3 cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân ba mẹ nên áp dụng

đăng bởi Minh Tâm

Khi lớn lên, trẻ cần trang bị cho mình các kỹ năng sống cơ bản và quan trọng, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân. Ba mẹ không thể ở bên con mọi lúc, mọi nơi; do đó, con cần biết cách ứng xử với người khác sao cho phù hợp và biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Ba mẹ có thể dạy con thông quan những trò chơi rèn kỹ năng bảo vệ bản thân và các tình huống ứng xử thực tế. Mời ba mẹ đọc bài viết sau đây để biết cách dạy trẻ tự bảo vệ mình!

 

 

Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Song song với sự phát triển về thể chất, trẻ nhỏ còn hình thành nhận thức và các kỹ năng sống quan trọng khi bắt đầu bước vào các mối quan hệ đầu đời, cụ thể là tình bạn. Ngoài những lúc đùa nghịch vui vẻ cùng nhau, những khoảnh khắc cười khúc khích thì các bạn nhỏ cũng xảy ra những lần cãi vã, tranh giành đồ chơi. Do vậy, các bé cần có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân. 

Trẻ biết đi đã biết cách tự bảo vệ bản thân hay chưa?

Ba mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy đau lòng khi con mình là nạn nhân trong những cuộc giành đồ chơi hay xô xát với bạn. Ở thời điểm này, trẻ chưa biết cách đứng lên để cất tiếng nói và đòi lại công bằng cho bản thân mình. Và người hỗ trợ con không ai khác chính là ba mẹ. 

Trẻ chơi vui vẻ cùng nhau, nhưng có thể xảy ra mâu thuẫn bất cứ lúc nào

Khi nào nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Đến cột mốc 2 tuổi - khi nhận thức của trẻ phát triển hơn, ba mẹ nên trẻ cũng nên bắt đầu dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách bày tỏ ý kiến và biết nhường nhịn khi cần thiết. Trẻ bắt đầu nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Lớn hơn một chút, khoảng 3 tuổi, trẻ đã “mở lòng” hơn khi biết cách chia sẻ đồ chơi với bạn nhưng vẫn quan tâm tâm nhiều hơn đến trò chơi của mình. 

Ở giai đoạn này, ba mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc con tự phân biệt được tất cả những điều xảy đến với mình. Trẻ cần đến sự “giải hòa” và giải thích cặn kẽ từ người lớn. Ba mẹ hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân, nhưng mà bằng lời nói chứ không phải những hành động hung hăng như giật tóc hay cắn bạn. Điều đó chỉ thỏa mãn cảm xúc nhất thời của trẻ, nhưng có thể làm tổn thương sâu sắc mối quan hệ giữa các bạn nhỏ. 

 

 

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân như thế nào?

Dưới đây là 3 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình ba mẹ nên áp dụng:

Để con đối mặt với tình huống

Nuôi dạy con, chăm sóc con không có nghĩa là ba mẹ có mặt 24/24 bên cạnh con để giúp con giải quyết từng vấn đề dù là nhỏ nhất. Đôi khi, lùi lại phía sau và dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng là cách ba mẹ giúp con mạnh mẽ, tự lập và trưởng thành hơn. 

Trẻ mới biết đi có một cảm hứng bất tận với những người bạn cùng trang lứa. Ngay từ khi được 5-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thể hiện sự hứng thú khi chơi cùng các bạn, theo dõi từng hành động và bắt chước theo. 

Đến giai đoạn chập chững những biết đi, trẻ thích quan sát và khám phá mọi hành động trong khi các bạn chơi trò chơi. Chính điều đó tạo nên sợi dây gắn kết vô hình của một tình bạn ngây thơ của các bé. Nếu có cơ hội, trẻ sẽ bồi đắp và duy trì tình bạn đẹp này trong suốt cuộc đời. 

Hãy cho trẻ đối mặt với tình huống để tự rèn luyện kỹ năng

Hỗ trợ khi con cần

Ba mẹ cần hiểu rằng mình mới chỉ “buông đôi tay con ra” và con đang rất bỡ ngỡ khi đối diện với tình huống thực tế. Do vậy, khi con không thể làm điều đó thì ba mẹ hãy là người đứng ra bảo vệ con.

Trong những tình huống căng thẳng, ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và cư xử đúng mực để làm gương cho trẻ. Trẻ cần hiểu rằng buồn bã, tuyệt vọng hay phản kháng bằng bạo lực không phải là cách để giải quyết những xung đột với bạn bè. 

 

 

Chúng ta không thể phủ nhận một sự thật rằng những người bạn tốt nhất vẫn có khi làm tổn thương lẫn nhau. Trẻ có thể rất thân thiết với nhau, đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau. Thế nhưng, sẽ có lúc những người bạn rơi vào tình huống căng thẳng và không còn duy trì được cảm xúc tích cực về nhau nữa. 

Lúc đó, trẻ sẽ rất bỡ ngỡ vì chưa từng gặp tình huống này bao giờ và không biết giải quyết theo cách “hòa bình” mà sẽ dùng lời nói, thậm chí là hành động thô lỗ. Nguyên nhân đến từ việc trẻ không thể đặt mình vào vị trí của người còn lại để thấu hiểu cảm giác của nhau.

Ở thời điểm hiện tại, những hành động và lời nói của trẻ đa phần xuất phát từ sự bồng bột. Đó chính là nguyên nhân tại sao ba mẹ cần dạy con biết kiểm soát và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho con. 

Giáo dục bằng trò chơi 

Các tình huống thực tế giúp trẻ hình dung rõ hơn về cách cư xử của mình

Trẻ mới biết đi cũng chưa thể nhận ra rằng mình và bạn khác sẽ có chung một suy nghĩ và hướng cảm xúc khi ở trong một số tình huống cụ thể. Ví dụ, khi nhìn thấy một món đồ chơi đẹp, cả hai đều rất thích, rất muốn nó là của mình. Khi đó, sự đồng nhất về cảm xúc bên trong lại gây ra những xung đột bên ngoài. 

Sử dụng trò chơi rèn kỹ năng bảo vệ bản thân có thể sẽ giúp con thấu hiểu tốt hơn.  Ba mẹ sẽ tạo ra những tình huống xung đột có thể xảy ra khi các bạn chơi với nhau và hướng dẫn con cách giải quyết. 

Khi bị bạn giật đồ chơi của mình, con phải làm gì? Khi con bị bạn đánh, con sẽ đánh lại bạn hay giải quyết ra sao? Ngược lại, con có nên đánh bạn khi bạn không đồng ý cho mình chơi cùng hay không? Dù ở thế chủ động hay bị động, trẻ đều phải biết cách xử lý linh hoạt để không làm bạn bị tổn thương và không tự mình phá vỡ mối quan hệ đang tốt đẹp. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo