Vai trò của việc chơi đối với sự phát triển của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Vai trò của vui chơi với sự phát triển của trẻ

Vui chơi là nhu cầu tự nhiên, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Hoạt động chơi hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển xã hội, cảm xúc, thể chất và nhận thức của con.

Chơi là cách trẻ tìm hiểu về cơ thể của mình và thế giới xung quanh. Bé sẽ sử dụng tất cả năm giác quan trong các hoạt động chơi, đặc biệt là trong giai đoạn 0-1 tuổi.

Hoat-dong-choi-rat-quan-trong-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-so-sinhHoạt động chơi rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Trong đầu trẻ sẽ diễn ra những dòng suy nghĩ: “Mình sẽ cảm thấy thế nào khi chạm vào nó nhỉ? Khi mình bóp cái này thì nó sẽ phát ra tiếng gì nhỉ?”. “Điều gì sẽ xảy ra khi mình đẩy cái này hoặc kéo cái kia? Chui qua nó hay trèo lên trên thì sao nhỉ?”

Khám phá là điều quan trọng nhất của hoạt động chơi. Tâm trí của trẻ sẽ lưu giữ bất kỳ hành động nào mà cha mẹ đã từng làm, thậm chí cả việc ném một bát ngũ cốc ra khỏi khay ở trên ghế cao. Các chuyên gia về sự phát triển thường nói rằng chơi là "công việc" của trẻ em (và dọn dẹp sau khi chơi dường như là công việc của cha mẹ). 

Khi con bước vào những năm tháng chập chững biết đi, những trò chơi của bé sẽ trở nên giàu trí tưởng tượng, phòng phú và phức tạp hơn. Thông qua những trò chơi này con sẽ được rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất quan trọng, như độc lập, sáng tạo, tò mò và giải quyết vấn đề.

Trẻ cần được vui chơi để tăng cường thể lực và học cách xử lý tình huống. Đây cũng là thời điểm quan trọng để con có thể khám phá cảm xúc và học cách phân biệt đúng sai cũng như phát triển các kỹ năng xã hội. Chẳng bao lâu nữa con sẽ sẵn lòng chia sẻ đồ chơi yêu thích của mình với bạn cùng chơi, chẳng hạn như tặng cho em gái một con búp bê.

Những cụm từ như "cảm ơn" và "xin lỗi" có thể được nói ra một cách tự nhiên khi con chơi trò chơi đồ hàng. Với em bé ngoan ngoãn lễ phép như vậy chắc chắn mẹ sẽ không nỡ từ chối những yêu cầu được chơi của con.

Chơi cũng chính là cơ hội tốt để ba mẹ giáo dục trẻ. Mỗi một trò chơi ba mẹ đều có thể lồng ghép những điều muốn truyền đạt cho con. Tất nhiên trẻ sẽ không thích cảm giác bị nhồi nhét hoặc kích thích quá nhiều. Nên để mọi thứ xảy ra một cách tự nhiên.

Những kiểu chơi tốt nhất cho trẻ

Các giai đoạn chơi của trẻ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Vì chơi chính là công cụ mà con sử dụng để tìm hiểu về thế giới nên các kỹ năng mà của bé sẽ được luyện tập bằng cách sử dụng ngay trong trò chơi. Mẹ có thể dựa vào điều này để chọn ra các hoạt động tốt nhất, phù hợp với con.

Chẳng hạn, nếu một em bé đã được 3 tháng tuổi đang học cách lấy đồ vật, hãy cho bé chơi với những đồ chơi lớn, mềm. Khi bước sang tháng thứ 12, con đang tìm hiểu về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, hãy chơi trò chơi trốn tìm nhưng đơn giản hóa bằng cách sử dụng một tấm chăn hay trốn quanh các góc nhà.

Dưới đây là một số kiểu chơi mà trẻ thường cảm thấy thích thú nhất ở các giai đoạn khác nhau (theo Catherine Marchant, một chuyên gia tại Đại học Wheelock ở Boston)

Những trò chơi mang tính xã hội

Trong suốt năm đầu tiên, việc tương tác với mẹ và những người xung quanh là điều rất quan trọng. Trẻ sơ sinh thích các hành động như mỉm cười, nhìn vào mắt và cười ra tiếng. Các bé lớn hơn thì thích các trò chơi như ú òa và hát các bài đồng dao.

Chơi cùng với các đồ vật 

Trẻ sẽ thích chạm vào, đánh, cắn, ném và đẩy và làm thí nghiệm với các đồ vật. Những hành động này đều khiến các bé 4 đến 10 tháng tuổi cảm thấy thích thú.

Chơi theo đúng chức năng của đồ chơi

Giả vờ sử dụng các đồ chơi quen thuộc của bé theo đúng chức năng của món đồ đó - chẳng hạn như đẩy chiếc máy cắt cỏ đồ chơi trên cỏ để giả vờ đang cắt. Đây là những trò chơi rất thú vị dành cho bé từ 12 đến 21 tháng tuổi vì khi đó trí tưởng tượng của bé bắt đầu phát triển. Đồng thời con cũng hiểu về chức năng của đồ vật.

Chơi với các đồ vật trong tưởng tượng

Chơi bằng cách tự tưởng tượng ra thứ gì đó. Kiểu chơi này phù hợp cho những bé đã được khoảng 2 tuổi. Con có thể lấy chiếc hộp đựng giày và tưởng tượng đó là một chiếc xe buýt trường học, cũng có tiếng động cơ, hoặc con có thể giả vờ ăn một vật vô hình. Tưởng tượng đó là một chiếc bánh rán và thể hiện những biểu cảm y hệt như khi con đang ăn chiếc bánh thật.

Trò chơi nhập vai

Khoảng 30 đến 36 tháng tuổi, các bé như những diễn viên nhí và sẽ bắt đầu đóng giả các vai khác nhau. Phổ biến nhất là các vai như bác sĩ, giáo viên, hoặc đóng làm ba mẹ.

Đồ chơi phù hợp với trẻ

Mẹ hãy lựa chọn đồ chơi cho bé tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Chẳng hạn như những em bé 2 tháng tuổi sẽ cảm thấy thích thú với tiếng chuông gió mỗi khi có gió thổi qua, trong khi những trẻ 15 tháng tuổi thích những trò chơi thú vị hơn - chẳng hạn như giả vờ nấu ăn trong trò chơi nhà bếp. 

chon-do-choi-phu-hop-voi-tre-so-sinhViệc chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi cũng rất quan trọng

Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, mời ba mẹ tham khảo bài viết:

Tận dụng tối đa thời gian chơi của trẻ

Để tận dụng tối đa thời gian chơi của trẻ mẹ hãy thử những gợi ý dưới đây:

  • Thời gian chơi quan trọng hơn là đồ chơi: Chơi thực chất là bất kỳ hoạt động thú vị nào liên quan đến con người, đồ vật hoặc chuyển động, bao gồm tất cả mọi thứ từ trò thổi bong bóng cho đến hát những bài hát hay xả nước tung tóe trong bồn tắm và rượt đuổi nhau quanh phòng đều được coi là thời gian chơi. Nếu mẹ đã từng nhìn thấy một em bé 12 tháng tuổi say mê chơi cùng với một chiếc hộp các tông, mẹ sẽ hiểu khái niệm chơi rộng đến mức nào.
  • Chơi cùng con: Cùng nằm xuống sàn với con. Mẹ là người bạn tuyệt vời nhất của con, và bất kỳ trò chơi nào cũng sẽ đều thú vị hơn nếu con chơi cùng với mẹ. Hãy nói chuyện cùng con trong khi đang chơi và giúp kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.
  • Tận dụng thời gian con cảm thấy vui vẻ: Giới thiệu cho con các hoạt động mới trong trò chơi khi con đang vui vẻ và hứng thú với trò chơi. Đây là một gợi ý từ Marilyn Segal, một nhà tâm lý học phát triển và tác giả của loạt phim “Trẻ nhỏ và các trò chơi”.
  • Ngừng chơi khi con đã chơi đủ: Mỗi trẻ có một ngưỡng chơi khác nhau. Khi con có vẻ như đã buồn chán, quấy khóc hoặc mệt mỏi, đó chính là lúc con cần nghỉ ngơi. 
  • Chơi tự lập và chơi với bạn: Mẹ hãy cho bé những cơ hội chơi một mình và chơi cùng với những bé khác. Cả hai kiểu chơi  đó đều rất tốt cho sự phát triển của con.
  • Để trẻ tự lựa chọn các hoạt động chơi và kiểm soát việc chơi của mình: Mẹ có thể gợi ý cho con những thứ mới hoặc đưa cho bé các lựa chọn mới, nhưng hãy để con tự lựa chọn. 

Cuối cùng, mẹ nên nhớ rằng chơi là một cách để đem lại niềm vui cho trẻ. Con chính là chuyên gia trong việc tận hưởng thời gian chơi. 

Ba mẹ hãy đồng hành cùng con vừa chơi vừa học và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc vui vẻ với những trò chơi đơn giản hàng ngày trong chương trình POH ACTI.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo