Gợi ý tương tác với trẻ sơ sinh - Phát triển vận động thô

đăng bởi Tiên Tiên

Hệ vận động người gồm có bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.

Vận động thô của trẻ là những vận động cơ lớn của cơ thể (cơ đầu-cổ, cơ lưng, cơ tay…) và khả năng phối hợp - kiểm soát cơ lớn để trẻ giữ thăng bằng.

Khả năng vận động của trẻ tiến hành theo một cách biết trước - trải qua các mốc quan trọng như:

  • Chống tay lên khi nằm sấp bụng;
  • Ngồi không cần tựa
  • Bò...

Trước tiên, đứa trẻ học cách điều khiển cơ đầu, tiếp đến vai rồi hông. Khi trẻ có khả năng kiểm soát các nhóm cơ lớn này, có nghĩa là trẻ đạt được sức mạnh và sự ổn định cần thiết để thực hiện các nhóm cơ nhỏ hơn (như khuỷu tay- đầu gối; cổ tay - cổ chân; bàn tay-bàn chân-lưỡi).

Đó là những cơ nhỏ hơn chịu trách nhiệm “chất lượng” trong các kỹ năng vận động của trẻ- trong đó các cơ lớn hơn giúp trẻ đứng vững vàng chống chịu lực.

  • Trước khi có những hoạt động hỗ trợ phù hợp, thì ba mẹ cũng cần nắm được sự phát triển theo từng tháng tuổi, theo dõi tại bảng Đánh giá trẻ hàng tháng từ 0-1 tuổi tại poh.vn tại đây.

Khi bé chưa phát triển vận động thô phù hợp với độ tuổi, ba mẹ có thể xem xét chú ý các mục sau đây:

1. Môi trường sống và hỗ trợ bé luyện tập:

Môi trường tự nhiên: Môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, nhiều cây xanh, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho bé phát triển thể chất.

Môi trường vật chất, sự luyện tập:

  • Khu vực chơi và phát triển vận động của bé nên được quy định ở một nơi trong căn phòng, và có tính ổn định lặp lại, khiến bé có cảm giác an toàn: mỗi khi bé vận động, được ra khu vực đó để chơi.
  • Trang phục, nhiệt độ phòng phù hợp: bé được cởi bỏ tất tay, tất chân và mặc đồ không quá dầy, dài để có thể dễ dàng chuyển động. 
  • Có mặt sàn an toàn để bé tha hồ nằm sấp ngẩng đầu (Tummy Time). Nằm sấp là tư thế sẽ tạo điều kiện tối đa cho bé sử dụng tay và chân học cách di chuyển về phía trước. Những cử động này giúp bé tiến tới dễ dàng giai đoạn lật lẫy, trườn… Ngoài ra, ba mẹ chú ý các hoạt động giúp bé làm khỏe các nhóm cơ để hỗ trợ bé tiến tới giai đoạn phối hợp nhóm cơ để lẫy lật, ngồi, trườn, bò…
  • Các hoạt động giữ thăng bằng: Phát triển các khu vực giữ thăng bằng bén não bộ bằng cách thiết lập, củng cố và tăng cường khả năng di chuyển của bé trong không gian (bằng nhiều cách khác nhau - phù hợp với từng giai đoạn), ví dụ một số hoạt động giữ thăng bằng cho bé 1-6 tháng:
  • Nâng bé vòng quanh: giữ cho lòng bàn tay của bạn hướng lên bén, một tay giữ sau đầu bé, tay kia giữ mông bé, sau đó đưa bé đi vòng quanh, nhẹ nhàng cho bé di chuyển trong không gian với các cử động lên - xuống. Nâng- hạ bé: đưa phía trước - đưa về sau; đưa sang trái - sang phải. (đi kèm việc trò chuyện cho bé nghe bé đang ở đâu, và đang làm gì với bố mẹ, miêu tả cho bé nghe những gì bé nhìn thấy…)
  • Người lớn nằm ngửa lên sàn, dùng hai tay giữ phần nách và bụng bé. Nâng bé sao cho mẹ con đối diện nhau. Nhẹ nhàng nâng bé sang trái- phải, nâng lện- hạ xuống.
  • Đặt bé nằm sấp bén gối/ nệm nhỏ, tay nắm lấy một bên mép gối nâng bé sang phải, nắm lấy mép gối còn lại nâng bé sang trái…
  • Đặt bé nằm sấp bén gối nhỏ mềm/ hoặc chiếc khăn tắm dầy, di chuyển người bé và gối sao cho đầu bé hướng về một tay bạn, chân của bé hướng về tay kia. Nhẹ nhàng nâng phần đầu và phần thân của bé lên cao.
  • Giữ bé sát thân người lớn, để bé nằm yên (bế dựng đứng hơi nghiêng), đầu bé cố định. Người lớn nhẹ nhàng bước đi trong nhà, bé sẽ cảm nhận được nhịp bước lên xuống của cơ thể bạn...
  • Sự luyện tập, vận động cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của bé. Việc luyện tập thường xuyên giúp cho tinh thần thoải mái, lưu thông máu tốt, tăng cường năng lượng, cải thiện cơ và xương… thông qua đó giúp cho cơ thể bé phát triển tốt hơn.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Gợi ý tương tác với trẻ sơ sinh - Phát triển vận động tinh

2. Đặc điểm cần ghi nhớ khi hỗ trợ con về vận động thô:

  • Kích thích mọi vận động của bé thực hiện theo đường chéo: nghĩa là xem xét giúp bé nghiêng vai bên này chéo với hông bên kia; hay đặt bàn tay bên này lên đầu gối hoặc bàn chân bên kia.
  • Chỉ nên bắt đầu thật chậm rãi, sau đó tăng dần thời gian cho mỗi hoạt động. Luôn luôn giữ bé thật chắc. Cần hết sức gượng nhẹ với bé. Luôn quan sát và để mắt tới bé. Nếu bé thấy chán hay giật mình, người lớn cần thực hiện chậm lại hoặc ngừng hẳn để tìm hiểu nguyên nhân bé chán hay làm bé giật mình.
  • Khuyến khích bé tự mình vận động càng nhiều càng tốt.
  • Kết hợp vận động với các hoạt động thực tế hoặc vui chơi hấp dẫn để bé thấy mục đích của vận động.
  • Công nhận sự nỗ lực của bé bằng ánh mắt khen ngợi, vỗ tay tán thưởng.
  • Môi trường tâm lý:  Trẻ em được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn; so với những bé sinh ra trong môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan tâm đến con.

3. Ảnh hưởng của bệnh tật

Bé mắc bệnh thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn, hô hấp, tuần hoàn, thường phải tiêu hao năng lượng nên làm chậm sự phát triển thể chất của bé.

4. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là cơ sở quan trọng để bé phát triển thể chất, nếu bé được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ/thức ăn thì đó là điều kiện tốt cho bé phát triển thể trạng, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh chống được các nguy cơ mắc bệnh và phối hợp chuyển động cơ thể linh hoạt hơn.

Nguồn: Cô Nguyễn Hương - Tác giả chương trình POH ACTI: Phát triển giác quan - vận động - ngôn ngữ cho trẻ 0-1 tuổi: Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo