Nhiều trẻ mới biết đi rất thích nghịch nước khi đang tắm. Thế nhưng, không phải trẻ nào thích nước cũng “chịu khó” vượt qua thủ tục gội đầu một cách êm đềm cả đâu mẹ ạ. Nói cách khác, gội đầu cho bé đúng nghĩa là một cuộc chiến mà hầu như mẹ nào cũng phải đối mặt. Vậy mẹ đã trang bị cho mình những “chiến lược” phù hợp để gội đầu cho bé hay chưa?
MỤC LỤC
Những “chiến lược” để gội đầu không còn là cuộc chiến
Có nên gội đầu cho bé mỗi ngày?
Tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết đúng hướng
Những “chiến lược” để gội đầu không còn là cuộc chiến
Mỗi lần đến giờ gội đầu, mẹ không còn xa lạ với tiếng khóc và hành động phản kháng mạnh mẽ của con nhưng lại chẳng thể hiểu được nguyên nhân. Những cái lắc đầu liên tục có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
- Bé từng bị bọt dầu gội vương vào mắt hoặc miệng
- Bé sợ nước, bé không thích ngồi trong bồn tắm
- Bé đang hình thành tính độc lập và bớt phụ thuộc vào người lớn
Gội đầu cho bé không hề đơn giản đâu nha!
Dù cho nguyên nhân là gì thì mẹ vẫn có cách để giúp con bình tĩnh hơn mỗi lần bước vào nhà tắm. Dưới đây là một số bí quyết mẹ nên tham khảo khi gội đầu cho con:
Có nên gội đầu cho bé mỗi ngày?
Mẹ không cần thiết phải gội đầu cho con quá thường xuyên. Nhiều mẹ cẩn thận quá nên duy trì thói quen gội đầu cho con vào mỗi lần tắm. Vào mùa đông, tóc của con lâu bẩn hơn nên chỉ cần gội mỗi tuần một lần là đủ. Khoảng cách giữa các lần gội lâu hơn sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác khó chịu và bớt căng thẳng hơn trong lần gội kế tiếp.
Trước mỗi lần gội đầu, mẹ hãy thông báo trước với con để con không bị bỡ ngỡ và phản ứng tiêu cực. Những ngày không gội đầu sẽ trở nên dễ thở và thoải mái hơn. Khi đó, mẹ hãy cùng con trò chuyện hoặc chơi các trò chơi mà con thích nhé. Con sẽ hiểu rằng gội đầu không thực sự đáng sợ như mình nghĩ và đó là một phần cần có trong lịch trình sinh hoạt.
Tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết đúng hướng
Thay vì đắn đo có nên gội đầu cho con hay không thì mẹ nên tìm ra cách gội đầu nhanh chóng và khiến con thoải mái nhất. Nếu con đã đủ lớn, mẹ hãy tâm sự và tìm hiểu xem điều gì khiến con cảm thấy khó chịu nhất trong khi gội đầu. Có thể con không thích cảm giác nước chảy xuống mặt và mắt hoặc không thích mùi hương của loại dầu gội đang dùng.
Khi đã biết được nguyên nhân khiến con “không ưa” gội đầu, mẹ hãy tập trung vào đó và tìm ra hướng giải quyết. Bé có thể sẽ thấy thoải mái khi gội đầu dưới vòi hoa sen hơn là trong bồn tắm hoặc thích dầu gội có mùi hoa oải hương hơn là mùi quả bơ. Như vậy, những vướng mắc đã dần được tháo gỡ và con sẽ không còn phản kháng trong những lần gội đầu tiếp theo nữa.
Dầu gội đầu có hương thơm yêu thích sẽ giúp bé hứng thú hơn
Lấy búp bê làm mẫu
Bé khó chịu khi phải gội đầu nhưng nếu tự mình thực hành với búp bê thì mọi chuyện có thể diễn biến theo hướng tích cực hơn. Mẹ cần chuẩn bị cho con các đồ dùng như ghế ngồi, ca múc nước hay dầu gội. Đây là cơ hội tốt để mẹ quan sát và có thể biết được những “mong muốn” của con khi gội đầu.
Trong khi con chơi, mẹ có thể gội đầu luôn cho con. Khi con làm ướt tóc của búp bê, mẹ cũng xả ướt tóc cho con. Tương tự, con lấy dầu gội và xoa lên tóc búp bê thì mẹ cũng làm y như vậy.
Trong khi chơi, trẻ sẽ không để ý nhiều đến mọi thứ xung quanh, thậm chí là không hề mảy may đến mái tóc đang được gội của mình. Như vậy, thủ tục gội đầu cho con đã hoàn thành một cách êm đềm rồi.
Cùng nhau gội đầu
Mẹ có thể cho con tắm cùng và hai mẹ con sẽ thay phiên gội đầu cho nhau. Những hành động tinh nghịch như vuốt tóc thành hình thù dễ thương sẽ giúp trẻ cảm thấy gội đầu cũng thú vị giống như những trò chơi mà mình từng chơi. Từ trải nghiệm tích cực này, trẻ sẽ bớt lo lắng hơn và không còn phản kháng như trước nữa.
Gội đầu cùng mẹ khiến bé cực kỳ thích thú
Đánh lạc hướng trẻ
Trong khi gội đầu cho con, mẹ hãy bật một đoạn nhạc sôi động hoặc tạo bọt và vuốt tóc con thành những hình thù lạ mắt. Khi đó, con sẽ chỉ chú ý đến những trải nghiệm thú vị và quên đi những cảm xúc tiêu cực ban đầu.
Ngoài ra, trò chơi về các bộ phận trên cơ thể cũng sẽ mang đến không khí tích cực trong giờ gội đầu. Mẹ hãy đưa ra những câu hỏi như “Mũi con ở đâu?”, “Bụng con ở đâu?”, “Chân con ở đâu?” và có thể đưa ra gợi ý để con đưa ra câu trả lời. Trẻ sẽ tập trung vào câu hỏi và ngắm nghía cơ thể mình thay vì khóc lóc hay kháng cự.
Nếu sáng tạo hơn, mẹ có thể hướng sự chú ý của con đến những đồ vật xung quanh, ví dụ như bức tranh nhiều màu sắc trên trần nhà. Tư thế ngửa lên nhìn tranh còn giúp con tránh được nước và dầu gội vương vào mắt. Quả là một công đôi việc đúng không mẹ!
Tạo không khí vui nhộn cho giờ gội đầu
Để những lần gội đầu bớt nhàm chán, mẹ hãy lắp thêm một tấm gương nhựa trong nhà tắm. Trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn vào gương và thấy hình ảnh đáng yêu của mình trong đó. Cứ mải ngắm nhìn mình trong gương và cười khúc khích, trẻ sẽ chẳng hề để ý đến việc mẹ đã gội đầu xong từ bao giờ.
Ngoài ra, “thử thách” gội đầu sẽ bớt căng thẳng, thậm chí là thú vị hơn nếu bé được chơi trong bồn. Mẹ hãy chuẩn bị thêm những món đồ chơi thả dưới nước như vịt cao su hay cốc nhựa. Con sẽ tập trung nhiều hơn vào việc vui chơi và không còn sợ gội đầu nữa.
Những vật dụng cần thiết khi gội đầu cho bé
- Ca gội đầu có vành áp sát viền cong của trán giúp ngăn nước và bọt dầu gội vương vào mặt của con.
Ca gội đầu hữu dụng với bé
- Mũ gội đầu cho bé hay nón gội đầu vừa vặn với đầu của trẻ cũng giúp ngăn bọt và nước vương vào mắt. Nếu không có mũ, mẹ có thể dùng khăn sạch để che phần mắt khi xả bọt. Tuy nhiên, nhiều bé không thích bị mũ che mắt, hay quay qua quay lại và vô tình dễ bị sặc nước hơn.
Nón gội đầu cho bé
- Các loại xà bông gội đầu cho bé, dầu gội đầu cho trẻ em được sản xuất đặc biệt cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi, đảm bảo an toàn và không làm cay mắt khi bọt vương vào.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm các dụng cụ hỗ trợ khác như ghế gội đầu cho bé hay bàn gội đầu cho bé.
Mọi chuyện không hoàn toàn diễn ra theo ý muốn của mẹ và việc gội đầu cũng vậy. Có thể con vẫn chưa kịp thích nghi với thủ tục này và mẹ cũng không cần quá lo lắng hay sốt ruột.
Hầu hết trẻ mới biết đi sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc gội đầu khi lớn hơn một chút. Khi đó, giờ gội đầu sẽ không mang tính ép buộc nữa và mẹ cũng thấy thoải mái hơn nhiều. Nếu vẫn còn băn khoăn và thắc mắc, mẹ hãy hẹn gặp bác sĩ để được nghe tư vấn.
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo