Nếu mẹ đang có một em bé 9 tháng tuổi thì chúc mừng mẹ đây là khoảng thời gian cực kỳ thú vị bởi em bé không chỉ hiểu động mà còn đang rất tò mò khám phá. Làm sao để nuôi dưỡng một em bé vui vẻ và thông minh? Làm sao để những giờ chơi không nhàm chán và quá đỗi mệt mỏi khi mẹ cứ phải loay hoay chạy theo giữ cho bé được an toàn? Hãy để POH bật mí cho mẹ cách dạy trẻ 9 tháng tuổi dễ dàng mà hiệu quả ngay sau đây nhé!
1. Hiểu về trẻ 9 tháng tuổi
Trước hết mẹ hãy tìm hiểu một số đặc điểm phát triển của một em bé 9 tháng tuổi để có cơ sở tương tác với con một cách khoa học nhé!
Bé rất hiếu động: Chín tháng là độ tuổi trung bình mà trẻ bắt đầu tập bò, có nghĩa là dù bé nhà mình đã bò thành thạo hay chỉ mới bắt đầu thì con luôn yêu thích dịch chuyển và mẹ cần chú ý sát sao để bảo đảm an toàn hơn nữa.
Em bé 9 tháng tuổi có thể bám vào ghế dài hoặc bàn uống nước để tự đứng dậy, tiếp theo là tập đi men theo mặt bàn, mặt ghế hay mép giường.
Sự phát triển của trẻ 9 -10 tháng tuổi
Bé có khả năng tập trung để khám phá: Điều thú vị nhất đối với trẻ 9 tháng tuổi là có thể ngồi trong thời gian dài hơn, chăm chú chơi với đồ chơi. Bé thích sử dụng bàn tay của mình để thử nghiệm với mọi thứ!
Bé có kỹ năng nắm các ngón tay thành gọng kìm. Trẻ 9 tháng tuổi có thể bắt đầu nhặt đồ vật bằng ngón trỏ và ngón cái. Vì thế sẽ có sự thay đổi đáng kể trong cách bé tập ăn và chơi với đồ chơi.
Bé rất thích “nói chuyện”. Hầu hết trẻ 9 tháng tuổi có thể phát ra chuỗi âm thanh như mamamama và dadadada để bắt đầu giao tiếp. Đây là cách bé 9 tháng tuổi tập nói. Bé hào hứng ê a nói chuyện với người khác, đặc biệt với người thân yêu nhất là mẹ đó!
Bé đang mọc răng. Những chiếc răng mới nhú luôn gây nhức nhối khiến bé trở nên “khó ở”. Mẹ cần xác định trước để cảm thông và có cách hỗ trợ bé.
>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0-12 tháng)
>> Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
2. Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi thông qua những trò chơi
Khi đã hiểu về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi, POH sẽ bật mí cho mẹ những bí kíp để mẹ vừa chơi vui vừa giúp bé phát triển các kỹ năng toàn diện
Củng cố các kỹ năng vận động thô
- Mẹ giúp bé bò tích cực
Tạo ra các chướng ngại vật nho nhỏ: Mẹ có thể giúp bé tập bò một cách thành thạo và vui vẻ hơn bằng cách tạo các chướng ngại vật nhỏ bằng những chiếc gối hoặc tấm đệm sofa để bé bò qua lại. Có thể bé sẽ hào hứng trèo qua ngay từ lần đầu tiên hoặc cần mẹ hỗ trợ một chút để biết cách vượt qua những chướng ngại vật này.
- Giúp bé bò lên cầu thang: Cầu thang luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với những em bé đang tập bò. Mẹ hãy ở bên hướng dẫn bé bò lên từng bậc một hoặc xếp các khối xốp, đệm sofa để tạo ra những bậc thang an toàn và phù hợp với bé hơn. Ban đầu mẹ cũng có thể sử dụng thanh chắn cầu thang để giới hạn không gian tập bò chỉ trong những bậc thang thấp nhất.
>> Bé 9 tháng chưa biết bò mẹ phải làm sao?
- Khuyến khích bé đi men: Mẹ đặt bé ở một đầu chiếc bàn thấp sao cho bé có thể bám tay để đứng một cách vững vàng, còn mẹ ở phía đầu bên kia và dùng một món đồ chơi yêu thích để khuyến khích bé đi men dọc theo bàn. Khi bé về đích mẹ đừng quên khen ngợi bé nhé.
- Chơi trốn tìm: Khi bé có thể bò hoặc đi men trong phòng cũng là lúc mẹ có thể bắt đầu cùng bé chơi trốn tìm. Đầu tiên mẹ đi trốn sao cho bé nhìn thấy rõ chỗ mẹ trốn và để bé háo hức bò đi tìm. Sau đó mẹ làm ra vẻ đuổi bắt để bé bò đi trốn. Mẹ đừng quên thể hiện sự vui mừng khi hai mẹ con tìm thấy nhau nhé. Đây là một trong những trò chơi thú vị trong suốt thời thơ ấu mà bé chẳng bao giờ chán.
Phát triển kỹ năng vận động tinh
Mẹ có thể giúp bé cải thiện kỹ năng của các ngón tay bằng cách cho bé chơi những món đồ chơi vửa có chất liệu an toàn, vừa tạo ra hiệu ứng khi bé cầm nắm. Đây là một số gợi ý dành cho mẹ: đồ chơi có thể bóp được, phát ra tiếng kêu như con vịt cao su, đồ chơi kéo đẩy như một đoàn tàu gỗ nhỏ, đồ chơi xếp chồng lên nhau như khối xây dựng, đồ chơi nhà tắm nổi lên khi thả xuống nước…
Phát triển nhận thức
Mẹ chỉ cần gọi tên những sự vật, mô tả những sự việc mà bé đang nhìn hoặc nghe thấy. Nếu bé biểu hiện mong muốn nào đó bằng điệu bộ, nét mặt hay những chuỗi bập bẹ mama dada, mẹ hãy “dịch” mong muốn đó thành lời cho bé nghe và đáp ứng nhu cầu của bé. Theo đó, bé dần dần nhận ra có thể dùng ngôn ngữ nói để diễn tả nhu cầu cá nhân.
Mẹ có thể cùng bé đứng trước gương để gọi tên những bộ phận trên cơ thể và những biểu cảm gương mặt khác nhau.
Đọc sách cùng con mỗi ngày cũng là cách đơn giản vừa giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ vừa tạo thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ.
Sách cho bé 9 tháng
Phát triển giác quan
Lúc này bé không chỉ có khả năng phân loại những sự vật trực quan như con vật hay đồ vật, mà còn phân biệt được những thứ mang tính cảm quan như các cảm xúc khác nhau, các mùi hương và âm thanh khác nhau, các trải nghiệm khác nhau khi sờ chạm. Bởi vậy mẹ hãy cung cấp cho bé những chất liệu đa dạng để có những trải nghiệm phong phú này. Chỉ cần để ý một chút thôi, mẹ sẽ dễ dàng tìm thấy những món đồ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như các miếng vải có chất liệu khác nhau, những bông hoa có mùi thơm đặc trưng hay cho bé trải nghiệm cảm giác chân trần trên cát, sàn gỗ, nước ấm hoặc đất sét…
Việc ăn uống không chỉ là nhu cầu mà còn là cơ hội để bé khám phá những hương vị, kết cấu mới mẻ của đồ ăn. Mẹ có thể cho bé vào bếp ngửi nếm, sờ chạm, cảm nhận độ nặng nhẹ, to nhỏ, nhẵn mịn hay sần sùi của các loại củ quả như bí đỏ, su hào, khoai tây, cà rốt… Nếu điều kiện cho phép, mẹ có thể để dành riêng cho bé một ngăn tủ bếp thấp. Đây sẽ là kho báu bí mật thật hấp dẫn với những đồ làm bếp an toàn như các loại hộp, thìa, nồi nhỏ có vung… Thay vì mẹ phải vất vả vừa trông chừng bé vừa bận rộn làm bếp, bé sẽ miệt mài khám phá và rèn luyện khả năng tập trung, còn mẹ thì tha hồ rảnh tay đó nhé!
>> Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi
Phát triển kỹ năng giao tiếp
Mẹ hãy cho bé ra ngoài đi dạo, đến những khu vui chơi dành cho trẻ em để có cơ hội gặp gỡ và tương tác với những em bé cùng tuổi. Đồng thời mẹ cũng lưu ý rằng bé có thể cảm thấy không thoải mái khi lần đầu tiếp xúc gần với người lạ. Mẹ hãy cho bé thời gian để làm quen với những người mới và tình huống mới.
3. Những lưu ý trong cách dạy bé 9 tháng tuổi mẹ cần biết
- Cho phép bé được bẩn và chấp nhận sự bừa bộn: Công cuộc khám phá và trải nghiệm chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng vung vãi lộn xộn. Mẹ hãy kiên nhẫn dọn dẹp hậu kỳ một chút nhé!
- Sắp xếp lại ngôi nhà cho phù hợp với nhu cầu khám phá của bé: Những chiếc giá kệ tầm thấp là công cụ hỗ trợ đắc lực để bé vừa tập đi men vừa chủ động lựa chọn hoạt động cho mình. Mẹ có thể xếp luân phiên các món đồ trên giá này để chúng luôn mới mẻ và hấp dẫn đối với bé. Còn những món đồ dễ vỡ hoặc không an toàn, mẹ hãy cất riêng, xa khỏi tầm nhìn và tầm với của bé. Nếu mẹ phải đi làm, việc tạo ra không gian an toàn với nhiều hoạt động thú vị luân phiên cũng chính là cách hiệu quả để bé học được cách chơi tự lập. Dù ông bà hay người giúp việc phụ mẹ trông nom bé, mẹ cũng đỡ lo lắng bé buồn chán hoặc phải xem tivi, ipad khi còn quá nhỏ.
- Chờ đợi trước khi giúp đỡ bé: Mẹ chú ý quan sát để đoán biết khi nào cần giúp con và khi nào để con tự tìm cách xoay sở. Chẳng hạn khi bé đang chơi với một món đồ chơi bị lăn khỏi chiếc gối, thay vì giúp bé nhặt lại ngay, mẹ hãy chờ đợi một chút. Nếu bé thể hiện sự thất vọng và quá xúc động, mẹ hãy giúp bé, nhưng nếu bé coi đó là một thử thách và vẫn đang tìm kiếm thì mẹ hãy để bé tiếp tục cố gắng.
Mẹ có thể thấy bí kíp dạy trẻ 9 tháng tuổi chẳng nằm đâu xa ngoài việc dành cho con tình yêu thương chân thành và bền bỉ mỗi ngày, đồng thời tạo ra môi trường phù hợp, kiên nhẫn quan sát và điều chỉnh để con được phát triển theo đúng tốc độ của riêng mình. POH còn có công cụ hỗ trợ đắc lực giúp mẹ từng bước chuẩn bị một cách bài bản và khoa học với POH Acti (0-3 tuổi) https://poh.vn/acti
POH Acti cùng mẹ và bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giúp con:
• Phát triển vận động nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh, từ đó hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, cảm nhận của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... thật tinh tế và nhạy bén!
• Giúp con tự lập từ sớm và biết hợp tác với bố mẹ...
Mẹ thiết lập ngay môi trường đó với POH Acti ngay hôm nay nhé!
• POH Acti (0-3 tuổi) https://poh.vn/acti - Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo