Quá trình dạy trẻ tự đi vệ sinh (3 bước dạy trẻ đi vệ sinh)

đăng bởi Nguyễn Khải

Hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh là cột mốc quan trọng mà ba mẹ nào cũng mong đợi. Dù có những trẻ chỉ cần vài ngày để làm quen với kỹ năng này, nhưng ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn tâm lý rằng con yêu cũng có thể mất đến vài tháng. Dưới đây là các bước hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh:

Kiểm tra xem trẻ đã sẵn sàng hay chưa

Không có quy định cụ thể nào về độ tuổi bắt đầu hướng dẫn bé tự đi vệ sinh vì mỗi trẻ có đặc điểm phát triển khác nhau. Nhiều ba mẹ thường bắt đầu quá trình này khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các bé lại sẵn sàng ở giai đoạn từ 2 đến 2 tuổi rưỡi. 

>> Con đã sẵn sàng để tự đi vệ sinh?

Quá trình dạy trẻ tự đi vệ sinh (3 bước dạy trẻ đi vệ sinh)

Ba mẹ đừng nên vì lời khuyên từ những người xung quanh mà ép trẻ học kỹ năng mới khi chưa thực sự sẵn sàng. Thay vào đó, hãy quan sát để hiểu trẻ hơn. Trước khi trẻ có những dấu hiệu sẵn sàng thì ba mẹ chưa nên nóng vội. 

Hãy nói với trẻ những điều ba mẹ sắp làm và diễn tả việc đi vệ sinh bằng từ nào để trẻ dễ hiểu nhất có thể. 

Chuẩn bị sẵn sàng hướng dẫn trẻ đi vệ sinh

Ba mẹ hãy cùng bé đi mua sắm quần và bô đi vệ sinh. Khi mới bắt đầu, dùng bô sẽ thuận tiện hơn vì bé có thể dễ dàng lên xuống và đi vệ sinh ở bất cứ đâu trong nhà. Tuy nhiên, ba mẹ có thể sắm thêm ghế cho bé tập đi vệ sinh và lắp sát bồn cầu. 

Nếu cho bé dùng ghế đi vệ sinh thì ba mẹ cần lắp thêm chỗ để chân cho bé tự ngồi cố định và rặn khi đi đại tiện. Ngoài ra, bé có thể tự lên và xuống ghế mà không cần ba mẹ giúp đỡ. Để tăng thêm sự hứng thú, ba mẹ hãy cho bé xem tranh hoặc video về cách dùng bồn vệ sinh. 

Quần bỏ bỉm là vật dụng giúp ích khá nhiều khi ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với việc tự đi vệ sinh. Loại quần này cũng giống như quần bình thường nhưng được thiết kế thêm một miếng thấm bên trong để phòng trường hợp bé đã đi vệ sinh khi chưa kịp ngồi bô.

Nhiều ba mẹ cảm thấy rất hài lòng khi cho bé sử dụng quần bỏ bỉm vì dễ kéo lên, kéo xuống trong khi một số ba mẹ khác lại thấy không mấy hiệu quả và không khác nhiều so với bỉm thường dùng. Mặc quần lót sẽ khiến bé chủ động dùng bô vệ sinh. Ba mẹ hãy cho bé lựa chọn một vài chiếc quần với hình các nhân vật hoạt hình yêu thích. Quá trình luyện cho bé tự đi vệ sinh cũng nhờ đó mà dễ dàng hơn ba mẹ ạ!

 

 

Kiên trì thực hiện kế hoạch 

Ba mẹ hãy bắt đầu thực hiện một cách chậm rãi bằng việc khuyến khích bé dùng bô mỗi ngày một lần. Thời điểm có thể linh động: sau bữa sáng, trước khi tắm hoặc bất cứ khi nào bé muốn đi vệ sinh. 

Hãy đặt bé ngồi trên bô sau khi bỉm đã ướt hoặc bẩn để bé quen với việc dùng dụng cụ đi vệ sinh và xem đó như là một thói quen không thể thiếu hằng ngày.

Nếu bé không muốn ngồi bô thì ba mẹ cũng không nên ép mà hãy cho bé thêm thời gian. Bé sẽ cảm thấy hoảng sợ và khó chịu khi chưa sẵn sàng cho kỹ năng mới này. Ba mẹ nên tiếp tục cho bé dùng bỉm và “để dành” bô khoảng vài tuần trước khi thử lại. 

Quá trình dạy trẻ tự đi vệ sinh (3 bước dạy trẻ đi vệ sinh)

Khi bé yêu bắt đầu hứng thú hơn, hãy giải thích để bé hiểu rằng đó là việc mà ba mẹ và anh chị đều làm mỗi ngày. Thêm vào đó, hãy nói với bé việc cởi quần trước khi ngồi lên bô hoặc bồn cầu là việc làm của người trưởng thành. 

Nếu bé hiểu được ý nghĩa đó và bắt đầu thực hiện thì chắc chắn ba mẹ sẽ rất vui. Ba mẹ hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên vì đây chỉ là thời điểm bắt đầu. Hãy đợi đến khi bé hoàn toàn sẵn sàng và thực sự hứng thú với việc tự dùng bồn cầu. Bé sẽ rất khó chịu và ba mẹ cũng sẽ căng thẳng nếu ép buộc bé thực hiện những điều mình muốn. 

Quá trình tự đi vệ sinh vào mùa hè có thể sẽ dễ dàng hơn vì bé không cần cởi nhiều quần áo. Ba mẹ nên đặt bô ở những nơi thuận tiện nhất để bé có thể đi vệ sinh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu kể cả ngoài vườn hay trong phòng. 

Hãy để tất cả những ai chăm sóc bé đều biết rằng ba mẹ đang trong kế hoạch luyện cho bé tự đi vệ sinh. Ông bà, nhân viên nhà trẻ hay người chăm sóc trẻ cũng cần thực hiện kế hoạch đó một cách thống nhất, tránh khiến bé bối rối.

Thực hành cho bé xem

Trẻ học tập bằng cách bắt chước lời nói, hành động từ những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ. Khi tận mắt thấy ba mẹ đi vệ sinh, bé sẽ hiểu được tác dụng của bồn cầu. Nếu bé là con trai, ba mẹ hãy bắt đầu dạy bé ngồi để đi tiểu.

Ba mẹ nên dạy bé cách nói khi sắp đi vệ sinh và cho bé biết những việc sau khi đi vệ sinh như dùng giấy vệ sinh, kéo quần lên, nhấn nút xả và rửa tay. Khi mới bắt đầu, ba mẹ có thể giúp bé lau chùi sau khi bé đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, tốt hơn hết là ba mẹ nên để bé dần chủ động làm hết các bước. 

Nếu bé có anh chị hoặc bạn bè cũng đang tập tự đi vệ sinh, bé sẽ học được kỹ năng từ việc quan sát trực tiếp. Khi bé ị trong bỉm, ba mẹ hãy đặt bé ngồi lên bô để bé thấy sự liên kết giữa tư thế ngồi và việc đi vệ sinh. Sau khi bé đi vệ sinh xong, hãy khuyến khích bé tự mặc lại quần và rửa tay sạch sẽ. 

Nếu bé đã sẵn sàng thì hãy kiên trì cho bé dùng bô

Ba mẹ hãy khuyến khích bé dùng bô mỗi khi muốn đi vệ sinh, cho bé uống nhiều nước và ngồi bô sau mỗi 2-3 tiếng. Tuy nhiên, hãy cho bé biết mình có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ ba mẹ nếu không thể tự làm. 

Ban đầu, bé sẽ cần ba mẹ nhắc đi vệ sinh. Nếu bé nói “không”, ba mẹ vẫn hãy thuyết phục rằng: “Con đi tiểu xong thì mình ra ngoài chơi nhé!”. Khi đó, bé sẽ có hình dung rõ hơn về việc mình cần làm và sẽ làm.

Quá trình dạy trẻ tự đi vệ sinh (3 bước dạy trẻ đi vệ sinh)

Đôi lúc, ba mẹ không cần mặc thêm bỉm hay quần cho bé; cứ để bé vui chơi và chuẩn bị sẵn bô. Hãy nói với bé dùng bô bất cứ lúc nào muốn đi vệ sinh. 

Một số trẻ mới biết đi sẽ không thể ngồi lâu trên bô để thư giãn và đi vệ sinh. Khi đó, ba mẹ hãy bình tĩnh và động viên bé ngồi thêm một vài phút nữa. Bé có thể sẽ bằng lòng nếu có ba mẹ ngồi cạnh trò chuyện hoặc đọc sách cho nghe.

Bé sẽ rất vui nếu được ba mẹ khen ngợi vì sự cố gắng của mình. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên giữ lời khen ở một mức độ vừa phải để tránh bé bị quá khích, đôi khi là bị áp lực. Sẽ không tránh được việc bé mắc lỗi trong quá trình tiếp nhận kỹ năng mới và điều ba mẹ cần làm là giữ bình tĩnh để cùng bé thực hiện thật tốt. 

 

 

Bình tĩnh đối mặt với những lỗi sai của bé

Bé sẽ mắc lỗi sai trước khi thành thạo kỹ năng mới nào đó, kể cả việc tự đi vệ sinh. Có thể ba mẹ không vui nhưng đừng nên tức giận và trách phạt bé. Bé cần nhiều thời gian hơn để thích nghi ba mẹ ạ! 

Khi bé lỡ đi vệ sinh mà không dùng bô, ba mẹ hãy bình tĩnh lau dọn và nhẹ nhàng dặn bé dùng bô vào lần sau. Hãy đặt bé ngồi lên bô và hướng dẫn cách ngồi đúng.

Nếu bé mắc quá nhiều lỗi và không tiến bộ nhiều thì hãy cho bé mặc bỉm và đợi thêm một thời gian để bắt đầu lại quá trình học cách tự đi vệ sinh. Rất có thể bé chưa sẵn sàng ở thời điểm hiện tại chứ không phải ba mẹ không thành công.

Tập cho bé đi vệ sinh vào ban đêm

Dù bé luôn sạch sẽ và khô thoáng suốt cả ngày thì cũng phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể giữ khô thoáng vào ban đêm. Do đó, bỉm vẫn còn tác dụng trong giai đoạn này. Cơ thể bé vẫn chưa hoàn thiện để có thể thức giấc và đi vệ sinh lúc nửa đêm. 

Đa số ba mẹ bắt đầu luyện đi vệ sinh buổi đêm khi bé được 3-4 tuổi và bé thức giấc với chiếc bỉm khô thoáng sau một đêm dài. Ba mẹ có thể thử cách này nhưng hãy nhớ lót dưới mông bé miếng thấm nhé. 

Ngoài ra, ba mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trước khi lên giường đi ngủ. Mỗi ngày, bé chỉ nên uống 6-7 cốc nước nhỏ hoặc hơn nếu khát. Hãy nhắc bé gọi mẹ giúp khi thức dậy để đi vệ sinh vào ban đêm. 

Để thuận tiện hơn cho bé, ba mẹ hãy bật bóng ngủ với ánh sáng nhẹ trong phòng bé và đặt bô ngay cạnh giường. 

Giống như các kỹ năng khác, luyện đi vệ sinh cũng cần thời gian và sự kiên trì. Một khi bé đã sẵn sàng thì quá trình học tập sẽ diễn ra rất suôn sẻ và mang lại kết quả như mong muốn. Do đó, ba mẹ hãy lắng nghe cơ thể của con để biết đâu là thời điểm thích hợp để bắt đầu thay vì ép buộc bé làm theo kế hoạch của mình. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo