Trẻ hay ngoáy mũi bố mẹ có nên ngăn cấm?

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Thói quen ngoáy mũi xuất phát từ đâu?

Nhiều ba mẹ không để tâm đến việc ngoáy mũi ở trẻ nhỏ và coi chuyện con ngoáy mũi thường xuyên rất bình thường. Nhưng ngoáy mũi tốt hay xấu? Có nên để trẻ ngoáy mũi thường xuyên không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Thói quen ngoáy mũi xuất phát từ việc trẻ tò mò, buồn chán hay cảm thấy khó chịu trong người. Cũng giống như những thói quen khác, ngoáy mũi có thể giúp trẻ giảm căng thẳng và giết thời gian. Một số người cho rằng đây là hành động thể hiện sự lo lắng, giống như cắn móng tay, xoắn tóc và nghiến răng. 

 

Trẻ hay ngoáy mũi bố mẹ có nên ngăn cấm?

Thói quen ngoáy mũi thường xuyên ở trẻ

Tuy nhiên, không phải lúc nào ngoáy mũi cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang quá lo lắng. Trẻ mới biết đi thường cảm thấy khó chịu vì bị tịt mũi và có xu hướng tự thò tay vào để lấy thay cho việc hỉ mũi. Thời tiết lạnh và khô khiến đường thở của trẻ bị khô; do đó, ba mẹ chú ý rửa mũi cho trẻ bằng nước muối hoặc sử dụng bình xịt. 

Trẻ bị dị ứng thường ngoáy mũi nhiều hơn. Chất nhầy chảy liên tục và vảy đóng quanh thành mũi khiến trẻ có cảm giác khó chịu và muốn loại bỏ ngay lập tức bằng cách thò tay vào mũi. 

Không giống như cắn móng tay, thói quen ngoáy mũi sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên. Hầu hết trẻ đều từ bỏ thói quen này và theo những cách không giống nhau, có thể là do trẻ không còn hứng thú nữa hoặc bị bạn bè trêu chọc. 

 

 

Vậy trẻ ngoáy mũi là tốt hay xấu? Trẻ ngoáy mũi nhiều có tốt không? Ngoáy mũi có tác hại gì không?

Thói quen ngoáy mũi của trẻ không tính là quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn một số vấn đề về sức khỏe. Nhiều ba mẹ luôn thắc mắc ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không và ngoáy mũi nhiều có sao không thì sau đây chính là câu trả lời cho mẹ.

Mũi của trẻ là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn và virus, nếu bé ngoáy mũi sau đó không rửa tay sạch sẽ, các vi sinh vật này có thể theo tay trẻ bám vào đồ đạc trong nhà, thức ăn, đồ chơi...khiến trẻ dễ mắc những bệnh thường gặp. 

Ngoài ra, nếu móng tay của bé dài và sắc nhọn thì khi con ngoáy mũi, lớp niêm mạc mũi dễ bị tổn thương khiến trẻ bị đau, sưng mũi, nhiễm trùng hoặc chảy máu cam. 

Vậy ba mẹ có nên cho trẻ ngoáy mũi không?

Tất nhiên ba mẹ không thể cấm con ngoáy mũi nhưng cần giúp con từ bỏ thói quen ngoáy mũi quá thường xuyên. Ba mẹ cũng nên nhắc nhở con sau khi ngoáy mũi cần rửa tay sạch với nước và xà phòng.

Cách giúp trẻ từ bỏ thói quen ngoáy mũi 

Không la mắng trẻ

Trước hành động này của con, nhiều ba mẹ không khỏi bối rối hay thậm chí là bực mình. Tuy nhiên, hãy áp dụng câu nói: “Im lặng là vàng” ngay lúc đó. Rầy la hay trách phạt không mang lại tác dụng vì đến trẻ còn chưa nhận thức được việc mình làm. Và nếu có nhận thức được thì trẻ cũng không muốn bị ba mẹ phản đối. 

Trẻ sẽ cảm thấy không thích đáng với những hình thức trừng phạt của ba mẹ. Đặc biệt, việc ngăn chặn sẽ khiến trẻ càng thêm áp lực và muốn kháng cự lại bằng các hành động dữ dội hơn. Càng nhận thấy sự khó chịu của ba mẹ khi mình ngoáy mũi, trẻ sẽ càng đắc chí để tiếp tục điều đó. 

 

 

Giúp trẻ bận rộn hơn

Nếu có thể, ba mẹ hãy để ý những khoảng thời gian hay những địa điểm mà trẻ thực hiện hành động ngoáy mũi. Lúc xem tivi hay ngồi trên xe là những thời điểm lý tưởng nhất. Khi đã nhận biết được, ba mẹ hãy hướng trẻ đến những hoạt động khác như chơi ném bóng hay giúp mẹ tưới cây. Trẻ sẽ tập trung nhiều hơn vào hoạt động đó và quên đi thói quen ngoáy mũi. Nếu trẻ đủ kiên nhẫn và sự tập trung, mẹ hãy làm mẫu cách hỉ mũi để trẻ học theo.

Nhờ bác sĩ tư vấn

Nếu cảm thấy lo lắng về tình trạng của con, mẹ có thể nghe tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Trẻ có thể tự làm đau mình, bị chảy máu cam hoặc bị toạc da chảy máu nếu “khám phá” chiếc mũi của mình quá mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chia sẻ với những người có kinh nghiệm nếu con có những cách hành xử thể hiện sự lo lắng như khó ngủ yên hoặc bấu mũi đến khi chảy máu. 

Chờ đợi và tin tưởng vào con

Có thể trẻ sẽ từ bỏ thói quen này khi lớn lên vì đôi tay nhỏ bé ấy sẽ bận rộn hơn với những nhiệm vụ phức tạp hơn như vẽ tranh hay xếp hình. Ngoài ra, sự trêu chọc từ bạn bè cũng sẽ là nguồn động lực rất lớn để trẻ ngừng việc ngoáy mũi. Khi đó, mẹ hãy hỗ trợ thêm để trẻ dừng hẳn thói quen này. Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian; vì vậy, mẹ hãy kiên trì đồng hành cùng con nhé!


Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo