4 kỹ năng bé 11 tháng tuổi cần có mẹ đã biết chưa?

đăng bởi Vân Minh

11 tháng tuổi là bước đệm trước khi bé bước qua sinh nhật đầu tiên trong đời. Em bé sơ sinh bé bỏng ngày nào giờ đây đã trở nên độc lập hơn, năng động hơn và đòi hỏi mẹ cần trang bị nhiều kiến thức hơn để đồng hành cùng bé. Qua bài viết này, mẹ sẽ nắm được 4 kỹ năng bé 11 tháng tuổi cần đạt được để chuẩn bị cho các mốc phát triển quan trọng tiếp theo. Vậy 4 kỹ năng đó là gì? Mẹ có thể làm gì để giúp bé đạt được các kỹ năng này. Mẹ hãy đọc tiếp nhé!

1. 4 kỹ năng bé 11 tháng tuổi có thể đạt được

1.1 Kỹ năng vận động

Khi được 11 tháng, mốc vận động thô đáng chú ý nhất của bé là vịn đứng và đi men. Ban đầu bé bám tay vào đồ đạc quanh nhà như bàn thấp, thành giường hay bề mặt ghế để kéo mình đứng lên. Bé vừa bám vừa dọ dẫm từng bước và đi men theo tay bám. Khi đã quen với những bước đầu tiên này, dần dần bé sẽ buông tay bám và học được cách giữ thăng bằng để tự đi những bước chập chững đầu tiên một cách độc lập. Bé nhận ra và thích thú thử nghiệm với đôi chân của mình bằng cách đứng kiễng chân hoặc đứng bằng một chân.

Các bé 11 tháng tuổi đặc biệt thích leo trèo để khám phá mọi thứ xung quanh. Mẹ sẽ thấy bé loay hoay trèo qua thành cũi hoặc cố vượt qua những bề mặt thấp như bàn, ghế. Để giai đoạn này không quá hỗn loạn, mệt mỏi khi phải canh chừng bé, cũng như để giữ an toàn cho bé, mẹ hãy cẩn thận quan sát bé và sắp xếp đồ đạc lại một chút nhé. Ví dụ mẹ có thể di chuyển ghế ra xa bàn để bé của bạn không thể trèo lên mặt bàn. Bé cũng sẽ thích mở các ngăn kéo và tủ, vì vậy mẹ đừng quên khóa tủ hoặc cất những sản phẩm không an toàn xa khỏi tầm nhìn của bé.

Về vận động tinh, các em bé 11 tháng tuổi có khả năng phối hợp tay và mắt và thích thú sắp xếp đồ chơi theo kích thước, màu sắc. Các khối xếp chồng và những chiếc cốc nhiều màu là những món đồ chơi tuyệt vời cho những hoạt động này. Trong khi lọ mọ khám phá, bé có thể đưa đồ vào miệng để cảm nhận một cách “ngon lành”. Đây cũng là lúc mẹ cần cất dọn những món đồ có kích thước nhỏ như đồ chơi xếp hình của anh chị lớn trong nhà, nhằm tránh nguy cơ hóc nghẹn cho bé.

>> Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi: Tuần đầu tiên

>> Trò chơi cho bé 11 tháng: Tuần thứ hai

Bé 11 tháng tuổi phát triển kỹ năng vận động tinh thông qua những trò chơi phù hợp

1.2 Kỹ năng về nhận thức

Ở độ tuổi này, bé bắt đầu học tên gọi của những người và đồ vật mà bé thường xuyên tiếp xúc. Nhằm giúp bé phát triển vốn từ vựng, mẹ hãy giữ thói quen gọi tên những đồ vật, con vật xung quanh và mô tả cho bé hành động mà mẹ đang làm

Bé tập quan sát hình dạng và kích thước của các đối tượng, sau đó thực hành thao tác với đồ vật như sờ, chạm, cầm, nắm, đập hay ghép vào nhau và hình thành khả năng định vị trong không gian.

Mẹ có thể thấy bé chăm chú nâng cốc lên miệng để uống hoặc cầm chiếc lược của mẹ, từ từ nâng lên đầu và học cách chải đầu giống mẹ.

>> Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi 

 

1.3 Kỹ năng xã hội và tình cảm

Nếu gặp tình huống phải tiếp xúc với nhiều người, một cách tự nhiên bé sẽ thoải mái đến gần những người mà bé quen biết và tỏ ra rất thân thiện. Với những người mà bé không quen biết, bé có thể tỏ ra lo lắng và không muốn rời xa người thân quen của mình.

Em bé của mẹ biết thể hiện các cảm xúc đa dạng hơn. Bé cũng biết cách bày tỏ sự không hài lòng, nổi cơn thịnh nộ khi không thích tình huống đang xảy ra hoặc kết quả của một hành động nào đó, chẳng hạn như bị lấy đi món đồ đang chơi để chuẩn bị đi ngủ.

Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thường sẽ tham gia chơi theo kiểu song song. Mẹ đừng vội mong đợi các bé ở độ tuổi này ríu rít chơi đùa cùng nhau. Bé sẽ thoải mái ngồi chơi bên cạnh nhưng chưa phải chơi tương tác qua lại với một em bé khác. 

1.4 Kỹ năng giao tiếp

Em bé dần học được cách thể hiện mong muốn của mình thông qua hành động thay vì khóc lên thật to, chẳng hạn bày tỏ sự không đồng ý bằng cách lắc đầu.

Ở độ tuổi này, bé tỏ ra thích thú với những cuộc trò chuyện hai chiều. Mẹ có thể hỏi chuyện và chờ bé đáp lại, đôi khi chỉ là tiếng bập bẹ nho nhỏ hoặc đôi mắt hau háu và chiếc miệng nhoẻn cười thật tươi. Mẹ chú ý sử dụng ngôn ngữ tích cực trong cuộc sống hàng ngày để bé được bồi đắp khả năng về ngôn ngữ. Lúc này bé giống như một miếng bọt biển nhỏ hấp thu mọi điều mắt thấy tai nghe từ môi trường xung quanh. Thay vì nhấn mạnh vào những điều bé không nên làm hay làm chưa đúng và liên tục nói “không” với bé, mẹ hãy nói ra những điều bé nên làm. Từ “không” chỉ nên ứng dụng vào những tình huống mang tính chất giới hạn để có thể phát huy tối đa tác dụng.

Giờ đây, em bé còn có thể làm theo một số hành động, và thậm chí có thể thử bắt chước một số biểu hiện và lời nói từ người lớn. Mẹ có thể đưa ra những yêu cầu đơn giản như "Con đưa cho mẹ quả táo nhé?". Mẹ hãy kiên nhẫn chờ một chút để bé “phản ứng” với yêu cầu và đừng quên nói lời cảm ơn khi bé hoàn thành nhiệm vụ nhé!

Bé rất thích chơi đùa cùng mẹ

 

2. Bí kíp cho mẹ để hỗ trợ con đạt được các kỹ năng cần thiết

Mỗi em bé sẽ đạt được những kỹ năng này với tốc độ mà bé cảm thấy thoải mái. Người lớn chúng ta thường cảm thấy hào hứng khi bé đạt được kỹ năng mới và có xu hướng nôn nóng hỗ trợ bé hoàn thành sớm nhất. Tuy nhiên những can thiệp nhằm giúp đẩy nhanh quá trình này lại có vẻ cản trở sự phát triển tự nhiên và tước đi niềm vui của bé khi tự mình gặt hái được một “thành tựu” nào đó. Vì thế cách mẹ có thể hỗ trợ một em bé 11 tháng tốt nhất là lùi lại một chút, chuẩn bị không gian thích hợp và kiên nhẫn quan sát để loại bỏ những đồ vật cản trở hoặc không an toàn với bé.

Bên cạnh đó, những bài tập thực hành nho nhỏ từ cuộc sống hàng ngày có tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả đối với sự hình thành và củng cố kỹ năng của bé. 

Tại POH, mẹ có 500 hoạt động Montessori hỗ trợ con vận động phát triển kỹ năng dễ dàng. 

Vì ở mỗi giai đoạn khác nhau POH Acti sẽ cung cấp cho mẹ từng bài tập cụ thể. Mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con theo hướng dẫn là đã có thể giúp con tăng cường nhận thức, giảm thiểu mức độ quấy khóc, kém ăn, kém ngủ.

Đặc biệt, con luôn được theo sát tiến trình phát triển tự nhiên của mình, được tôn trọng tối đa sự khác biệt, không phải gồng mình để theo kịp bất kỳ ai khác. Khi mẹ được hướng dẫn tương tác đúng cách, con được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp để có khả năng phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

POH Acti(0-3 tuổi): Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ cho con yêu, mẹ tham khảo TẠI ĐÂY

Chương trình có tư vấn chuyên sâu 1-1 bởi Giảng viên Montessori quốc tế giúp mẹ luôn đồng hành, yên tâm giáo dục trẻ đúng cách và tối ưu trong 3 năm đầu đời.  

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo