Dạy bé tập nói bằng cách nào?

đăng bởi Nguyễn Khải

Sau giai đoạn biết đi, trẻ sẽ chuyển sang một cột mốc cũng không kém phần quan trọng: Học nói. Ba mẹ càng hay trò chuyện với trẻ thì trẻ càng có nhiều cơ hội để học kỹ năng mới. Tùy thuộc vào đặc điểm phát triển, mỗi trẻ sẽ có tốc độ học nói nhanh chậm khác nhau. 

 

 

Ba mẹ dạy bé học nói bằng cách nào?

  • Bất kể đang ở nhà hay ở ngoài, ba mẹ nên cố gắng trò chuyện với bé thường xuyên nhất có thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng càng tương tác với ba mẹ nhiều thì khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ của bé càng tốt lên. Khi bé đáp lời lại, ba mẹ hãy tập trung hoàn toàn để khuyến khích bé trò chuyện. 
  • Nên tập trung để lắng nghe những điều bé chuẩn bị nói hơn là để tâm đến chuyện bé phát âm có rõ ràng hay không. Hãy gật đầu, cười và phản ứng lại để giúp bé tự tin hơn khi nói chuyện với ba mẹ. 
  • Khi bé nói đúng từ, mẹ hãy khen ngợi thật nhiều. Ví dụ, hãy nói với bé: “Đúng rồi, đó là cái thìa. Bé yêu của mẹ giỏi lắm!” 
  • Hãy giúp bé hiểu được ý định của mẹ bằng cách thống nhất giữa hành động và lời nói. Khi nói “Cởi giày”, mẹ hãy cởi giày cho bé. Tương tự, nói “cởi tất” đồng thời cởi tất cho bé. 

Dạy bé tập nói bằng cách nào?

  • Thu hút sự chú ý của bé bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt. Điều này giúp bé hiểu rằng ba mẹ đang nói chuyện với mình.
  • Tạo cho bé cơ hội để nói chuyện trong suốt những hoạt động thường ngày. Khi hỏi bé điều gì đó, mẹ hãy để cho bé chút thời gian để nghĩ câu trả lời. 
  • Tạo ra các tình huống để giúp bé học từ mới như cho bé đi xe buýt hoặc đi dạo cùng. Trên đường đi, mẹ hãy chỉ cho bé các sự vật xung quanh để bé tiếp nhận tên gọi của chúng. Mẹ có thể cho bé xem một bức tranh trong sách và cùng trò chuyện về các chi tiết trong đó.
  • Nhắc lại lời bé dù bé nói không rõ ràng lắm và nói hoàn chỉnh từ đó cho bé nghe. 
  • Đơn giản hóa câu từ. Ba mẹ hãy nói những câu ngắn và nhấn mạnh những từ trọng tâm để bé tập trung vào phần thông tin quan trọng. Ví dụ, thay vì nói một câu dài để bé biết cả nhà sắp đi ra ngoài và bé cần đi giày, hãy nói một câu ngắn gọn như sau: “Con đi giày vào để mình ra ngoài nhé!” 
  • Sử dụng đồ vật, cử chỉ để giúp bé hiểu được tình huống và những từ ngữ liên quan. Ví dụ, khi hỏi bé: “Con thích cam hay táo?”, mẹ hãy cho bé nhìn thấy hai loại quả này để bé nhận biết sự khác nhau và đưa ra sự lựa chọn. 
  • Giúp bé tập trung vào những gì mình đang nói bằng cách tắt hết những âm thanh không cần thiết từ TV, máy thu âm. So với người lớn, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc lọc tạp âm.

 

 

Bí quyết để quá trình học nói thú vị hơn

Trẻ rất thích vui đùa cùng ba mẹ và sẽ dùng nhiều từ ngữ để biểu lộ cảm xúc của bản thân. Do đó, tạo hứng thú khi trò chuyện với trẻ là điều quan trọng trong quá trình học nói. 

Ba mẹ hãy ngồi xuống sàn và chơi cùng bé, để bé lựa chọn đồ chơi, trò chơi và nói về những gì mình đang làm. Trong lúc tham gia trò chơi cùng bé, hãy nhắc lại những từ bé đã nói và để bé nhìn thấy cử chỉ trên mặt và miệng của ba mẹ khi nói. Điều này tạo cơ hội cho bé nghe rõ những từ mới chuẩn bị học. 

Đóng vai chú gấu bé yêu thích hay làm theo những hành động của bé sẽ khiến không khí trò chơi trở nên vui vẻ và thú vị hơn bao giờ hết. Đồ chơi sẽ là vật không thể thiếu trong các hoạt động thường ngày của bé. Ví dụ, mẹ hướng dẫn bé đặt chú gấu ngồi ở bàn trà và đeo yếm dãi. Trong lúc đó, hai mẹ con cùng trò chuyện xem chú gấu đang làm gì. 

Mẹ hãy đưa hoạt động đọc sách vào thói quen hằng ngày của bé. Dù mẹ không đọc cho bé nghe từng chữ một nhưng nghe mẹ miêu tả bức tranh cũng đủ để bé học thêm từ mới rồi. 

Dạy bé tập nói bằng cách nào?

Cùng bé chơi những trò chơi có thứ tự cũng là một bí quyết để giúp bé học nói. Mẹ và bé sẽ lần lượt chơi trò chơi và mỗi lần chờ đến lượt mình là cơ hội để bé hiểu được thứ tự trong các cuộc hội thoại. 

Những trò chơi luyện nghe với hướng dẫn đơn giản cũng giúp ích cho bé khá nhiều:

  • Trò chơi vỗ tay. Khi mẹ vỗ tay theo một nhịp, hãy đợi bé vỗ giống với nhịp điệu của mẹ.
  • Nối tiếng kêu của con vật với đúng món đồ chơi hoặc bức tranh. Ví dụ, mẹ nói “moo” và đợi bé lấy ra chút bò đồ chơi hoặc chỉ bức tranh có hình chú bò.
  • Gom các đồ chơi phát ra âm thanh lại một chỗ và mẹ bắt chước một trong các âm thanh mà không để bé biết. Sau đó, mẹ hãy để bé nói xem âm thanh đó phát ra từ món đồ chơi nào.

Nếu trời tiết ấm, ba mẹ có thể mang khăn và chăn ra trải trong vườn hoặc công viên gần đó. Ba mẹ hãy nằm xuống cùng bé, bảo bé nhắm mắt và tập trung lắng nghe những âm thanh xung quanh. Sau khoảng một phút, mẹ hãy để bé kể về những âm thanh mình đã nghe thấy và nói về âm thanh của gió xuyên qua kẽ lá, tiếng chim hót, tiếng chó sủa…

 

 

Khi nào thì mẹ nên lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ? 

Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, ba mẹ chắc chắn sẽ rất lo lắng nếu bé biết nói và hiểu ngôn ngữ chậm hơn so với anh chị và các trẻ khác. Đôi khi, bé trai sẽ biết nói chậm hơn bé gái và trẻ sẽ biết nói chậm nếu hồi nhỏ ba mẹ cũng bị vậy. 

Nếu bé gặp các vấn đề sau đây thì ba mẹ cần nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nhi khoa:

  • Đến 1 tuổi mà bé vẫn chưa bập bẹ được những âm tiết đôi như “ma ma” hoặc “ba ba”
  • Đến 18 tháng tuổi, bé chỉ nói được rất ít từ (dưới 6 từ) và không có dấu hiệu hiểu được những gì ba mẹ nói
  • Đến 2 tuổi rưỡi mà bé vẫn chưa nói được các câu có chứa 2-3 từ

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ nhi khoa sẽ khuyến nghị mẹ gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ. Đôi khi, bé sẽ được thăm khám thông qua bài kiểm tra thính lực để phát hiện những vấn đề về thính giác có thể dẫn đến việc chậm nói

Nếu mẹ sớm nhờ đến sự can thiệp kịp thời của bác sĩ khi phát hiện các vấn đề của con thì bé sẽ bắt kịp bạn bè cùng trang lứa. Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần đến sự hỗ trợ và trấn an từ bác sĩ là đã có thể giải quyết vấn đề của bé. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo