Leo trèo và giữ thăng bằng không chỉ là kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ, mà còn ảnh hưởng tích cực đến tư duy não bộ. Tuy nhiên, khuyến khích trẻ leo trèo và dạy bé giữ thăng bằng như thế nào cho khoa học thì không phải ai cũng hiểu rõ. Nên cho con chơi trò chơi gì, tham gia những hoạt động nào sẽ giúp con phát triển kỹ năng tối ưu đây? Ba mẹ tham khảo thông tin trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Tại sao bé cần có kỹ năng leo trèo và giữ thăng bằng?
Khi nào dạy trẻ leo trèo và giữ thăng bằng?
Làm thế nào để tập giữ thăng bằng cho bé và khuyến khích trẻ leo trèo?
Tại sao bé cần có kỹ năng leo trèo và giữ thăng bằng?
Leo trèo và giữ thăng bằng là một kỹ năng quan trọng bé cần có sau khi chập chững những bước đi đầu đời. Song song với quá trình hình thành tính tự lập, bé cần đạt được những tiến bộ về thể chất.
Bé tập leo trèo, bé giữ thăng bằng để bớt phụ thuộc vào mẹ mỗi khi di chuyển. Bản tính vốn có của trẻ nhỏ là tò mò về mọi thứ lạ lẫm xung quanh mình. Vậy khi đó, leo trèo và giữ thăng bằng trở thành “trợ thủ đắc lực” để khám phá hết những điều mình muốn.
Những thử thách về mặt thể chất giúp bé phát triển về cả tinh thần và sức khỏe. Bé hay leo trèo, không ngồi yên một chỗ là điều hết sức bình thường. Leo trèo và giữ thăng bằng giúp các cơ và xương được luyện tập thường xuyên, từ đó tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng.
Di chuyển và tìm cách vượt qua các chướng ngại vật tạo điều kiện cho bé phân tích mọi thứ xung quanh và kích thích sự phát triển của trí não.
>> Ném và bắt bóng - Kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp trẻ 1-3 tuổi phát triển thể chất
Leo trèo là kỹ năng cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của bé
Khi nào dạy trẻ leo trèo và giữ thăng bằng?
Trong quá trình tập đi, bé nhận ra không phải địa hình nào cũng bằng phẳng như sàn nhà và mình phải biết cách giữ thăng bằng để không bị ngã. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để mẹ dạy bé giữ thăng bằng và leo trèo ở mức độ vừa phải.
Bé thích ngắm nhìn mọi vật và với những vật cao hơn mình, bé chẳng còn cách nào khác là phải leo lên để vừa với tầm mắt.
Khi bé được 18 tháng tuổi, kỹ năng leo trèo đã tiến bộ hơn rất nhiều. Bé sẽ không cần đến sự giúp đỡ của mẹ nữa mà đã có thể tự mình trèo lên ghế, ngồi xuống và tận hưởng cảm giác thoải mái. Thành quả lớn lao đó rất xứng đáng nhận được lời khen ngợi phải không?
Mặt trái của tính năng động, thích khám phá của những bé thích leo trèo là nguy cơ té ngã. Con có thể bất chợt ngã xuống sàn khi cố gắng trèo lên ghế hay ngồi lắc lư trên võng. Do vậy, mẹ phải đảm bảo môi trường chơi của con luôn an toàn.
Càng lớn, bé càng có khả năng trèo lên các đồ vật cao hơn, dễ gây nguy hiểm như cửa sổ hay tủ tivi. Và nếu trẻ không giữ được thăng bằng thì rất dễ bị ngã. Khi đó, mẹ lại càng phải thận trọng hơn và luôn ở bên để giám sát.
Những thử thách về mặt thể chất giúp bé phát triển về cả tinh thần và sức khỏe. Bé hay leo trèo, không ngồi yên một chỗ là điều hết sức bình thường. Leo trèo và giữ thăng bằng giúp các cơ và xương được luyện tập thường xuyên, từ đó tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng.
Di chuyển và tìm cách vượt qua các chướng ngại vật tạo điều kiện cho bé phân tích mọi thứ xung quanh và kích thích sự phát triển của trí não.
Vận động thăng bằng tốt cho sự phát triển của bé
Làm thế nào để tập giữ thăng bằng cho bé và khuyến khích trẻ leo trèo?
Luyện tập thường xuyên giúp kỹ năng của bé ngày càng tiến bộ hơn. Hãy để con trải nghiệm những điều mới mẻ như trèo qua chiếc lốp xe lớn ở khu vui chơi nhưng phải luôn chú ý đến con mẹ nhé!
Những trò chơi hay dụng cụ hỗ trợ sẽ giúp bé học được các kỹ năng mới nhanh hơn đó mẹ. Mẹ có thể sắm bộ leo trèo cho bé hoặc xà đu đa năng cho bé để khuyến khích bé luyện tập. Vừa vui chơi, vừa học kỹ năng mới chắc chắn sẽ làm bé hứng thú hơn. Nếu vui chơi trong nhà chán rồi thì mẹ hãy chuẩn bị lưới leo trèo cho bé ở ngoài vườn. Bé sẽ hòa mình hơn với thiên nhiên và có cảm giác phấn khích khi chơi trò chơi.
Đạp xe cũng là một hoạt động liên quan đến kỹ năng giữ thăng bằng. Với những bé còn nhỏ và kỹ năng chưa phát triển nhiều thì mẹ có thể cân nhắc dùng xe giữ thăng bằng cho bé. Sự hỗ trợ từ chiếc xe sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhanh hơn.
Những bề mặt khác nhau như cỏ, cát và vụn gỗ sẽ mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị. Bé sẽ học được cách đặt chân và bám chân lên bề mặt để giữ thăng bằng. Nếu có dịp ra ngoài chơi, mẹ hãy giúp con trèo lên bức tường thấp và nắm tay để dìu con đi.
Dưới bàn tay sáng tạo của mẹ, gối và chăn sẽ trở thành những chướng ngại vật thử thách kỹ năng của con. Hãy xếp chúng thành chồng cao và đặt ở trước cửa hoặc trải ra thành các bậc để trẻ bước lên.
Mẹ thường xuyên tập cho bé ngồi xe giữ thăng bằng nhé!
An toàn cho trẻ thích leo trèo và bé tập giữ thăng bằng
Trượt ngã, vết thâm tím hay một vài vết xước da là những điều mẹ có thể lường trước khi nhà có bé hay leo trèo. Đó là một phần trong quá trình học tập của con và mẹ không nên nghĩ đó là lỗi của mình. Tuy nhiên, đừng để con đi chơi quá xa hoặc chơi những trò nguy hiểm như leo lên cầu thang một mình mà không có người lớn giám sát.
Hãy để những đồ đạc thấp cách xa cửa sổ để con không trèo lên được. Ngoài ra, mẹ cần phải đóng chắc chắn các vật dụng lên tường, tránh rơi xuống bất ngờ khiến con bị thương nếu lỡ chơi gần khu vực đó.
Nếu lắp đặt tường leo núi trong nhà cho trẻ em, mẹ cũng nên che chắn cẩn thận, tránh trường hợp bé tự ý trèo lên mà mẹ không biết. Nguy cơ bé té ngã là rất cao nên mẹ cần phòng tránh trước nhé!
Và đó là lý do vì sao đội ngũ POH Acti cực kỳ chú trọng kỹ năng này. Chương trình hỗ trợ các em bé vận động thô như lẫy, bò, đứng, đi… theo đúng tiến trình tự nhiên một cách bài bản, khoa học và an toàn. Trong đó có rất nhiều các bài tập với cầu thang.
Kết quả là con vận động thô cực kì tốt. Các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm, tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò, chậm đi… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Không những thế, các bài tập bài bản tại POH Acti còn giúp:
• Con phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực: giác quan, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, xã hội, cá nhân…
• Con biết nói sớm, bật âm tốt, tránh hiện tượng chậm nói
• Tăng cường liên kết nơron thần kinh
• Tạo điều kiện phát triển các loại hình thông minh một cách thuận lợi...
Bởi vậy, để giúp bé phát triển tối ưu thể chất, tiềm năng, ba mẹ tham khảo ngay POH Acti nhé!
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo