Gợi ý tương tác với trẻ sơ sinh - Phát triển vận động tinh

đăng bởi Tiên Tiên

Vận động tinh là những vận động cơ nhỏ của cơ thể (cơ mắt, cơ ngón tay, cơ ngón chân), và là sự kiểm soát, phối hợp các nhóm cơ nhỏ để bé có thể thực hiện những hoạt động ý nghĩa (phù hợp với từng giai đoạn phát triển).

Cũng giống như vận động thô, tăng cường vận động tinh còn hỗ trợ bé rất nhiều trong việc cải thiện hệ hô hấp, ngôn ngữ cho bé.

Các kỹ năng vận động tinh:

  •  Tiền đề quan trọng giúp trẻ đạt được sự độc lập trong việc tự phục vụ các nhu cầu của bản thân (tự cầm thìa ăn, cầm cốc uống nước…).
  • Cho phép em bé diễn đạt suy nghĩ của bản thân một cách sáng tạo thông qua việc vui chơi và các hoạt động nghệ thuật.
  • Giúp bé nâng cao nhận thức về bản thân và các kỹ năng xã hội: vận động tinh tốt giúp trẻ tham gia chơi đùa, hoạt động cùng các bạn

1. Sự phát triển vận động tinh từng giai đoạn:

Trước khi có những hoạt động hỗ trợ phù hợp, thì ba mẹ cũng cần nắm được sự phát triển theo từng tháng tuổi:

>> Phát triển vận động tinh từng giai đoạn cho bé 0-1 tuổi 

 

0-3 tháng

3-6 tháng

6-9 tháng

9-12 tháng

Nhìn

-15 ngày tuổi: Bé có thể nhìn tập trung vào mặt và nhìn vào mắt người đối diện khi “nói chuyện”.

-0-6 tuần: Bé nhìn được những màu đen, trắng, xám mờ với khoảng cách từ 25-35cm.

-Sau 6 tuần, bé bắt đầu nhìn thấy những màu đỏ, vàng và những sắc xanh.

-Nhìn theo qua đường giữa.
-Dõi theo một vật di chuyển theo hướng 90 độ.

-Nhìn theo đường thẳng đứng

-Nhìn từ vật này sang vật khác.

-Xem xét quan sát một vật đang cầm nắm trong tay.

-Dõi theo một vật di chuyển theo hướng 180 độ.

-Mắt nhìn, phát hiện ra những đồ vật nhỏ như hạt lạc.

   

Cầm nắm

-Đặt hai bàn tay vào nhau.

-Nắm lúc lắc khi được đặt vào tay.

-Nắm đồ vật linh hoạt.

-Cầm hai vật khi được đưa cho.

-Với hai bàn tay về phía vật.

-Nắm với và lấy được vật.

- Ngồi với và lấy được vật.

- Chuyền (chuyển)tay đồ chơi: Hai tay cầm hai khối ghép hoặc gõ vào nhau.

-Nhặt đồ vật, tay biết dùng ngón cái.

- Lắc đồ chơi linh hoạt.

-Sử dụng cùng một vật theo những cách khác nhau.

-Kéo lên 1 chốt từ bảng cắm chốt (kéo khóa ra khỏi ổ khóa)...

-Bắt chước thọc tay vào các lỗ.

-Lấy 1 đồ vật ra khỏi chỗ đựng.

-Phối hợp sử dụng ngón cái và ngón trỏ.

Tính ổn định của đồ vật

Nán nhìn lại tại điểm biến mất của một vật khi nhìn theo.

Nán nhìn lại tại điểm biến mất của một vật khi nhìn theo.

-Tìm đồ chơi bị che giấu 1 phần.

-Nhìn xuống sàn khi đồ chơi rơi xuống.

-Dời chướng ngại để lấy đồ chơi yêu thích.

Tìm đồ chơi bị giấu hoàn toàn

Đặt để

   

.Thả một vật ra khi cổ tay được đỡ.

Để được các vật vào bát.

Đặt được các vòng lớn vào trụ.

Thao tác với đồ vật

     

-Kéo ngang một sợi dây lấy đồ chơi.

-Đẩy một chiếc xe có bánh.

-Đập hai khối vuông vào nhau.

Vẽ

     

Cố gắng bắt chước vẽ nguệch ngoạc.

Đọc sách

     

Xem sách với người lớn

Giải quyết vấn đề

     

Lồng hộp, bát, cốc với nhau và tách chúng ra.

 

Mời mẹ tham khảo thêm: Tác dụng thần kỳ của sách lên kỹ năng vận động tinh của trẻ

 

2. Tạo môi trường để bé hoạt động:

Dựa vào các mốc phát triển, người lớn chú ý về môi trường để khuyến khích sự hoạt động của bé cho phù hợp:

2.1 Một số điều cản trở sự phát triển vận động tinh của bé:

Bao tay: Đeo bao tay cả ngày sẽ khiến bé ít có cơ hội cầm nắm, sử dụng các ngón tay.

Đồ chơi không phù hợp: Tránh mua các đồ chơi quá khó với trình độ sử dụng ngón tay của bé như: xe gỗ thả hình khối, ghép hình 5-10 miếng, ...bé sẽ lại sử dụng các đồ chơi khó đó vào các mục đích cầm, ném, ghép hai khối vào nhau. đồ chơi dễ hỏng và quá khó khi bé sử dụng, khiến bé dễ chán nản và không sử dụng món đồ đó.

Các hoạt động massage ngón tay, ngón chân và toàn thân đều khuyến khích bé sử dụng các nhóm cơ ở khu vực này.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: 5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm

2.2 Lựa chọn đồ chơi phù hợp ở từng nhóm tuổi.

Ví dụ:

  • Bé dưới 6 tuần tuổi thì nên béo những đồ chơi đen, trắng, xám với khoảng cách từ 25-35cm.
  • bén 6 tuần tuổi có thể bắt đầu chơi đồ chơi béo có sắc đỏ, vàng, xanh.
  • Đồ chơi cầm nắm: nên sử dụng các đồ chơi chất liệu tự nhiên như cotton, gỗ… và phát ra âm thanh.
  • Khi bé bắt đầu biết bốc nhón, thì cho bé trải nghiệm bốc nhón, sử dụng ngón cái, ngón trỏ với nhiều chất liệu như đồ ăn, củ quả tươi, đất sét đất nặn…
  • Khi bé đến giai đoạn cầm vật và ghép khối, thì chú ý những đồ chơi có khối vuông cỡ 2,5cm-3cm để bé ghép vào nhau (khối gỗ/ người lớn cắt củ quả có kích cỡ tương đương) để nâng cao độ khó khi chơi.
  • Khi bé đến giai đoạn nhặt hạt bỏ vào lọ, thì chú ý cho bé trải nghiệm những hạt nhỏ như nho, hạt đồ ăn dặm, hạt đỗ để nhặt cho vào lọ có đường kính 3cm. Các hạt này nếu bé có lỡ nuốt phải thì vẫn tiêu hóa được. Chú ý an toàn khi chơi của bé.

2.3 Không gian chơi: 

Ba mẹ nên quy định một không gian lặp lại, ổn định trong nhà để bé chơi hàng ngày, giúp bé có cảm giác an toàn khám phá khi chơi.

Khu vực chơi và không gian chơi cho bé cũng sẽ giảm được đổ vỡ của đồ dùng quanh nhà trong quá trình bé khám phá.

2.4 Quy tắc khi chơi: 

Tự chơi: Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, ba mẹ cần cho bé khoảng thời gian để tự khám phá và tự hoàn thiện trò chơi của mình. Ba mẹ ngồi quan sát, và hỗ trợ khi bé cần. Tránh việc ngồi bên cạnh kiểm soát tay của bé, cầm tay bé chơi giống cách của người lớn.

Đồ dùng trong tầm tay của bé: Bé càng tiến tới 1 tuổi, khả năng vận động thô phát triển (bò, đứng, đi tốt hơn), bé sẽ chủ động trong việc khám phá bằng tay trong môi trường.

Nếu những món đồ nào ba mẹ không sẵn sàng khi bé cầm bị vỡ, hỏng thì nên để lên cao, xa tầm tay của bé. Tránh việc khi bé cầm, khám phá và làm hỏng, người lớn có cảm xúc căng thẳng, nạt nộ bé, khiến bé lo lắng và giảm ham muốn khám phá.

Sử dụng ngôn ngữ: Khi có việc đổ vỡ hay hiện tượng gì khi chơi, để cung cấp ngôn ngữ cho bé, ba mẹ có thể làm theo các bước.

  • Ghi nhận vấn đề: Nói chính xác vấn đề đang diễn ra: “À, đồ chơi bị rơi xuống, nó lăn ra đây. Đồ chơi đang lăn (chỉ tay về phía đồ chơi).
  • Tìm hiểu lý do: Gầm bàn thấp quá, Bon không lấy được đồ chơi.
  • Gợi ý và đồng hành cùng con cách giải quyết:

      + Theo Bon, mình sẽ làm gì để lấy đồ chơi dưới gầm bàn? (tay chỉ đồ chơi dưới gầm bàn? mắt nhìn bé hỏi giải pháp).

      + Bon có muốn nhờ mẹ thò tay vào nhặt không? (mẹ giơ tay, để ra tín hiệu cho bé hiểu) - TAY MẸ, NHẶT ĐỒ CHƠI - nói lại, nhấn mạnh từ ngữ một vài lần.

      + Bon nói mẹ nghe: nhặt, nhặt => Nếu bé biết nói, khuyến khích bé nhắc lại và mẹ nhặt; (2) Nếu bé chưa biết nói, mẹ cúi xuống lấy đồ chơi và tiếp tục nói: Mẹ nhặt đồ chơi, nhặt đồ chơi ra rồi.

  • Hỗ trợ bé ghi nhận cảm xúc: Khi bé sợ hãi hoặc khóc khi đồ chơi rơi xuống, thì người lớn cần:

       + Ghi nhận cảm xúc của bé: Bon đang khóc, nước mắt đang rơi này.

       + Hỏi chuyện: Bon khóc vì đồ chơi rơi à? đồ chơi rơi? (nhắc lại một vài lần để bé hiểu điều đang diễn ra bằng ngôn ngữ nói).

Cảm xúc của người lớn: 

Trong quá trình chơi của bé, người lớn cũng dễ bị mất cân bằng cảm xúc do CHƯA CHẤP NHẬN được việc đang diễn ra (đổ, vỡ, bẩn…) Những lúc như vậy, ba mẹ có thể hít một hơi dài và nghĩ thầm: Mọi chuyện sẽ ổn thôi :)

Vì bé em dưới 3 tuổi chơi là để hoàn thiện chính bản thân mình, hoàn thiện mong muốn của bản thân trong thời điểm đó, và chưa thể có khả năng nhận thức được hậu quả của từng việc mình làm. 

Bé đang trong quá trình khám phá thế giới cũng như khám phá sức mạnh của bản thân, nên rất cần được sự chấp nhận và điều chỉnh môi trường một cách phù hợp của người lớn. Môi trường phù hợp và thuận lợi sẽ là người thầy tuyệt vời để bé hoàn thiện kỹ năng, mong muốn khám phá tìm tòi của bản thân.

Nguồn: Cô Nguyễn Hương - Tác giả chương trình POH ACTI: Phát triển giác quan - vận động - ngôn ngữ cho trẻ 0-1 tuổi: Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo