Tất tần tật về sự phát triển khả năng học tập và giao tiếp ở trẻ

đăng bởi

Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trong đó có kĩ năng giao tiếp.

Kĩ năng giao tiếp của con phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của bố mẹ. Thế nên bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ.

Tại sao người lớn cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ?

- Vì giao tiếp là một nhu cầu căn bản không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Cách giao tiếp, cư xử của con cũng là yếu tố quan trọng quyết định tính cách, các mối quan hệ, khả năng ghi nhớ và học tập sau này.

Cách mẹ giao tiếp với con ngay từ nhỏ sẽ hình thành nên kỹ năng giao tiếp sau này của trẻ

- Trẻ thường xuyên được đáp ứng nhu cầu giao tiếp sẽ học được cách giao tiếp với người khác tốt hơn và hình thành những tính cách tích cực cho trẻ.

Ví dụ, trẻ thường xuyên được bố mẹ quan tâm trò chuyện, tâm sự và giải đáp các câu hỏi sẽ có tính cách hoạt ngôn, vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Con hiểu biết về cuộc sống hơn trẻ không được trò chuyện với bố mẹ thường xuyên.

- Trẻ có kĩ năng giao tiếp tốt còn có thể biết cách đặt câu hỏi, thắc mắc về sự vật, sự việc xung quanh và mạnh dạn hỏi người lớn để học tập những điều mình chưa biết. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng.

Mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ khi con chưa biết nói bằng cách:

  • Thường xuyên nói chuyện với con với đầy đủ chủ ngữ vị ngữ,
  • Hạn chế to tiếng hoặc cãi nhau trước mặt con.
  • Một số trò chơi phát triển kĩ năng giao tiếp khi con đã lơn hơn một chút là: đọc truyện, nhập vai và trò chuyện như các nhân vật hoặc cùng con chơi đồ hàng đóng giả làm bác sĩ - bệnh nhân, người bán hàng - mua hàng...

Mời mẹ đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự phát triển khả năng giao tiếp và học tập ở trẻ.

 

MỤC LỤC

Chức năng của các vùng não đối với kỹ năng của trẻ

     Hướng dẫn trực quan về các vùng não bộ và kỹ năng của trẻ

     Cấu trúc não bộ của trẻ sơ sinh

     Não của trẻ: thùy trán

     Não của trẻ: thùy đỉnh

     Não của trẻ: thùy thái dương

     Não của trẻ: thùy chẩm

     Não của trẻ: tiểu não

     Não của trẻ: thân não

     Não của trẻ: Vùng sâu bên trong não bộ

Sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh  

     Trẻ học cách tập trung như thế nào?

     Các mốc phát triển nhận thức của trẻ

     Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ

     Khác biệt trong sự phát triển não bộ bé trai và bé gái

     Khi nào bắt đầu đọc cho trẻ?

     Trẻ học tập như thế nào?

     Các mốc phát triển quan trọng của trẻ học nói - 0-12 tháng tuổi

     Khi nào trẻ bắt đầu biết ghi nhớ mọi thứ?

     Nghe nhạc cổ điển có làm trẻ thông minh hơn?

 

Chức năng của các vùng não đối với kỹ năng của trẻ

Hướng dẫn trực quan về các vùng não bộ và kỹ năng của trẻ

Não trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

Não trẻ sơ sinh có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh nhưng những tế bào thần kinh này còn rất nhỏ và chưa có nhiều thông tin qua lại giữa chúng.

Trong suốt giai đoạn lớn lên của con, các tế bào thần kinh này sẽ được kích thích và phát triển khi con được tiếp xúc với các sự vật, sự việc xung quanh tạo nên sự hiểu biết, trí thông minh... của trẻ.

Thời điểm 1-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não của con và là giai đoạn trí não con phát triển nhanh nhất trong suốt cuộc đời. Đến khi con được 1 tuổi, não bộ của con có thể tăng gấp đôi kích cỡ so với thời điểm mới sinh.

Trí não của con phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 1-3 tuổi

Cấu trúc não bộ của trẻ sơ sinh

Cấu tạo não trẻ sơ sinh cũng tương tự như não của người lớn gồm có hai bán cầu đại não trái và phải, hành não và tiểu não.

Trong đó đại não trái và đại não phải thường được gọi là não chính chiếm 85% khối lượng của não bộ, và được bao bọc bởi một lớp chất xám dày từ 2-4mm.

Đại não là trung tâm phản xạ có điều kiện, trung tâm thần kinh trung ương, điều khiển mọi hoạt động, khả năng tư duy, tình cảm,... của con người.

Đại não được chia thành các vùng não khác nhau gồm thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.

 

 

Não của trẻ: thùy trán

Đặc điểm của thùy trán là nằm ở vị trí trước nhất của não, ngay sau trán và là thùy lớn nhất của não trẻ. Thùy trán bao gồm thùy trán và thùy trước trán.

Thùy trán của trẻ sẽ đóng vai trò lớn trong các mặt tư duy, suy nghĩ, tưởng tượng, năng lực xử lý ngôn ngữ... của con.

Thùy trước trán của trẻ là bộ phận có chức năng nhận thức, dự đoán các tình huống, kiến tạo cảm xúc, khả năng lãnh đạo... ở trẻ.

Khả năng lãnh đạo của con được quyết định bởi thùy trán.

Vai trò của não bộ, đặc biệt là thùy trán rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách và cảm xúc của trẻ.

Khi con lớn hơn, thùy trán chính là bộ phận con sẽ sử dụng để lên kế hoạch cho cuộc sống hàng ngày và có khả năng hình thành nên các ý tưởng, khái niệm khác nhau.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về vai trò của vùng não quan trọng này trong bài viết Não của trẻ: Thùy trán.

Não của trẻ: thùy đỉnh

Thùy đỉnh có chức năng gì với sự phát triển của trẻ? Đây không chỉ là vùng não điều khiển các chức năng vận động của trẻ mà còn là nơi xử lý các thông tin về xúc giác, khả năng phối hợp tay mắt và nhận biết mùi vị của trẻ.

Vị giác của bé đã được phát triển ngay từ trong bụng mẹ và con cũng đã thử những mùi vị  đầu tiên bằng cách nuốt và nếm nước ối.

Vì thế các mẹ hay truyền nhau kinh nghiệm nên ăn đủ các loại thức ăn, mùi vị khi mang bầu để con làm quen qua nước ối, giúp trẻ sau này bớt kén ăn hơn.

Thùy đỉnh là nơi điều khiển các kỹ năng vận động của con

Nhưng mẹ cũng không nên kích thích vị giác của con bằng các mùi vị quá nồng, quá gắt và cũng không nên vì muốn con làm quen với nhiều loại thức ăn mà nôn nóng cho con ăn dặm quá sớm khi cơ thể con chưa sẵn sàng.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ, vì thế mẹ nên tuân theo khuyến cáo của các chuyên gia: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì cho con bổ sung sữa mẹ như là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 1 tuổi.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Não của trẻ: Thùy đỉnh.

Não của trẻ: thùy thái dương

Chức năng sinh lý của thùy thái dương là điều khiển thính giác, khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận biết mùi, trí nhớ,... của trẻ. Thùy thái dương là nơi chứa vùng thính giác và một phần vùng lời nói (ngôn ngữ) của trẻ.

Ngoài việc chia thành các thùy, não bộ còn được chia thành các vùng chức năng khác nhau.

Các vùng chức năng của não gồm các vùng chức năng cảm giác (vùng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), các vùng chức năng vận động, các vùng chức năng ngôn ngữ và vùng chức năng tư duy được phân bố ở các thùy của não.

Vùng ngôn ngữ trong não bộ sẽ giúp trẻ hiểu lời nói, chữ viết

Vùng ngôn ngữ của não gồm 2 vùng là vùng Broca thuộc thùy trán, phụ trách hoạt động phát âm và vùng Wernicke nằm ở thùy thái dương chi phối lời nói, giúp trẻ hiểu lời nói, chữ viết.

Sự phát triển thính giác của trẻ sơ sinh cũng liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vùng thính giác nằm ở hai bên thùy thái dương trái và thái dương phải giúp trẻ nghe, tiếp nhận ngôn ngữ và đưa thông tin ngôn ngữ đó vào não bộ xử lý để hình thành nên sự hiểu biết về ngôn ngữ và cách phát âm ngôn ngữ của trẻ.

Mẹ tìm hiểu thêm về vai trò của thùy thái dương trong bài viết Não của trẻ: Thùy thái dương nhé!

Não của trẻ: thùy chẩm

Sự phát triển thị giác của trẻ liên quan đến thùy chẩm trong não bộ. Thùy chẩm là nơi xử lý các thông tin con nhìn thấy, cho con cảm nhận về ánh sáng, hình ảnh, màu sắc và khả năng nhận biết các vật.

Thị lực của trẻ sơ sinh những ngày đầu tiên rất yếu, trẻ chỉ nhìn được vật cách mắt khoảng 20-30cm và sẽ phát triển tầm nhìn dần dần trong những tháng tiếp theo. Khả năng nhận biết màu sắc của trẻ cũng vậy.

Trẻ mới sinh chỉ nhìn rõ trong khoảng cách 20-30cm

Trẻ sơ sinh nhận biết màu sắc ngay từ khi mới sinh nhưng con rất khó phân biệt được các màu sắc có tông màu giống nhau được đặt cạnh nhau (ví dụ như đỏ và cam) mà chỉ nhận biết được sự khác nhau giữa các màu sắc tương phản (trắng và đen, xám và đen,...).

Mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Não của trẻ: Thùy chẩm.

Não của trẻ: tiểu não

Tiểu não có chức năng gì trong quá trình phát triển của con? Đây chính là cơ quan giúp con giữ được thăng bằng khi tập ngồi, tập đi, tập đứng,... và giúp con có thể phối hợp các cơ bắp lại với nhau để tạo thành hành động.

Khi các kỹ năng vận động ở trẻ được tập luyện sẽ giúp kích thích các tế bào thần kinh ở tiểu não và giúp tiểu não phát triển tốt hơn. Tiểu não phát triển tốt lại giúp con sớm thành thục các kỹ năng vận động hơn.

Tiểu não quyết định khả năng giữ thăng bằng của bé.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là cụm từ chỉ trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân ở trẻ, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi.

Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường ở não trẻ. Tuy nguyên nhân này chưa được chứng minh rõ ràng nhưng việc giúp con phát triển não bộ cũng là điều bố mẹ cần lưu tâm.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về vai trò của tiểu não trong bài viết Não của trẻ: Tiểu não.

Não của trẻ: thân não

Nói đến sự phát triển của não bộ trẻ em chắc chắn phải nói đến bộ phận thân não của trẻ, đây là nơi kiểm soát các chức năng không thể thiếu đối với sự sống của con người là hơi thở, nhịp tim.

Ngoài ra thân não còn điều khiển một số cảm xúc và hoạt động khác của con người.

Giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh cũng được chi phối bởi thân não, giấc ngủ REM là một giai đoạn của giấc ngủ và còn thường được gọi là giấc ngủ với chuyển động nhanh.

Các chuyên gia cho rằng giấc ngủ REM giúp kích thích não bộ vượt bậc ở trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ REM là một giai đoạn trong giấc ngủ của con

Não bộ và cảm xúc con người có mối liên quan chặt chẽ đến nhau. Tất cả các cảm xúc đều được sinh ra từ não bộ và cũng được điều tiết bởi não bộ nhưng không phải tất cả cảm xúc đều được sinh ra ở bộ phận não giống nhau.

Ví dụ thân não sẽ phụ trách cảm xúc lo âu, bình tĩnh và cảm xúc hạnh phúc lại sinh ra ở thùy trán chẳng hạn.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Não của trẻ: Thân não.

Não của trẻ: Vùng sâu bên trong não bộ

Vùng sâu bên trong não bộ gồm có hồi hải mã và vùng dưới đồi. Hồi hải mã giúp kiểm soát trí nhớ của trẻ và vùng dưới đồi là nơi sản sinh ra một số hormone quan trọng, kiểm soát nhiệt độ cơ thể và giấc ngủ sâu của trẻ.

Khả năng ghi nhớ của trẻ đã hình thành ngay từ khi con sinh ra đời nhưng phải đến khoảng 18 tháng tuổi, khả năng này mới phát triển mạnh mẽ. Ngoài chức năng giúp con ghi nhớ, hồi hải mã còn giúp con có định hướng về không gian.

Hồi hải mã trong não bộ giúp kiểm soát trí nhớ của trẻ

Giấc ngủ của bé đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ.

Để giúp con phát triển trí não toàn diện, mẹ nên giúp trẻ sơ sinh ngủ đủ và ngủ sâu bằng cách xây dựng cho con một thời gian biểu hợp lý, áp dụng các phương pháp hỗ trợ giúp con ngủ ngon hơn như tiếng ồn trắng, trình tự ngủ,...

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về não bộ của con tại bài viết Não của trẻ: Vùng sâu bên trong não bộ.

Sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh

Trẻ học cách tập trung như thế nào?

Tập trung vào một thứ sẽ là việc tương đối khó đối với trẻ nhỏ. Con sẽ rất dễ chuyển sự chú ý của mình từ việc này sang việc khác vì con đang ở giai đoạn khám phá thế giới và sẽ cảm thấy mới lạ với tất cả mọi thứ.

Trí não của con cũng đang phát triển nên việc tập trung quá lâu sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi.

Cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ tốt nhất mà mẹ có thể làm ngay từ khi con 1 tháng tuổi đó là nói chuyện và chơi cùng con.

Trẻ nhỏ rất thích nghe giọng nói và ngắm nhìn nét mặt của mẹ, vì thế nên chỉ cần mẹ ngồi nói chuyện với con cũng đã là cách để giúp con rèn luyện sự tập trung vào một sự việc rồi.

Hoặc đối với việc bú mẹ, trẻ đến giai đoạn hóng chuyện mạnh mẽ sẽ rất hay mất tập trung và ngó nghiêng xung quanh, mẹ có thể giúp con tập trung vào việc bú mẹ bằng cách cho con bú ở nơi yên tĩnh, không có quá nhiều ánh sáng và sự kích thích.

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn mỏng để che cho con tập trung bú khi ở nơi có nhiều kích thích, ví dụ như khi đi ra ngoài dạo chơi

Mẹ có thể bày ra những trò chơi giúp trẻ tập trung và chơi cùng con khi con lớn hơn một chút. Ví dụ như ghi nhớ hình ảnh trên các thẻ học, đoán xem chi tiết tiếp theo trong quyển truyện quen thuộc là gì, phân loại các mảnh xếp hình theo màu...

Nếu trẻ học không nhớ được những trò chơi nhẹ nhàng như vậy và con luôn muốn được chơi các trò chơi ngoài trời, mẹ cũng có thể xem xét đến việc bắt đầu cho con làm quen với một môn thể thao nào đó, ví dụ như tập bơi, tập đá bóng nhựa...

Và cách tập trung học tốt nhất đối với trẻ là chỉ nên cho con tập trung vào một việc một lúc. Chỉ dạy con tập trung khi con đang có tâm trạng và sức khỏe tốt và tuyệt đối không nên cho trẻ học qua các thiết bị điện tử như tivi, laptop, điện thoại hay máy tính bảng...

Những thiết bị này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung mà còn tác động xấu đến trí não, sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Mẹ tìm hiểu thêm về cách giúp con tập trung trong bài viết Trẻ học cách tập trung như thế nào nhé!

Các mốc phát triển nhận thức của trẻ

Sự phát triển bình thường của trẻ được tác động bởi nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ, môi trường sống, phương pháp giáo dục...

Vì thế việc bố mẹ tìm hiểu thông tin về các vấn đề này và áp dụng đúng cách khi nuôi dạy con là việc làm cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh gắn liền với sự phát triển của não bộ. Trẻ càng được học nhiều, tiếp xúc nhiều với các sự vật, sự việc xung quanh thì nhận thức của con sẽ ngày càng phát triển.

Vậy một em bé mới sinh ra đã có nhận thức hay chưa? Ngay từ khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, con đã bắt đầu có nhận thức về không khí, về cảm giác khi được da tiếp da với mẹ, về khứu giác khi ngửi thấy mùi sữa mẹ,...

Nhận thức của con phát triển rất sớm.

Nhận thức của trẻ sơ sinh sẽ phát triển một cách tự nhiên nhưng bố mẹ cũng có thể giúp con phát triển nhận thức nhanh hơn bằng cách thường xuyên tương tác với con, chơi cùng con và quan tâm đến sự phát triển trí não của con.

Mẹ cũng có thể giúp con phát triển nhận thức tốt hơn bằng cách thực hành thai giáo trong giai đoạn mang thai.

Mời mẹ đọc thêm về sự phát triển nhận thức của con, các mốc phát triển nhận thức quan trọng của con trong bài viết Các mốc phát triển nhận thức của trẻ.

Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ

Khi trẻ chưa biết nói mẹ vẫn có thể đoán được suy nghĩ của trẻ bằng cách đọc các dấu hiệu của con, ví dụ như con dụi mắt và ngáp là do buồn ngủ, miệng con mở liên tục là vì con đói,...

Những cử chỉ này và cả tiếng khóc là các cách giao tiếp đầu tiên của trẻ.

Trong suốt quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, mẹ có thể dạy con cách giao tiếp bằng kí hiệu bất cứ lúc nào bằng cách làm mẫu cho trẻ: Khi tạm biệt thì vẫy tay, khi muốn xin thì chìa tay ra (kí hiệu này có thể dạy khi cho con ăn), khi muốn cảm ơn thì cúi người xuống,...

Bé có thể biết cách giơ tay thay cho lời chào tạm biệt

Nếu con có vấn đề bất thường khiến con không nghe, nói được, bố mẹ nên đi học các lớp học về kí hiệu để có thể dạy con giao tiếp một cách tốt nhất.

Mẹ nên cùng con chơi trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cả kí hiệu lẫn âm thanh để con biết cách sử dụng các kí hiệu, ngôn ngữ cơ thể tốt hơn.

Trò chơi thi kể chuyện diễn cảm, hóa thân thành các nhân vật trong truyện hay diễn tả sự việc bằng hành động là những trò chơi mẹ có thể cùng con chơi tại nhà.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ.

Khác biệt trong sự phát triển não bộ bé trai và bé gái

Ngoài khác biệt về các đặc điểm sinh học, con trai và con gái cũng có nhiều điểm khác nhau về não bộ.

Nhiều người còn cho rằng con trai phát triển bán cầu não trái (suy luận, logic) tốt hơn và con gái thì phát triển bán cầu não phải (nghệ thuật, cảm xúc) nhiều hơn con trai, tuy nhiên trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng.

Phần tiểu não của bé trai thường phát triển nhanh hơn so với bé gái trong những tháng đầu tiên, vì thế mẹ sẽ thấy con trai nhanh phát triển các kĩ năng vận động hơn con gái.

Bé gái thường thể hiện cảm xúc tốt hơn bé trai

Nhưng có thể bé trai phát triển chậm hơn bé gái một chút về mặt giác quan và ngôn ngữ.

Điều này vừa có thể do sự khác biệt bẩm sinh, vừa có thể não bộ của hai giới được tác động bởi các môi trường giáo dục khác nhau nên có sự phát triển không giống nhau về một số mặt.

Ví dụ bố mẹ sẽ hay nói chuyện, tâm sự với bé gái hơn bé trai nên con gái sẽ hiểu từ nhanh và nhiều hơn con trai chẳng hạn.

Ví thế mẹ nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ nếu bé là con trai nhiều hơn một chút để con phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Điểm giống nhau giữa bé trai và bé gái là não của cả hai giới đều có phản ứng giống nhau khi tiếp xúc với cùng một sự vật, sự việc nhưng bé gái thường sẽ thể hiện và miêu tả cảm xúc tốt hơn bé trai.

Mời mẹ tìm hiểu thêm sự khác biệt này trong bài viết Khác biệt trong sự phát triển não bộ bé trai và bé gái.

Khi nào bắt đầu đọc cho trẻ?

Ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi được chia làm 3 giai đoạn phát triển gồm: Giai đoạn tiền ngôn ngữ (khoảng 0-12 tháng), giai đoạn bập bẹ nói (khoảng 12-21 tháng) và giai đoạn phát triển từ thành câu (khoảng 21-36 tháng).

Trong đó giai đoạn tiền ngôn ngữ là giai đoạn quan trọng và đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Mặc dù giai đoạn ấy con chưa nói được rõ ràng nhưng chính sự phát triển não bộ của trẻ là yếu tố quyết định khả năng ngôn ngữ của bé sau này.

Vì thế mẹ nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt bằng những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi của con.

Mẹ có thể đọc sách cho con nghe ngay từ khi con còn nằm trong bụng mẹ.

Thính giác của thai nhi đã phát triển từ tuần thứ 13 và lúc đó con cũng đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì thế mẹ có thể bắt đầu và duy trì thói quen đọc sách hàng ngày khi mang thai để giúp con phát triển tốt hơn.

Bố mẹ có thể thai giáo bằng cách đọc sách hàng ngày cho con nghe

Việc đọc truyện cho con có thể thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của bé. Khi con mới chào đời, mẹ nên đọc câu chuyện với giọng chậm rãi và lên bổng xuống trầm.

Khi con đã bập bẹ những chữ đầu tiên, mẹ nên đọc chậm và nhấn mạnh vào các âm dễ phát âm như ba, bá, ma, mà,... và khuyến khích con nói theo.

Khi con đã nói được những từ đơn giản, mẹ có thể đọc những quyển truyện quen thuộc và bỏ lửng vài chữ cuối mỗi trang để con đoán,...

Khi cho bé đọc sách, mẹ nên chọn những quyển sách có nhiều màu sắc và hình ảnh tươi vui, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Con sẽ rất thường xuyên xé sách hay cho sách lên mồm vì con đang tìm hiểu mọi thứ, mẹ nên chú ý điều này nhé!

Mời mẹ tìm hiểu thêm về thông tin liên tuan đến việc đọc sách cho trẻ trong bài viết Khi nào bắt đầu đọc cho trẻ.

Trẻ học tập như thế nào?

Chắc hẳn bố mẹ đều biết rằng não của thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh, chính vì thế nên con đã sẵn sàng cho việc học hỏi về thế giới xung quanh ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời.

Từ khi chào đời đến khoảng 2 tuổi, 5 giác quan của bé là phương tiện chính mà con sử dụng để khám phá thế giới.

Khi đã biết nói, con cũng vẫn sẽ sử dụng 5 giác quan nhưng con sẽ tìm hiểu nhanh hơn thông qua việc hỏi và suy luận.

Mẹ có thể thấy trẻ hay bắt chước tất cả các hành động của bố mẹ và những người xung quanh. Vì thế nếu mẹ muốn dạy con về bất kì điều gì, bố mẹ nên làm gương cho con trước đã.

Ví dụ như ăn uống thật tập trung, không dùng đồ ăn để đùa nghịch hay không dùng bạo lực để làm đau những người khác,...

Con sẽ dùng cả 5 giác quan của mình để tìm hiểu về mọi thứ

Dù trẻ học không nhớ ngay những điều mẹ dạy, mẹ cũng đừng nản chí mà hãy kiên nhẫn lặp đi lặp lại những hành động này.

Não bộ của con vẫn đang trong giai đoạn tập luyện khả năng ghi nhớ nên con sẽ chưa nhớ những điều đã học được nếu không được lặp lại nhiều lần.

Mẹ không nên tìm phương pháp dạy con chăm chỉ học hành ngay từ nhỏ, việc này dễ dẫn đến tạo áp lực không đáng có cho cả mẹ và con.

Thay vì cố gắng dạy con học chữ, đọc sách từ khi con học mẫu giáo, mẹ hãy cho con tận hưởng niềm vui khám phá thế giới theo cách riêng của mình để con phát triển trí não một cách tốt nhất và sẵn sàng cho việc học chữ cái khi bước vào lớp 1.

Cùng tìm hiểu về các cách kích thích khả năng hiểu biết của trẻ trong bài viết Trẻ học tập như thế nào? mẹ nhé!

Các mốc phát triển quan trọng của trẻ học nói - 0-12 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết nói là thắc mắc của nhiều bố mẹ khi nuôi con lần đầu. Thông thường trẻ sẽ phát ra các từ đầu tiên khi được 3-4 tháng và đến 7-9 tháng con có thể nói những từ có nghĩa đầu tiên.

Đôi khi mẹ sẽ thấy bé 6 tháng biết nói “măm măm” khi con muốn ăn hay “mama” khi con nhìn thấy mẹ.

Đây là điều bình thường và chứng minh một điều rằng, mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau và điều mẹ nên lắng nghe cơ thể con và khuyến khích kĩ năng của con phát triển đúng cách.

Con sẽ phải học cách kết hợp môi, lưỡi, miệng để phát âm thành tiếng

Quá trình tập nói của trẻ là một quá trình tương đối phức tạp với con khi con phải học cách điều khiển dây thanh âm, lưỡi, môi và vòm miệng để tạo thành tiếng nói.

Mẹ có thể thấy dấu hiệu bé tập nói khi thấy con cố gắng cử động môi miệng theo lời nói của mẹ. Khi thấy con như vậy, mẹ nên nói thật rõ ràng và cho con thấy sự cử động của lưỡi, môi khi phát âm để con học nói nhanh hơn.

Mời mẹ đọc thêm các thông tin chi tiết tại bài Các mốc phát triển quan trọng của trẻ học nói_0-12 tháng tuổi.

 

Khi nào trẻ bắt đầu biết ghi nhớ mọi thứ?

Trí nhớ của trẻ đã bắt đầu phát triển ngay từ khi con còn nằm trong bụng mẹ. Vì thế mẹ có thể bắt đầu giúp con phát triển trí nhớ ngay từ lúc này.

Các bài tập rèn luyện trí nhớ cho trẻ sơ sinh không có gì quá phức tạp và mẹ có thể thực hiện khi chăm sóc bé hàng ngày.

Ví dụ chăm sóc con theo một trình tự khi trước khi cho con đi ngủ (bedtime routine) để con nhớ là sau khi làm như vậy là sẽ đến giờ đi ngủ.

Mẹ cũng nên nhớ vì não bộ của con đang phát triển nên con sẽ không nhớ ngay được mà mẹ nên lặp đi lặp lại một việc thường xuyên nếu muốn con ghi nhớ việc đó.

Muốn dạy con ghi nhớ việc gì như thói quen đánh răng chẳng hạn, mẹ nên dạy con nhiều lần liên tục

Mẹ có thể tham khảo cách dạy trẻ sơ sinh của người Nhật để tìm ra phương pháp dạy con tốt hơn.

Cha mẹ Nhật thường chú trọng phát triển 5 giác quan của con, dành thời gian nói chuyện và chơi cùng con,  kích thích khả năng vận động và luôn tôn trọng khả năng của con, không so sánh con với các bạn khác.

Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi của người Nhật cũng là chú trọng phát triển các giác quan, khả năng tư duy, suy luận, khả năng tìm tòi học hỏi và sự tự lập của trẻ.

Nếu muốn học hỏi phương pháp dạy con kiểu Nhật, bố mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn qua các đầu sách uy tín.

Mời mẹ đọc thêm tại bài Khi nào trẻ bắt đầu ghi nhớ mọi thứ?

Nghe nhạc cổ điển có làm trẻ thông minh hơn?

Thai giáo bằng nhạc cổ điển Mozart, Beethoven hay các giai điệu du dương, trầm bổng khác sẽ giúp thính giác và trí não của thai nhi phát triển tốt hơn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ được thai giáo bằng nhạc cổ điển từ trong bụng mẹ cũng sẽ thích thú hơn khi được nghe các giai điệu này sau khi chào đời.

Cùng nghe các bản nhạc du dương trong thai kì sẽ giúp cả mẹ và con thư giãn, thoải mái hơn

Khi trẻ lớn hơn, âm nhạc kích thích trí thông minh, sự tưởng tượng, khả năng ghi nhớ và ngôn ngữ của trẻ là các bài hát thiếu thi, giai điệu đồng dao với giai điệu và lời ca tươi vui.

Bố mẹ có thể hát và múa cùng trẻ để con hứng thú hơn với việc học hỏi thông qua các giai điệu âm nhạc tuyệt vời này.

Vậy cho con nghe nhạc gì để thông minh hơn? Khi con mới tập nói, mẹ nên dạy con và cho con nghe các bài ngắn, dễ nghe, lời ca quen thuộc như bài con cò bé bé, múa cho mẹ xem.

Bạn cũng có thể cùng con chơi trò chơi với các giai điệu vui vẻ như nu na nu nống, chi chi chành chành,... để giúp con phát triển trí não và giác quan tốt hơn.

Mời mẹ cùng POH tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Nghe nhạc cổ điển có làm trẻ thông minh hơn? nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo