5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm

đăng bởi Nguyễn Khải

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) ngày càng được quan tâm nhiều hơn bên cạnh IQ. EQ được chứng minh là góp phần vào thành công của trẻ sau này. Vì vậy ba mẹ cần khơi dậy trí thông minh cảm xúc và nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ từ bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc, mời ba mẹ tham khảo!

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy, mẹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười. Một phút trước trẻ còn đang cười vui vẻ thì đột nhiên lại lăn ra và la hét cáu gắt. Chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy thật đau đầu và mệt mỏi!

Đây chính là thế giới cảm xúc của bé. 

Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ cảm thấy choáng ngợp khi bắt đầu học những nhiệm vụ phức tạp hơn như nhận biết, thấu hiểu và điều khiển cảm xúc của bản thân. Việc giải mã trí tuệ cảm xúc và hiểu vai trò của trí tuệ cảm xúc với một em bé sẽ giúp mẹ có cách giáo dục con tốt hơn.

Việc có thể nhận biết, thấu hiểu và kiểm soát được cảm xúc của bản thân và người khác tạo nên chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) của chúng ta. Những người có EQ cao thường có các mối quan hệ tốt hơn, thành công ở trường và nơi làm việc, có một tâm lý tốt. 

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Phát triển các giác quan của trẻ qua trò chơi

5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm

EQ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con sau này

Cũng giống như IQ (chỉ số thông minh), EQ được cho là kết quả của cả yếu tố di truyền và trải nghiệm cuộc sống. Những đặc điểm tính cách có thể chỉ phản ánh một phần con người của bé nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những trải nghiệm trực tiếp giữa bé và bố mẹ sẽ tác động đến đến EQ của bé. Vì vậy, ngay từ khi con còn bé bố mẹ hãy chú ý rèn luyện trí thông minh cảm xúc của con.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ bé?

Việc nuôi dưỡng kỹ năng liên quan đến cảm xúc ở trẻ sẽ trở nên phức tạp dần khi trẻ lớn lên. Nhưng mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển cảm xúc lành mạnh cho bé 6 bước sau:

1. Giúp bé tìm hiểu về cảm xúc. Việc có thể nhận biết và gọi tên cảm xúc là bước đầu tiên trong việc học cách đối mặt với cảm xúc của bản thân. Từ 1-2 tuổi, mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về cách thể hiện cảm xúc của bé. Do đó mà cách mẹ hỗ trợ cũng cần thay đổi thích hợp. 

Mẹ cần đặc biệt lưu ý giai đoạn này không làm tổn thương cảm xúc của bé dù vô tình hay cố ý. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách các ba mẹ tham gia POH POTI (0-6 tuổi). Chương trình với các bài giảng về tâm lý học và sự tư vấn chuyên sâu 1:1 với giảng viên giúp bố mẹ ứng xử đúng đắn tránh làm tổn thương con trẻ.

2. Giúp bé hiểu cảm xúc. Làm mẫu và nói về cảm xúc là những cách đơn giản để mẹ giúp con hiểu được lý do tại sao bé lại cảm thấy như vậy. Nếu như bé bắt đầu khóc khi bà ngoại rời đi, mẹ hãy nhíu mày nhìn con và nói: “Bà phải rời đi rồi. Mẹ cũng như con đều cảm thấy buồn lắm.” để trẻ hiểu được cảm xúc “buồn”.

5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm

Làm gì để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ bé

3. Dạy bé rằng cảm xúc không hề xấu, và bé chỉ cần cố gắng vượt qua. Các nhà tâm lý học đã liên kết việc bé cảm thấy xấu hổ về cảm xúc với các vấn đề như các hành động bạo lực (bắt nạt hoặc bị bắt nạt), lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Trong những ngày đầu tiên, mẹ hãy bế và ôm bé khi bé đang khóc, nhẹ nhàng thì thầm vào tai bé rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi và con sẽ không sao. Tương tự như vậy, khi bé ném bát xuống đất sau khi mẹ nói không được ăn bánh quy, mẹ hãy nói với bé rằng: “Con có thể cảm thấy tức giận nhưng không có nghĩa là con có thể ném đồ vật như vậy”. Mẹ nên cho bé biết rằng bé có thể bộc lộ cảm xúc của mình nhưng hành vi của bé là sai. Trong tương lai, điều này sẽ dạy cho bé biết rằng chúng ta không thể kiểm soát những cảm xúc bất chợt nhưng chúng ta có thể kiềm chế cách thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài.

4. Hướng dẫn bé cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Trong những năm đầu đời, phản ứng của bé với những cảm xúc tiêu cực có thể rất dữ dội. Ví dụ, khi tức giận, bé sẽ đánh hoặc cắn người đang ở gần bé. Mẹ hãy dạy con một số cách để bé đối phó với sự tức giận một cách tử tế như hít thở sâu và nói: “Mẹ ơi, con đang rất tức giận!”.

Bố mẹ cũng nên nhớ rằng bé luôn quan sát đến cách bố mẹ kiểm soát cảm xúc. Nếu mẹ la hét khi bực mình, bé cũng học cách la hét. Thay vào đó, mẹ đi sang một căn phòng khác để lấy lại sự bình tĩnh khi mẹ đang giận dữ, và cho bé biết rằng đây là cách mẹ điều chỉnh cảm xúc. Thực hiện cách này thường xuyên mẹ sẽ thành công trong việc giúp con điều hướng cảm xúc. 

Việc nuôi con đã khó dạy con còn khó hơn, đặc biệt là lúc bé làm ra những hành vi không đúng. Tuy nhiên, việc bé nhận thức được cách mẹ đối phó với cảm xúc và những nỗ lực để mô hình hoá những gì mẹ muốn bé học là một bài học hiệu quả trong việc dạy bé điều tiết cảm xúc.

5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm

Bố mẹ cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình trước vì bé sẽ học tập theo bố mẹ

5. Hướng dẫn bé thể hiện cảm xúc tích cực. Cũng như cách mẹ dạy bé phản ứng như thế nào khi bé cảm thấy buồn, mẹ cũng có thể chỉ cho bé phải làm gì với những cảm xúc tích cực như tự hào hay phấn khích. Lần đầu tiên bé đặt mảnh ghép thành công vào bộ xếp hình, bé quay nhìn sang mẹ với sự ngạc nhiên trên khuôn mặt. Nếu mẹ cười và vỗ tay, bé học được rằng nếu bé cảm thấy tự hào, bé có thể ăn mừng. Nếu bé cảm thấy phấn khích khi bà sắp đến chơi, mẹ có thể nói với bé: “Bà sắp đến chơi rồi, con vui lắm đúng không? mẹ con mình bật nhạc để hát cùng nhau trong lúc đợi bà nhé!”

6. Làm mẫu và khuyến khích trẻ đồng cảm. Khả năng tưởng tượng những gì người khác cảm nhận và đáp lại một cách cẩn trọng là một kỹ năng phát triển theo thời gian, nhưng quá trình này bắt đầu từ khi mẹ thể hiện sự đồng cảm khi bé buồn. Mẹ có thể làm mẫu sự đồng cảm thông qua những tương tác ở ngoài đời thực như khi chơi cùng với bé (“Chú chó nhỏ kia vẫn ở đó một mình. Con có nghĩ rằng bạn cún thấy cô đơn không? Hãy chơi cùng với bạn cún nếu bạn Cún ấy muốn.”).

Cảm xúc của bé phát triển rất nhanh, đặc biệt là khi bé ở tuổi dậy thì con có thể không kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bố mẹ nỗ lực hướng dẫn cho bé về những cảm xúc đó, đặc biệt ở trong những năm đầu tiên, thì trí tuệ cảm xúc của bé sẽ phát triển khỏe mạnh và con sẽ ít gặp những rắc rối với cảm xúc của mình hơn khi lớn lên.

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc điều chỉnh và phát huy trí tuệ cảm xúc của con, ba mẹ tham gia POH POTI ngay hôm nay nhé! Vì con chúng ta chỉ sinh ra có một lần. Hãy giúp chúng có một trí tuệ cảm xúc thật tốt đẹp bằng cách giúp chúng nuôi dưỡng ngay từ hôm nay nhé!

 

Thay vì đọc hàng nghìn trang sách hay học một khóa lý thuyết… nhưng gặp tình huống thực tế thì hoang mang, quên sạch…Thì POH Poti sẽ giúp:

• Bé nhanh chóng hợp tác mà mẹ chẳng cần nặng lời

• Con phát triển IQ và EQ, thể chất và trí tuệ phát triển tối ưu và toàn diện

• Bố mẹ được tư vấn 1-1 qua app và trực tiếp qua zoom giúp ứng dụng Kỷ luật tích cực thành công

Mẹ tham gia ngay tại POH POTI nhé!

POH POTI (0-3 tuổi): Giúp con tối ưu EQ, IQ bằng Kỷ luật tích cực!

 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo