Cách đối phó với “mười vạn câu hỏi vì sao” của trẻ

đăng bởi Nguyễn Khải

Tại sao trẻ lại hay hỏi? Trẻ hay hỏi những câu hỏi vì sao, câu hỏi tại sao có tốt không? Những câu hỏi vì sao của trẻ nên trả lời như thế nào? Làm gì khi con có “mười vạn câu hỏi vì sao”? Nếu đang mệt mỏi ba mẹ phải làm sao với những câu hỏi vì sao của trẻ? Những chương trình “mười vạn câu hỏi vì sao”, những cuốn sách giúp trả lời các câu hỏi vì sao có hữu ích không? Mời ba mẹ tìm hiểu!

 

 

Làm gì khi con hỏi tại sao?

Hầu như ba mẹ nào cũng sẽ phải đối mặt với một giai đoạn trẻ hay hỏi nhiều, và câu hỏi mà ba mẹ nghe nhiều nhất chắc chắn là những câu hỏi vì sao. 

Những câu hỏi “tại sao?” của trẻ cũng tương tự như câu trả lời “không”. Đó là cách trẻ chứng tỏ mình đã có những suy nghĩ độc lập và bớt phụ thuộc vào ba mẹ. Đồng thời trẻ con hay hỏi cũng là dấu hiệu tốt cho thấy bé rất hoạt bát và ham học hỏi.

>> Từ câu hỏi nhạy cảm của trẻ đến vấn đề giáo dục giới tính

Cách đối phó với “mười vạn câu hỏi vì sao” của trẻ

Em bé luôn có “mười vạn câu hỏi vì sao” để hỏi ba mẹ

Một số trẻ bắt đầu chuỗi thắc mắc “tại sao?” từ khi được 2 tuổi trong khi những trẻ khác thường đặt câu hỏi tại sao muộn hơn. Trẻ đang rất tò mò về thế giới xung quanh mình và luôn muốn khám phá vì vậy con liên tục đặt những câu hỏi vì sao với bố mẹ và những người thân của con. Thêm vào đó, nhận thức về “nguyên nhân - kết quả” cũng bắt đầu phát triển và trẻ biết rằng mọi chuyện đều có lý do đằng sau. 

 

 

Cách trả lời câu hỏi tại sao của trẻ

Các câu hỏi vì sao cũng là cách để trẻ hướng mẹ đến cuộc trò chuyện với mình. Khi trả lời những câu hỏi vì sao cho bé, mẹ hãy cố gắng giải thích một cách dễ hiểu nhất để trẻ thỏa trí tò mò và học thêm được những điều mới. 

Nếu quá mệt mỏi với chuỗi câu hỏi vì sao được đặt ra liên tục, mẹ cũng nên kiềm chế và tránh la mắng con. Thay vì trả lời cho qua mỗi khi trẻ hay hỏi tại sao, mẹ có thể để trẻ nói ra suy nghĩ của mình khi con hỏi câu đó. Câu trả lời của con có thể sẽ rất buồn cười nhưng mẹ hãy cố gắng lắng nghe và tôn trọng nhé. Tư duy của trẻ thực sự phát triển khi trẻ bộc lộ suy nghĩ bằng lời nói. 

Ba mẹ có thể theo dõi một số chương trình như “Mười vạn câu hỏi vì sao” hoặc đọc cho con nghe cuốn sách “1001 câu hỏi vì sao của trẻ”, để hóa giải những thắc mắc thơ ngây và cũng rất lý thú của con. 

Trong trường hợp không thể đưa ra lời giải đáp, hai mẹ con có thể cùng nhau tìm hiểu thông tin về câu hỏi đó từ internet hoặc sách vở. Sau đó, hãy viết ra câu trả lời và để trẻ biết mình rất quan tâm đến thắc mắc của con. Chắc chắn trải nghiệm hữu ích này sẽ giúp hai mẹ con gắn kết với nhau hơn. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo