5 Bí mật để nuôi con thông minh

đăng bởi Tiên Tiên

Tất cả cha mẹ đều muốn con được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tất nhiên, bên cạnh đó cha mẹ cũng muốn giúp các bé thông minh hơn. Nhưng làm gì để giúp trẻ thông minh? Liệu mẹ có thể áp dụng những cách nuôi dạy trẻ thông minh từ nhỏ được không? Mời ba mẹ tìm hiểu 5 bí quyết dưới đây để giúp con phát triển trí thông minh.

Các nghiên cứu về sự phát triển trí não sớm cho thấy có một số hoạt động cơ bản mẹ có thể thực hiện ngay để nuôi dạy một em bé có tính tò mò về thế giới và sẵn sàng học hỏi. Những bí quyết mà bà viết này nói đến rất đơn giản và hữu ích, được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi dạy con thông minh.

Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia về cách tạo môi trường để hỗ trợ, kích thích cho bé bắt đầu từ khi sinh, thúc đẩy sự phát triển não bộ lành mạnh và xây dựng các kỹ năng xã hội, cảm xúc cần thiết để sẵn sàng đi học.

Sử dụng "5 Bí mật để nuôi con thông minh" dưới đây từ khi trẻ chào đời sẽ giúp con phát triển trí não tốt hơn.

1. Đọc sách cùng nhau như một hoạt động vui vẻ hàng ngày. 

Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị ba mẹ đọc sách truyện cho con để xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ, khả năng đọc viết và cảm xúc xã hội. Những kỹ năng này sẽ theo con đến suốt đời.

Đọc sách giúp kích thích trí thông minh của trẻ

Đọc sách cho trẻ sơ sinh giúp kích thích trí thông minh của con

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc cho trẻ nghe. Nghiên cứu cho thấy hoạt động này giúp bé tăng cường các khu vực não có chức năng xây dựng ngôn ngữ, kỹ năng đọc viết và trí tưởng tượng.

2. Chơi, nói chuyện, hát và âu yếm con thường xuyên 

Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích cha mẹ sử dụng thời gian chơi của trẻ để đáp ứng các mốc phát triển về sức khỏe và sự phát triển của trẻ từ khi sinh ra. 

Chuyên mục: Trò chơi phát triển kỹ năng cho trẻ 0-1 tuổi sẽ gợi ý cho mẹ những trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Mẹ cũng nên nói chuyện với bé về những điều bé nhìn thấy xung quanh, ở nhà, tại cửa hàng hoặc trong khi đi du lịch. Đăng ký vào các chương trình và hoạt động giáo dục từ sớm chất lượng.

Dành thời gian đến thăm bảo tàng dành cho trẻ em hoặc thư viện địa phương và tận dụng thời gian để kể chuyện cho trẻ nghe cũng như giúp con khám phá thế giới xung quanh.

3. Xây dựng lịch sinh hoạt ăn, chơi và ngủ. 

Xây dựng lịch sinh hoạt cố định giúp trẻ biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo và con nên chuẩn bị thực hiện hoạt động gì. Chẳng hạn, Đánh răng - Đọc sách - Đi ngủ là 3 hoạt động tích cực để xây dựng thói quen buổi tối của bé.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Pediatrics, có mối liên hệ giữa việc gia đình ăn ít nhất ba bữa ăn cùng gia đình mỗi tuần và việc các em bé khỏe mạnh hơn. 

4. Khen ngợi những việc tốt hàng ngày (đặc biệt là nỗ lực hướng tới các mục tiêu như giúp đỡ người khác).

Mẹ hãy hướng dẫn em bé làm những điều tốt và khen ngợi bé về điều đó! Lời khen ngợi từ những người gần gũi nhất là một phần thưởng to lớn với trẻ. Thảo luận với bác sĩ nhi khoa của mẹ về cách hình thành và quản lý hành vi của em bé. 

Để bé hiểu và dễ thực hiện, mẹ hãy đưa ra những ví dụ cụ thể và đưa ra các kỷ luật tích cực để xây dựng các kỹ năng tự điều chỉnh hành vi của trẻ.

Các kỹ năng xã hội, cảm xúc và hành vi của trẻ cũng quan trọng không kém đối với thành công ở trường của con. Vì vậy việc mẹ xây dựng ý thức thực hiện những hành vi tốt từ nhỏ sẽ cực kỳ có ích cho trẻ khi con lớn lên.

5. Phát triển các mối quan hệ được vun đắp, tôn trọng và nhất quán.

Mối liên kết mạnh mẽ giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp chống lại những tác động lâu dài của những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu hay những tình huống chấn thương.

Những trải nghiệm tiêu cực có thể làm giảm cơ hội học tập của trẻ ở trường. Khi mẹ cố gắng dạy con về các mối quan hệ lành mạnh và lựa chọn bạn bè một cách khôn ngoan, đừng quên làm mẫu cho bé trong cuộc sống của mẹ. 

Việc thực hiện cùng quan trọng như việc nói vậy. Nên nhớ là em bé coi ba mẹ là hình mẫu. Mẹ hãy thể hiện các kỹ năng trong mối quan hệ với bố, bạn bè của mẹ, hàng xóm và dành nhiều thời gian vun đắp mối quan hệ với mọi người.

Mẹ là giáo viên tốt nhất của bé

Không có một món đồ chơi nào là cần thiết cho tất cả các bé để đạt được mốc phát triển tiếp theo của mình. Sẽ không có bất cứ một chương trình dành cho trẻ em nào tự đào tạo ra những em bé biết đọc viết viết.

Không có một chương trình nào biến con trở thành thiên tài. Tất cả những gì con cần là sự hướng dẫn của mẹ. Nhưng muốn đạt được điều đó mẹ cũng cần bổ sung kiến thức, hiểu biết để giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Nếu mẹ cảm thấy quá bận rộn và không biết bắt đầu từ đâu hãy tham khảo chương trình POH ACTI

Nguồn: Healthychildren

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo