Tác hại của điện thoại với trẻ em? Giúp trẻ ‘sống chung’ lành mạnh với tivi, điện thoại

đăng bởi Minh Tâm

 

Nghiên cứu tác hại của smartphone đối với trẻ em

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra những khuyến nghị về ảnh hưởng của các thiết bị điện tử đối với sự phát triển của trẻ. Báo cáo của cơ quan này làm rõ thiết bị điện tử ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào khi tiếp xúc quá sớm hoặc trong thời gian quá dài. Các thiết bị được nhắc đến bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi, máy chơi game và các đồ chơi tương tự. 

Nhóm nghiên cứu tác hại của smartphone đối với trẻ em gồm 64000 chuyên gia Nhi khoa tiếp tục nhấn mạnh quan điểm rằng không nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi tiếp xúc với các thiết bị giải trí.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị điện tử hợp lý cho trẻ. Cụ thể, ba mẹ chỉ nên cho trẻ 18 tháng - 5 tuổi tiếp xúc nhiều nhất một tiếng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn. 

Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của thiết bị điện tử nói chung và của điện thoại nói riêng đối với trẻ em. Nhưng điều đó phải nằm trong một giới hạn nhất định. Trái lại, tác hại của điện thoại với mắt, não bộ và sức khỏe nói chung của trẻ cũng không phải là ít. Do đó, ba mẹ cần cân nhắc kỹ về lợi ích và tác hại của các thiết bị điện tử trước khi đưa máy điện thoại hay bật tivi để thỏa mãn nhu cầu của con. 

>> Chơi điện thoại/ IPAD có gây rối loạn vận động - ngôn ngữ chủ ý (TICS) ở trẻ nhỏ?

AAP khuyến cáo chỉ cho trẻ tiếp xúc với thiết bị nhiều nhất 1 tiếng mỗi ngày

Tác hại của xem điện thoại đối với trẻ em

Nhiều ba mẹ nghĩ việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử hợp lý là điều không thể vì chúng có mặt ở mọi nơi, từ phòng khách đến phòng ngủ và trẻ có thể dễ dàng tiếp xúc. 

Thêm vào đó, cũng không thể phủ nhận lợi ích của thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử được xem như một công cụ đắc lực giúp trẻ trở nên bận rộn hơn và không làm ồn nơi công cộng.

Tuy nhiên, ba mẹ sẽ vô tình hại con nếu cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử quá thường xuyên và trong thời gian dài. Dưới đây là những hậu quả mà thiết bị điện tử ảnh hưởng đến trẻ em: 

Nguy cơ béo phì 

Những bộ phim hoạt hình yêu thích hay trò chơi hấp dẫn níu chân trẻ ngồi một chỗ và không có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho biết nếu trẻ xem tivi nhiều giờ trong ngày thì sẽ nạp thêm vào cơ thể khoảng 167 kcal, làm gia tăng nguy cơ béo phì. 
 

 

Chậm phát triển

Tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với các thiết bị điện tử khiến trẻ gặp không ít vấn đề tiềm tàng trong quá trình phát triển như giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội và điều khiển hành vi. 

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm sẽ là cơ sở để não bộ cải thiện chức năng. 

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ em một cách tiêu cực. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị giải trí khiến trẻ hình thành thói quen đi ngủ muộn hơn, bị ức chế melatonin và khó nằm yên trên giường để đi vào giấc ngủ.

Hành xử hung hăng

Trẻ dễ bắt chước các hành động bạo lực và hung hăng từ việc xem các chương trình hay chơi các trò chơi điện tử. Đó là một trong những tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em.

Nguy cơ này còn cao hơn với những trẻ còn bé vì chưa có khả năng kiểm soát cơn bốc đồng và kỹ năng giao tiếp chưa phát triển. Và rồi ba mẹ sẽ phải đau đầu làm sao để giáo dục con cư xử đúng mực.

Ngoài ra, có không ít trường hợp trẻ em xem điện thoại nhiều bị hỏng mắt hay trẻ em xem điện thoại nhiều bị co giật. Những thông tin đau lòng này có lẽ vẫn chưa đủ thức tỉnh nhiều bậc cha mẹ coi điện thoại và thiết bị điện tử như một ‘cứu cánh’ giải trí cho con trẻ. 

Tiếp xúc quá lâu với thiết bị điện tử khiến trẻ hình thành lối hành xử hung hăng

Làm sao để hạn chế tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ em?

Như vậy, thiết bị điện tử, trong đó có điện thoại thông minh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ nhỏ. Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ huynh đang ở mức đáng lo ngại. 

Ba mẹ bận rộn với công việc và ít có thời gian quan tâm, tương tác với con. Không hiếm cảnh ba mẹ đi làm về mệt mỏi, lại lo cơm nước và cho con xem điện thoại, tivi để rảnh tay rảnh chân mà làm các việc khác. 

Đối mặt với thực trạng trẻ em sử dụng điện thoại trong thời gian dài, ba mẹ không thể vô tư coi đó là hình thức giải trí cho con mà không kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác, ba mẹ cần hiểu rõ lợi ích và tác hại của thiết bị điện tử đối với con trẻ, từ đó có các biện pháp để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của con. 

Thực trạng trẻ em sử dụng điện thoại, máy tính… mà không có người lớn giám sát

Dưới đây là 3 biện pháp mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng một cách linh hoạt tùy vào điều kiện của nhà mình:

Đặt ra quy tắc

Không bao giờ là quá muộn để ba mẹ đặt ra cho trẻ những quy tắc và giới hạn về thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Thực hiện càng sớm thì những ảnh hưởng tiêu cực càng ít đi. 

Cách tốt nhất là ba mẹ chỉ cho trẻ xem tivi, điện thoại hay sử dụng các thiết bị vào cuối tuần. Đó là khoảng thời gian ba mẹ có nhiều thời gian và cơ hội để giám sát con hơn. Đồng thời, ba mẹ cũng có thể điều hướng để con thực sự tận dụng được các lợi ích của các thiết bị điện tử. 

Tuy nhiên, khi đặt ra quy tắc cho trẻ, ba mẹ cần thật sự khéo léo để trẻ thực hiện một cách thoải mái thay vì bị ép buộc. Để làm được điều này, ba mẹ cần nắm bắt tâm lý của trẻ để biết mình cần nói gì, cần ứng xử ra sao với con. Ba mẹ tham khảo POH Acti (1-3)POH Poti (0-6) ngay hôm nay để xây dựng môi trường TÂM LÝ và môi trường VẬT LÝ lành mạnh giúp con phát triển tối ưu tiềm năng sẵn có nhé!
 

 

Tổ chức các hoạt động

Nếu cách giới hạn thời gian khiến trẻ khó chịu và cáu kỉnh, ba mẹ hãy giúp trẻ quên đi các thiết bị điện tử bằng các hoạt động lành mạnh hơn như chơi đồ chơi, đọc sách hay đi dã ngoại khi có thời gian rảnh. 

Như vậy, con vừa có thời gian tập làm quen với các hình thức giải trí mới hơn, lành mạnh hơn và quan trọng là mang đến nhiều bài học thực tế cho sự phát triển. 

Tận dụng những lợi ích của thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử có thể giúp ích cho sự phát triển của con nếu ba mẹ biết cách vận dụng các ưu điểm tuyệt vời vốn có của chúng. Hãy tránh cho trẻ chơi và xem những trò chơi hành động, tốc độ cao vì trẻ học tập và bắt chước rất nhanh. Những lời nói, hành vi tiêu cực có thể ‘thâm nhập’ vào nhận thức của trẻ một cách dễ dàng. 

Thay vào đó, hãy đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn, yêu cầu trẻ vận dụng thể chất và trí não. Trò chơi ghép hình giúp trẻ cải thiện kỹ năng kết hợp tay-mắt. Video ca nhạc vui nhộn giúp trẻ ngân nga những giai điệu “bắt tai” và bắt chước điệu múa. Tất cả đều góp phần giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng cho các cột mốc phát triển phức tạp hơn về sau.


Nguồn: Babyspark

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo