Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ tập ngồi khiến mẹ không khỏi bối rối. Vậy sử dụng những công cụ này cần chú ý điều gì và liệu trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi để có cách hỗ trợ phù hợp? Mẹ hãy đọc bài viết sau nhé!
MỤC LỤC
Bé 6 tháng tập ngồi được chưa?
Sử dụng các công cụ hỗ trợ bé tập ngồi như thế nào?
Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy?
Trẻ mấy tháng biết ngồi ghế ăn dặm?
Bé mấy tháng ngồi ghế hơi tập ngồi?
Trẻ mấy tháng biết ngồi xe tròn? Trẻ mấy tháng ngồi xe tập đi?
Trẻ mấy tháng biết ngồi?
Ngồi là tư thế hoàn toàn mới mẻ và thú vị đối với bé. So với khi nằm sấp, hai tay của bé không bị hạn chế vì phải chống đỡ để đẩy cơ thể lên nữa mà được thoải mái cầm nắm và khám phá đồ vật xung quanh. Tư thế ngồi còn giúp bé thay đổi và mở rộng tầm nhìn, từ đó quan sát thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Hành trình học ngồi của bé sẽ diễn ra trong khoảng từ 4-7 tháng. Hầu hết các bé sẽ ngồi tốt khi được tầm 8 tháng tuổi. Đến đây, mẹ có thể băn khoăn vậy thì bé mấy tháng tập ngồi? Bé 5 tháng tập ngồi được chưa? Quá trình tập ngồi có thể chia làm 2 giai đoạn để mẹ dễ hình dung:
Giai đoạn 1: Bé tập vào tư thế ngồi
Mẹ cần quan sát các dấu hiệu để nhận biết thời điểm nào có thể giúp bé vào tư thế ngồi.
Để có thể vào tư thế ngồi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện tiên quyết là bé có khả năng kiểm soát tốt đầu và cổ.
Khi được 4 tháng tuổi, cơ đầu và cổ của bé phát triển đầy đủ, bé có khả năng ngẩng cao đầu khi nằm sấp. Do đó từ 4-5 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngồi với sự trợ giúp từ ba mẹ hoặc ghế tập ngồi hoặc bằng cách tự chống tay lên.
Mẹ có thể giúp bé phát triển khả năng kiểm soát đầu và cổ bằng trò chơi kéo bé ngồi dậy. Khi bé nằm ngửa, mẹ hãy nhẹ nhàng nắm lấy hai tay của bé và kéo bé lên tư thế ngồi.
Mẹ cũng có thể giúp bé tăng cường lực nắm của tay bằng cách đặt ngón tay cái của mẹ vào lòng bàn tay bé, đợi bé nắm chặt tay mẹ rồi từ từ kéo bé ngồi dậy. Những ngón tay còn lại của mẹ sẽ giữ phòng khi bé tuột tay. Biểu cảm khuôn mặt vui nhộn và tiếng mẹ cổ vũ sẽ giúp bé hào hứng thích thú với tư thế mới mẻ này.
>> 7 cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh
Bé ngồi trong tư thế kiềng ba chân
Giai đoạn 2: Bé ngồi độc lập
Diễn ra từ khi bé có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp cho đến khi bé tự ngồi dậy thành thạo.
Sau 5 tháng, trẻ có thể ngồi trong giây lát mà không cần trợ giúp, tuy nhiên mẹ nên ở bên cạnh để hỗ trợ bé và có thể kê gối xung quanh để đỡ nếu bé bị ngã. Bé sẽ sớm tìm ra cách giữ thăng bằng khi ngồi bằng cách ngả người về phía trước trên một hoặc cả hai cánh tay ở tư thế kiềng ba chân.
Bé 6 tháng tập ngồi được chưa?
Khoảng 6 tháng tuổi, khi cơ cổ, phần trên cơ thể và cơ lưng đã phát triển đầy đủ hơn, bé có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ nào. Nếu mẹ còn băn khoăn bé 6 tháng tập ngồi được chưa? Thì đây chính là thời điểm không chỉ có thể tập ngồi mà nhiều bé còn ngồi vững để sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi đó!
Khi được 7 tháng, bé có thể ngồi dậy từ tư thế nằm sấp bằng cách chống tay đẩy bụng lên. Sang tháng thứ 8, bé có thể ngồi một cách thành thạo.
Khoảng 8 tháng tuổi, bé ngồi thành thạo
Khi tự mình ngồi vững, bé dần “phát hiện” ra mình có thể bò. Bởi vậy, chỉ cần biết ngồi thì bé sẽ biết bò rất nhanh thôi mẹ ạ.
Mỗi em bé đều có tốc độ phát triển riêng và vì thế khả năng hoàn thành kỹ năng ngồi độc lập cũng khác nhau. Bé hoàn toàn có thể tự ngồi sớm hoặc muộn hơn những mốc này nên mẹ đừng quá sốt ruột. Tuy vậy, khi bé được khoảng 8 tháng mà không thể ngồi nếu không được mẹ trợ giúp, mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhé.
Trẻ mấy tháng bế ngồi được?
Có thể bế ngồi trẻ khi cổ của con đã cứng cáp, tầm 3-4 tháng tùy từng bé. Con ngồi dựa vào người mẹ và quay mặt ra ngoài. Lúc này mẹ có thể ngồi hoặc đứng.
Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý, không nên bế ngồi trẻ trong giai đoạn bé đang đà tập ngồi như thế này trong thời gian quá lâu. VD như đi rong, bế xem tivi cả ngày... Vì sẽ khiến con thụ động, con cần dựa vào người lớn mới ngồi được và không tốt cho cột sống.
Ngoài ra đây cũng là lú con cần thơi gian nằm ngửa và nằm sấp để chơi tự lập, chơi cùng mẹ trong thời gian thức. Để con có cơ hội tự mình khám phá thế giới, hoàn thiện các kỹ năng trên đà tập ngồi của mình.
Mẹ sử dụng các công cụ hỗ trợ bé tập ngồi như thế nào?
Khi nhắc đến công cụ hỗ trợ tập ngồi, mẹ có thể thấy ghế hơi tập ngồi và xe đẩy luôn được gợi ý đầu tiên. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy? Bé mấy tháng ngồi ghế hơi tập ngồi?
Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy?
Câu trả lời là ngay khi bé có thể ngẩng cao đầu khi nằm sắp bởi đó là khi đầu và cổ của bé đã đủ cứng cáp.
Việc đi dạo cùng mẹ bằng xe đẩy không chỉ khuyến khích bé tập ngồi mà còn là cách hiệu quả giúp bé phát triển nhận thức, giác quan và được gần gũi với thiên nhiên.
Khi đi dạo, mẹ hãy chỉ cho bé tất cả những gì mẹ và bé có thể thấy, từ cây cối, cảnh vật, con vật xung quanh, xe cộ đi trên đường cho đến những em bé khác trên xe đẩy. Những điều bình thường ấy là cả thế giới mới mẻ háo hức mở ra trước mắt bé đó mẹ ạ.
Trẻ mấy tháng biết ngồi ghế ăn dặm?
Gia đoạn lý tưởng cho trẻ ăn dặm là 6 tháng. Bởi vậy trước 6 tháng, khoảng 5,5 tháng ba mẹ nên cho bé tập ngồi ghế ăn dặm. Ban đầu bé có thể ngồi chưa thẳng, ba mẹ nên lấy gối chèn xung quanh để giữ bé thẳng người. Lâu dần các cơ cứng cáp giúp con có thể ngồi ăn dặm dễ dàng khi được 6, 7 tháng.
Việc ngồi ghế ăn dặm giúp con hình thành thói quen ăn uống tốt dù ăn dặm bằng bất kì phương pháp nào. Bởi vậy ba mẹ hãy tập thói quen này cho bé nhé.
Bé mấy tháng ngồi ghế hơi tập ngồi?
Trên thị trường có rất nhiều loại ghế tập ngồi dành cho trẻ sơ sinh. Các loại ghế này thường được làm từ chất liệu đúc hoặc bơm hơi giúp ôm sát cơ thể của bé để hỗ trợ việc ngồi.
Bé cùng mẹ đi dạo bằng xe đẩy
Khi trẻ được đặt ở tư thế ngồi quá sớm hoặc phải ngồi gò bó trong thời gian dài có thể cản trở sự phát triển các kỹ năng của trẻ. Những khả năng vận động sẽ được phát triển tốt nhất khi bé được tự mình thực hành các tư thế, thử nghiệm các chuyển động của cơ thể một cách thoải mái và tự nhiên.
Do vậy, ghế hơi tập ngồi không phải là công cụ tập ngồi được khuyến khích mẹ nhé. Ghế hơi chỉ nên là công cụ hỗ trợ để bé được thay đổi và thử nghiệm với tư thế mới khi bé chưa thể tự mình vào tư thế ngồi mà thôi. Trong khi đó, mẹ có biết rằng cho bé tập ngồi trong lòng mẹ cũng chính là chiếc ghế tập ngồi an toàn và êm ái nhất đối với bé.
Trẻ mấy tháng biết ngồi xe tròn? Trẻ mấy tháng ngồi xe tập đi?
Ngoài ra còn một công cụ hết sức phổ biến nữa là xe tròn tập đi. Nhiều gia đình cho con ngồi xe tròn từ rất sớm để vừa tập ngồi vừa tập luyện đôi chân cứng cáp giúp bé biết đi nhanh hơn.
Tuy nhiên POH không khuyến khích ba mẹ cho bé ngồi xe tròn tập đi bởi thực ra xe tròn không hề an toàn mà tiềm ẩn nguy hiểm khi bé chưa kiểm soát được tốc độ cao.
Hơn nữa, ngồi xe tròn tác động sai đến quá trình cảm nhận của hông và gối. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương ở vùng chậu, biến dạng xương và gây ra một số dị tật ở chân như chân chữ X, chân vòng kiềng.
Mẹ có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết Có nên mua xe tập đi cho bé? nhé!
Ngoài việc sử dụng công cụ hỗ trợ tập ngồi, điều quan trọng nhất vẫn là cách mẹ tương tác với bé và việc quan sát sự phát triển các kỹ năng vận động của bé để có thể hỗ trợ phù hợp. Nếu mẹ vẫn đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, mẹ tham khảo ngay POH Acti (0-1 tuổi) và POH Acti (1-3 tuổi) nhé!
POH Acti giúp mẹ giáo dục từ sớm cho con dễ dàng, giúp bé tránh trốn lẫy, trốn bò, chậm đi, chậm nói… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Đồng thời giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết các khớp nối thần kinh từ đó hình thành các loại hình THÔNG MINH một cách thuận lợi.
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo