mẹ tham khảo thêm: Gợi ý cách tương tác giúp trẻ sơ sinh phát triển ngôn ngữ từ sớm

Con sẽ học nói như thế nào?

12 đến 17 tháng

Từ khoảng sinh nhật đầu tiên, bé đã có thể bắt đầu sử dụng một hoặc nhiều từ và biết nghĩa của chúng. Những từ đầu tiên cũng có thể là một biến thể của "mẹ" hoặc "bố".

Vào khoảng 15 tháng, con có thể sẽ cao giọng khi kết thúc câu hỏi đồng thời làm cử chỉ tay để nhấn mạnh những gì mình nói, chẳng hạn như chỉ hay vẫy tay.

Bé có thể có thể hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản hoặc thường xuyên, chẳng hạn như "Nhặt gấu bông của con lên" hoặc "Đi đến bàn nào".

18 đến 24 tháng

Đến 18 tháng, trẻ có thể sử dụng từ 6 đến 20 từ đơn giản. Khi 2 tuổi, con có thể sử dụng 50 từ đơn trở lên.

Bé có thể ghép hai từ lại với nhau, tạo thành những câu cơ bản như "Bế con với". Khi mẹ hát một giai điệu mẫu giáo, bé sẽ cố gắng hát theo. Con sẽ nói chuyện với chính mình khi chơi. 

Ba mẹ hãy tận hưởng khi bé tạo ra thế giới nhỏ của riêng mình. Không thành vấn đề nếu những gì bé nói không có ý nghĩa. 

Ba mẹ cũng không cần phải lo lắng nếu trẻ chậm nói hay khả năng nói của trẻ chưa rõ. Mỗi đứa trẻ học các âm thanh khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

25 đến 36 tháng

Con có thể đấu tranh để không hét lên khi thể hiện bản thân. Bé vẫn chưa hiểu làm thế nào để thay đổi giọng nói của mình một cách phù hợp khi nói chuyện.

Con sẽ bắt đầu hiểu được các đại từ, chẳng hạn như 'con', 'ba' và 'mẹ'. Bé cũng sẽ nói "không" rất nhiều. Đây là cách con khẳng định sự độc lập của mình!

Trong độ từ hai đến ba tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ tăng lên khoảng 300 từ. Bé sẽ xâu chuỗi các từ đặt tên và các từ hành động lại với nhau để tạo thành các câu hoàn chỉnh, mặc dù đơn giản, chẳng hạn như "Con đi ngay bây giờ".

Bé có thể hỏi mẹ những câu hỏi đơn giản, chẳng hạn như "Cái gì?", "Ở đâu?" và "ai?" rất nhiều. Hãy sẵn sàng và kiên nhẫn vì trẻ tò mò muốn biết câu trả lời cho mọi thắc mắc!


Khi càng khám phá thế giới, bé sẽ có thật nhiều thắc mắc với ba mẹ ở độ tuổi này.

Khi bé lên ba, con sẽ có thể có một cuộc trò chuyện đơn giản với mẹ về những gì bé làm. Nhưng đừng ngạc nhiên nếu bé nói sai từ ngữ. Cố gắng không nói với trẻ rằng con đã nói sai. Thay vào đó, hãy nhắc lại từ đúng để sửa cho con. 

Bây giờ trẻ có thể cho mẹ biết tên đầy đủ và giới tính của mình, và có lẽ cả tuổi của con luôn đó.

Ba mẹ có thể tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển ngôn ngữ trẻ sơ sinh tại: Các lý thuyết về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Làm thế nào để khuyến khích con nói?

Nói chuyện với trẻ mới biết đi càng nhiều càng tốt về thói quen hàng ngày của mẹ và khi mẹ ra ngoài. Mẹ càng nói chuyện với trẻ, con sẽ càng học được nhiều từ mới và sẽ càng nói tốt hơn.

Hãy trò chuyện với con mình khi thay tã, cho ăn hoặc tắm và cho bé thời gian để đáp lại bằng một nụ cười hoặc ánh mắt. 

Sử dụng các hoạt động hàng ngày để giúp bé tạo kết nối giữa các hành động và chủ thể. Chỉ ra những điều ba mẹ nhìn quan sát được và miêu tả cho con khi ra ngoài.

Đơn giản hóa lời nói khi hai mẹ con giao tiếp với nhau. Sử dụng các câu ngắn và nhấn mạnh các từ khóa. Điều này sẽ giúp bé tập trung vào các thông tin quan trọng.

Thỉnh thoảng hãy nói chuyện với con bằng những câu dài hơn một từ so với những câu mà bé đang sử dụng. Vì vậy, nếu bé sử dụng câu hai từ, hãy sử dụng nhiều câu ba từ và bốn từ khi nói lại. Ví dụ, con nói "một con cá", mẹ có thể nói, "Đúng rồi, một con cá lớn".

Các mẹ có thể tăng vốn từ vựng cho con bằng cách đưa ra lựa chọn, chẳng hạn như "Con có muốn một quả cam hay một quả táo?", thậm chí có thể cho con thấy cả quả táo và quả cam. Điều này bé lưu trữ một hình ảnh của từ đó trong tâm trí .

Sẽ rất hữu ích khi bé nói chuyện nếu mẹ dành thời gian ngồi trước mặt con và nói. Mẹ thậm chí có thể ngồi trước mặt con khi đọc một cuốn sách, thay vì bế trên đùi, để con có thể nhìn mẹ nói.

Đọc sách cùng con thường xuyên. Ngay cả khi mẹ không theo dõi câu chuyện khi nó được mở ra, con sẽ học bằng cách lắng nghe mẹ nói về những bức tranh.

Làm sao để biết con gặp khó khăn khi học nói?

Không có bài kiểm tra đơn giản nào có thể cho mẹ biết liệu con có đang gặp vấn đề khi học nói hay không.

Nếu lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ rất có thể sẽ trấn an ba mẹ rằng con đang phát triển  hoàn toàn bình thường, hoặc giới thiệu mẹ đưa bé đến một nhà trị liệu ngôn ngữ để kiểm tra.

Nguồn: Babycenter

Ngoài ra để giúp bé học nói hiệu quả từ sớm, ba mẹ có thể đăng ký ngay POH Acti (0-12 tháng): Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ con yêu. 

81/104 gia đình thực hành các bài tập trong POH Acti (0-12 tháng) hàng ngày, và được kết quả như sau:

  • 20 - 30 ngày tuổi: Bé có thể phát âm oo, ah, ee...
  • 4 tháng: Bé có thể bắt chước âm nói
  • 5 tháng: Bé có thể bật âm đơn ma, ba...
  • 6.5 tháng: Bé có thể nói bập bẹ
  • 10.5 tháng: Bé có thể nói từ đơn có nghĩa

Giúp con bật âm và biết nói từ sớm, ba mẹ tham gia ngay POH Acti (0-12 tháng) nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo