Vì sao trẻ hay cáu gắt ném đồ? Khuyến khích trẻ phát triển thể chất, nhận thức từ hành vi ném đồ

đăng bởi Minh Tâm

Phát triển vận động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trẻ cần được tạo điều kiện tối ưu để tham gia các hoạt động thể chất để phát triển toàn diện các bộ phận trên cơ thể. Ném đồ vật cũng là một hoạt động có ý nghĩa nếu ba mẹ biết cách đặt ra giới hạn. Trẻ hay ném đồ chứng tỏ đã bước đến cột mốc phát triển thể chất.

Tuy nhiên, với những bé hay ném đồ hung hăng thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để con thay đổi hành vi. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về hành vi này của trẻ và những gợi ý để giúp trẻ hình thành lối ứng xử tích cực ba mẹ nhé!

 

 

Vì sao trẻ 1-3 tuổi hay ném đồ?

Từ 18 tháng đến 3 tuổi, bé hay quăng đồ và ném đồ chơi. Nhiều ba mẹ bắt đầu thắc mắc vì sao trẻ hay quăng ném đồ đạc thế? Dưới đây sẽ là câu trả lời cho ba mẹ ạ!

Ném đồ là một kỹ năng mới mà hầu như bé nào cũng rất hào hứng muốn trải nghiệm. Ở độ tuổi này, các kỹ năng vận động tinh của bé đã phát triển hoàn thiện, bằng chứng là các ngón tay đã đủ khéo léo để buông các ngón tay và thả đồ vật ra khỏi tay. 

Ngoài ra, hai bộ phận là tay và mắt cũng đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để ném đi một vật. Cũng giống như các kỹ năng mới khác, khi đã học được cách ném đồ đạc và hứng thú với nó thì bé sẽ lặp đi lặp lại cho mà xem. Bé yêu của mẹ cũng không ngoại lệ phải không?

Trẻ hay ném đồ không chỉ chứng tỏ sự phát triển của kỹ năng vận động tinh mà còn có thêm cơ hội để học tập vệ sự chuyển động của đồ vật. Sau khi ném một vật gì đó, bé tự mình phát hiện ra rằng đồ vật đó dù bay cao, bay xa đến đâu thì điểm dừng cuối cùng vẫn là mặt đất. 

Bé có thể luyện tập kỹ năng ném với bất cứ đồ vật nào và ở bất cứ đâu, dù cho đó là quả bóng hay những sợi mì ngon lành mẹ vừa bày lên đĩa, dù cho đang ở sân cỏ hay trước một tấm cửa kính lớn trong phòng khách. Kỹ năng này nếu được rèn luyện trong một giới hạn phù hợp thì sẽ rất tốt cho sự phát triển thể chất và vận động của trẻ nhỏ.

 Trẻ ném đồ chơi khiến không gian trong nhà trở nên lộn xộn 

Ba mẹ phải làm gì khi trẻ hay ném đồ?

Trẻ ném đồ chơi không chỉ để giải trí mà còn để khám phá những điều thú vị trong cuộc sống mà trước đây mình chưa từng biết đến. Do đó, ngoại trừ những hành vi quá giới hạn như ném bóng vào cửa kính, ném đá vào bạn... thì mẹ hãy khuyến khích con được vận động thể chất thông qua kỹ năng này. 

 

 

Khuyến khích trẻ phát triển thể chất từ hành vi ném đồ

Trẻ hay ném đồ không hẳn là xấu. Nếu mẹ biết tận dụng khoảng thời gian xuất hiện hành vi này, còn có thế giúp trẻ phát triển nhận thức, thể chất khỏe mạnh nữa cơ!

Đặt ra giới hạn rõ ràng

Trước khi khuyến khích con phát triển kỹ năng vận động thông qua hoạt động ném đồ vật, ba mẹ cần đặt ra giới hạn cụ thể: con được phép ném vật gì, không được ném vật gì và khoảng không gian con được phép vui chơi là ở đâu. 

Bóng mềm là món đồ chơi phù hợp với những bé thích ném đồ vật vì nó hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn khi cho bé tập ném trong nhà. Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo ra những trò chơi thú vị khác như ném túi vải vào giỏ hay ném đá xuống hồ và dành thời gian chơi cùng con. 

Việc đặt ra giới hạn giúp trẻ hiểu rằng ném đồ là một hoạt động tốt cho sự vận động, mẹ hoàn toàn khuyến khích con nếu con ném đúng đồ vật, đúng địa điểm và đúng thời gian. Ngược lại, nếu bé hay ném đồ hung hăng và gây ra những hậu quả không mong muốn thì chắc chắn mẹ sẽ không ủng hộ. Bé 2 tuổi hay cáu gắt ném đồ, thậm chí nhiều bé 3 tuổi hay cáu gắt ném đồ có thể làm hư hỏng đồ đạc, thậm chí còn gây thương tích cho những người xung quanh. 

Nếu con hay ném đồ và ném những vật nằm ngoài giới hạn như giày thì mẹ hãy bình tĩnh lấy lại chiếc giày và nói: “Giày không phải là vật để ném đâu con! Con có thể lấy bóng mềm để chơi”, sau đó đưa cho trẻ một quả bóng mềm. 

Trẻ cần biết mình được phép ném gì và không được phép ném gì

Ngăn chặn bé hay ném đồ hung hăng 

Mẹ nên giải quyết như thế nào khi trẻ ném đồ chơi vào người bạn khác? Nếu đây là lần đầu tiên thì mẹ có thể dặn lòng bỏ qua và để con tiếp tục chơi với bạn. Mẹ càng chú ý đến bao nhiêu thì con càng thấy thỏa mãn. Cứ như vậy, trẻ sẽ lặp lại hành động đó như một cách để thu hút sự quan tâm từ mẹ. 

Trong trường hợp trẻ hay ném đồ và làm bạn khác bị thương, mẹ hãy phản ứng tương tự như trường hợp trước đó. Mẹ cần nhớ rằng trẻ học tập qua sự lặp đi lặp lại. Nếu hành vi đó diễn ra thêm một lần nữa thì đã đến lúc mẹ cần can thiệp. Hãy tiến lại gần con và nói “Con không nên ném đồ chơi vào bạn. Con đang làm đau bạn đấy!”, sau đó dẫn con ra chỗ khác để lấy lại bình tĩnh. 

Nếu nhận thấy bé hay quăng đồ là do đang tức giận thì mẹ hãy khuyến khích bé bộc lộ cảm xúc bằng lời nói. Hãy nói với con rằng: “Nếu con giận bạn Linh, hãy nói ra cho bạn biết. Lần sau bạn ấy sẽ không làm như thế nữa.” hoặc “Mỗi khi tức giận con có thể chia sẻ với mẹ.” 

Khi trò chuyện với con, ba mẹ nên dùng giọng điệu phù hợp để con biết rằng ba mẹ không hài lòng với cách hành xử vừa rồi của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng để cảm xúc tiêu cực chi phối lời nói và hành động của mình ba mẹ nhé! Tuyệt đối không nên la mắng hay dùng bạo lực dù chỉ đánh nhẹ vào tay để ngăn cản hành vi của trẻ. 

 

 

Đặt đồ chơi gần chỗ ngồi của con

Khi con ngồi trên xe đẩy hay ghế xe ô tô, mẹ nhớ đặt một vài món đồ chơi trong tầm với để con “bận rộn” hơn. Đồ chơi được buộc bằng dây ngắn để khi trẻ ném đi vẫn quay về vị trí ban đầu. Đây là cách kiểm soát trẻ hay ném đồ trong vòng an toàn. Mẹ không cần phải để mắt đến con từng li từng tí và con cũng thấy quãng thời gian ngồi yên một chỗ trở nên thú vị hơn. 

Cùng nhau dọn dẹp

Mẹ không nhất thiết yêu cầu con nhặt lên tất cả những món đồ mà con đã ném đi vì nhiệm vụ này có hơi quá sức với trẻ 2 tuổi. Thay vào đó, mẹ có thể ngồi ngang tầm mắt của con và nhờ con phụ giúp dọn dẹp sàn nhà bằng cách nói nhẹ nhàng: “Để xem hai mẹ con mình thu dọn chỗ đồ chơi có nhanh không nhé!” hoặc “Con có thể giúp mẹ tìm con gấu bông màu vàng không?”. 

Cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa giúp con hiểu hơn về lối sống ngăn nắp, gọn gàng

Ba mẹ làm mẫu cho con

Có phải mẹ đang cố gắng tiết chế hành động của mình để làm gương cho con không? Nếu đó là những hành vi nằm trong giới hạn đã đặt ra cho con, ví dụ như ném gối lên ghế sô-pha thì mẹ hãy thoải mái nhé! Đây cũng là cách mẹ dạy trẻ những vật nào được phép và không được phép ném. 

Nếu trẻ ném những vật không được phép hoặc trẻ ném đồ chơi ở những nơi có nhiều đồ đạc dễ vỡ như phòng khách thì mẹ hãy dẫn trẻ đi xung quanh nhà rồi ném tất bẩn vào giỏ đựng đồ, ném giấy lau đã sử dụng vào sọt rác và ném đồ chơi vào thùng. Trẻ sẽ hiểu rằng ném đồ đạc lung tung là không được phép, mỗi đồ vật đều có vị trí của riêng nó. 

Dành thời gian ngồi ăn cùng con

Sau giờ ăn chắc chắn mẹ phải dọn dẹp cả mớ lộn xộn trên bàn và cả dưới sàn nhà. Để tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế việc con bày bừa, mẹ hãy ngồi cùng để vừa khuyến khích con ăn, vừa ngăn con ném thức ăn xuống sàn. 

Chọn dụng cụ ăn an toàn

Chắc chắn mẹ sẽ không dùng chén đĩa bằng sứ để đựng đồ ăn cho trẻ vì chúng không an toàn cho trẻ, đặc biệt là những trẻ hay ném đồ. Mẹ nên chọn dụng cụ ăn bằng nhựa được gắn mút vào khay ăn để trẻ không nhấc được lên và ném lung tung xuống sàn. Tuy nhiên, cách này cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn việc con cầm thức ăn và tạo thành một đống lộn xộn dưới chân ghế đâu, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần nhé!

Chuẩn bị cho con lượng thức ăn vừa phải

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ không ăn được nhiều nên mẹ chỉ cần chuẩn bị khẩu phần ăn phù hợp. Như vậy, mẹ sẽ hạn chế lãng phí đồ ăn do rơi xuống đất và trẻ cũng có ít “đồ chơi” hơn trong bữa ăn. Khi con ăn hết thức ăn trên khay thì mẹ mới lấy thêm, tránh trường hợp mang ra mà con không chịu ăn nữa, rất lãng phí thức ăn. 

Thường trẻ chỉ ném thức ăn khi đã ăn no và không còn hứng thú với bàn ăn. Lúc này, không quan trọng con đã ăn được nhiều hay chưa, mẹ hãy chủ động kết thúc bữa ăn và bế con xuống khỏi bàn nếu con bắt đầu lấy thức ăn làm trò tiêu khiển. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo