Làm sao để nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ?

đăng bởi Tiên Tiên

Ba mẹ nào cũng muốn dạy con mình rất nhiều thứ: Làm thế nào để kiên nhẫn, làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn và làm thế nào để đối xử tốt với người khác. Nhưng có một điều ở trẻ mà không cần bố mẹ dạy đó là sự tò mò!

Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta đều được sinh ra với bản tính tò mò tự nhiên và có mong muốn hiểu được thế giới xung quanh. Trí tò mò là “tài sản” thiên phú của trẻ. Tuy nhiên, bản năng này cần được nuôi dưỡng để trẻ có thể tiếp tục duy trì sự tò mò suốt cuộc đời.

Lợi ích của việc phát triển tính tò mò

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu trẻ được kích thích trí tò mò từ thời thơ ấu sẽ mang lại nhiều lợi ích dài hạn. Sự tò mò khiến trẻ say mê khám phá, học hỏi và trở nên linh hoạt hơn trong cuộc sống.

Nuôi dưỡng tri tò mò của trẻ

Trí tò mò giúp trẻ linh hoạt hơn trong cuộc sống

Những em bé mà có nhiều sự tò mò cũng sẽ được trải nghiệm được cảm giác hài lòng lớn trong cuộc sống, cởi mở hơn, đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập hơn, và thậm chí còn được biết đến là một người giàu khiếu hài hước.

Sự tò mò cũng giúp liên kết sự tử tế và lòng nhiệt thành. Cuối cùng, một lợi ích dễ nhận thấy là những em bé tò mò sẽ có khát khao học tập suốt đời.

Các “mẹo” để khuyến khích trí tò mò của trẻ

Sự tò mò xuất hiện từ khi trẻ được sinh ra. Trẻ sơ sinh luôn mong muốn có sự kích thích và khi bắt đầu tập đi con sẽ nổi tiếng với danh hiệu “một nghìn câu hỏi vì sao”. Khi bố mẹ và người chăm sóc đã biết được khoảnh khắc vàng của trí tò mò ở trẻ, bố mẹ có thể hỗ trợ và khuyến khích sự tò mò của con. 

Dưới đây là một vài ví dụ để cổ vũ và nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ.

 

 

Chú ý đến những điều tuyệt vời trong chính môi trường sống 

Trong khi nhà cửa và khu phố trông có vẻ bình thường đến nhàm chán đối với người lớn, có hàng ngàn chi tiết mà có thể khơi dậy sự để tâm của trẻ. Mẹ có thể nuôi dưỡng trí tò mò của con bằng nhiều trải nghiệm khác nhau.

Với trẻ đang tập đi, khả năng khám phá và giao tiếp phát triển đưa sự tò mò lên một tầm cao mới.

Ví dụ, mẹ có thể để ý thấy bé theo dõi chăm chú chiếc xe chở rác chạy quanh khu. Hãy xây dựng sự tò mò cho con bằng cách hỏi xem chiếc xe chở rác sẽ nặng như nào khi nó nâng những thùng rác nặng, và hỏi con những câu hỏi đơn giản về những gì con thấy.

Dựa theo những sở thích của trẻ

Nếu trẻ bắt đầu thích thú trong việc nhìn chiếc xe chở rác mỗi ngày, mẹ có thể kích thích sự tò mò đó bằng cách đưa cho bé những chiếc xe tải đồ chơi hay những quyển sách về xe tải, máy ủi hay máy xúc.

Nếu bé cảm thấy tò mò về khủng long, hãy đưa bé đến viện bảo tàng để có thể nhìn thấy những bộ xương khủng long thật sự.

Hãy đưa ra câu trả lời cẩn thận cho mỗi câu hỏi

Trẻ em thường đặt ra các chuỗi câu hỏi được bắt đầu với những từ như Ở đâu, Cái gì, và Tại sao. Mẹ hãy cố gắng trả lời các câu hỏi đó một cách cẩn thận. Về việc làm thế nào để trả lời các câu hỏi đó hãy nghĩ đến việc tại sao trẻ luôn hỏi tại sao.

Nếu mẹ không biết câu trả lời, không sao cả! Mẹ có thể thành thật với trẻ khi con hỏi: “Mẹ không biết làm thế nào mà xe chở rác lại có thể nâng được các thùng rác nặng như vậy. Chúng ta có thể hỏi ai đó biết câu trả lời”. Hãy sử dụng câu hỏi này như một cơ hội để mẹ và bé có thể học cùng nhau.

Sử dụng câu hỏi mở

Thay vì nói “Hôm nay con chơi ở nhà bà có vui không?”, hãy thử hỏi bé “Con đã làm những gì ở nhà bà hôm nay?”. Đưa ra nhiều cơ hội cho con suy nghĩ về các trải nghiệm của mình và đưa ra một phản hồi chi tiết hơn, thay vì chỉ đưa ra một câu hỏi trả lời Có hoặc Không.

 

 

Khám phá những địa điểm và những điều thú vị

Những trải nghiệm mới như đến rạp chiếu phim hay đi nghe một buổi ca nhạc có thể là một cách thú vị để nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ. Đừng ngại đưa bé đến một buổi lễ hội âm nhạc của khu phố, một buổi họp chợ, hay một cuộc diễu hành.

Ngắm nhìn đám đông tụ tập cùng nhau để chúc mừng điều gì đó không chỉ là thú vị, mà còn giúp bé thấy được sức mạnh của lợi ích tập thể.

Sách, sách và sách!

Các chuyến đi tới thư viện luôn là một ý tưởng hay! Thư viện địa phương có thể tổ chức các sự kiện và các hoạt động cho trẻ nhỏ, giúp thu hút sự quan tâm của trẻ trong nhiều lĩnh vực.

Và dĩ nhiên, đọc sách với con là những cơ hội bất tận để nuôi dưỡng và thỏa mãn sự tò mò. Tận dụng các buổi trao đổi sách hoặc tặng sách như là một món quà trong các ngày lễ và ngày sinh nhật của con.

Mời ba mẹ tham khảo bài viết:  Đọc sách, truyện cho con, khi nào ba mẹ nên bắt đầu?

Mẹ hãy nhớ rằng trẻ được sinh ra với sự tò mò, không có nghĩa là chúng ta có thể coi đó là điều hiển nhiên! Sự khuyến khích tích cực từ cha mẹ và những người xung quanh sẽ giúp cho trí tò mò của trẻ luôn được khuấy động.

Nếu được nuôi dưỡng những đức tính tốt từ nhỏ trẻ có thể trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo