Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 2-3 tuổi

đăng bởi Minh Tâm

Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh khuyến khích con phát triển về thể chất và não bộ, ba mẹ cũng cần giáo dục phát triển nhận thức từ sớm cho con.

Sống trong môi trường lành mạnh, tiếp xúc với những con người lành mạnh và tham gia những trò chơi học tập phát triển nhận thức là những yếu tố cần có để một đứa bé có cơ hội rèn luyện kỹ năng nhận thức của bản thân.

Ngoài ra, ba mẹ cần hiểu rõ vai trò của kỹ năng tự nhận thức đối với quá trình phát triển cảm xúc - xã hội của con để có phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức hiệu quả nhất. Ba mẹ cùng theo dõi bài viết để hiểu nhiều hơn về quá trình nuôi dạy và giáo dục con nhé!

 

 

Nhận thức của bé 2 tuổi

 Bé 2 tuổi đã có kỹ năng nhận thức bản thân

Cuối cùng bé yêu của mẹ đã khôn lớn, trở thành một cá nhân độc lập với những suy nghĩ và cảm xúc riêng. Bé thậm chí đã biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc bên trong bản thân bằng lời nói và cử chỉ rồi. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã bắt đầu nhận thức bản thân tốt hơn, nói cách khác là có những quan điểm riêng, thái độ riêng về chính bản thân mình. 

Thực ra, bé đã phát triển nhận thức từ trước cột mốc 2 tuổi, nhưng đến giai đoạn bé biết đi mẹ mới nhận thấy kỹ năng nhận thức bản thân của bé trở nên rõ ràng hơn. Thế nhưng, ba mẹ đã hiểu rõ phát triển nhận thức là gì hay chưa? 

Nói một cách đơn giản nhất, phát triển nhận thức là trẻ cảm nhận được tính độc lập của bản thân, hình thành những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình về thế giới quan xung quanh mà không còn phụ thuộc vào ba mẹ hay bất cứ ai khác.  

Kể từ khi còn bé, con đã bắt đầu phát triển nhận thức về bản thân khi nhận ra mình và mẹ là hai cá thể tách biệt nhau. Khi được 2 tuổi, bé bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói thay vì những công cụ bản năng như hồi còn nhỏ, ví dụ như khóc, cắn, ăn vạ… 

Mức độ thấu hiểu bản thân của bé đã trở nên phức tạp hơn khi kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc phát triển, giúp bé hình thành những suy nghĩ có mạch liên kết. Lúc này, ba mẹ cần hiểu rõ vai trò của kỹ năng tự nhận thức trong quá trình phát triển cảm xúc xã hội của bé, từ đó hỗ trợ con thật nhiều nhé!

>> Giúp trẻ phát triển nhận thức từ hành vi ném đồ
 

 

Sự phát triển nhận thức của trẻ 1-3 tuổi

Quá trình phát triển cảm xúc xã hội và kỹ năng nhận thức bản thân diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 24-36 tháng tuổi. Đây là một trong các mốc phát triển nhận thức của trẻ mà ba mẹ không nên bỏ lỡ. 

Bé bắt đầu phân biệt được những điều mình thích và không thích, tương tác nhiều hơn với mọi người xung quanh, tham gia nhiều trò chơi học tập phát triển nhận thức hơn. Và rồi bé sẽ khám phá nhiều hơn về thế giới và phát triển nhận thức về bản thân.

Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn bé cực kỳ nhạy cảm với phản ứng của những người xung quanh. Bé quan sát, để ý đến thái độ và cảm xúc của người khác, chủ yếu là ba mẹ, đối với mình để từ đó hình thành những suy nghĩ về chính bản thân mình. Ví dụ, sáng sớm tỉnh dậy, bé thấy mẹ cười tươi và âu yếm bế mình ra khỏi cũi thì bé sẽ biết mẹ cũng vui khi nhìn thấy mình. 

Nhận thức của trẻ 2-3 tuổi phát triển, cộng thêm những tiến bộ về sức khỏe thể chất cũng thôi thúc con khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh và tích lũy những bài học từ chính trải nghiệm của bản thân. Nếu có cơ hội được tự mình thực hiện các hoạt động hằng ngày thì bé sẽ cảm thấy tự tin hơn. Càng nhận thức bản thân nhiều hơn thì bé càng muốn tìm tòi nhiều điều mới lạ để biết mình là ai, mình có vai trò gì trong ngôi nhà này, thế giới này.

Điều đó cũng có nghĩa mẹ không cần phải thúc giục con nhiều trong các hoạt động đơn giản thường ngày nữa. Bé tự tin rằng mình có thể tự đi giày hay tự đổ ngũ cốc vào tô mà không cần mẹ giúp đỡ như trước nữa. Đây chính là cơ hội tốt để mẹ hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ 24-36 tháng đó nha!

Bé thích tự mình làm những việc đơn giản mà không cần mẹ hỗ trợ nhiều

Vai trò của kỹ năng tự nhận thức với sự phát triển cảm xúc xã hội là gì?

Nhận thức bản thân và phát triển cảm xúc xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi đã phát triển nhận thức về bản thân theo hướng tích cực, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn với những trải nghiệm trong cuộc sống, ví dụ như kết bạn mới hay giúp đỡ ba mẹ những việc vừa sức mình.

Trái lại, nếu nhận thức bản thân theo hướng tiêu cực thì bé sẽ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân và cảm thấy thiếu tự tin trong các mối quan hệ. 

Nếu con rơi vào trường hợp thứ hai, ba mẹ cần có phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức tích cực hơn. Giáo dục phát triển nhận thức không hề đơn giản, nhưng ba mẹ sẽ làm được nếu có sự tinh tế trong lời nói và hành động. Dưới đây là những gợi ý hữu ích để ba mẹ phát triển nhận thức cho trẻ nhỏ một cách hiệu quả: 

 

 

  • Khen ngợi là một biện pháp phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ. Ba mẹ đừng ngần ngại khích lệ, hoan nghênh khi bé làm tốt một điều gì đó, dù là việc rất nhỏ đi chăng nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ cụ thể hóa lời khen ba mẹ nhé! Ví dụ: “Con đã vuốt ve chú mèo. Điều đó thật đáng khen”. Như vậy, bé sẽ biết mình đã làm tốt điều gì và có thể bé sẽ phát huy nhiều lần sau đó nữa. 
  • Cho bé biết mẹ cũng hứng thú với những điều bé thích. Chơi trò chơi là cơ hội tốt để mẹ thể hiện điều đó. Mẹ hãy cùng bé chơi trò chơi tự nhận thức bản thân như đóng kịch cùng đồ chơi. Hoặc nếu bé thích làm quản trò thì mẹ cũng hãy ủng hộ nhé! Bé sẽ hiểu rằng mẹ công nhận và tôn trọng sở thích của mình. Điều này sẽ giúp bé nhận thức bản thân tích cực hơn nhiều đó mẹ ạ!
  • Giúp bé hiểu được rằng sự cố gắng quan trọng hơn kết quả cuối cùng. Bé đang nhận thức theo hướng ngược lại, nghĩa là không hoàn thành được nhiệm vụ nào đó đồng nghĩa với sự thất bại. Do đó, ba mẹ nên khen ngợi sự cố gắng của bé hơn là kết quả đạt được để bé cảm thấy tự tin và cố gắng hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ đó. 
  • Đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Ba mẹ và người chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, nhưng họ lại thường nghiêm khắc với chính bản thân mình mà không hề nhận ra điều đó. Người lớn hãy luôn giữ thái độ tích cực và tự thưởng cho mình những lời động viên như “Bữa tối mình nấu ngon tuyệt!”. Bé sẽ nhìn vào tấm gương đó và nhìn nhận tích cực hơn về bản thân mình. Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ này cũng không quá khó mà hiệu quả thì rất cao đúng không ba mẹ! 
  • Hoặc để phát triển nhận thức bài bản cho bé, ba mẹ tham khảo POH Acti (1-3 tuổi) nhé!

Nguồn: Babysparks

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo