Mách mẹ 7 bí quyết trị trẻ 2 tuổi hay cắn bạn

đăng bởi Minh Tâm

Trẻ 2 tuổi đang ở giai đoạn phát triển các kỹ năng quan trọng, trong đó kỹ năng nhai cũng được cải thiện nhiều. Có lẽ vì thế mà trẻ hay cắn: trẻ hay cắn đồ vật, trẻ hay cắn mẹ và trẻ hay cắn bạn.

Đối diện với tình trạng “trẻ cắn cả thế giới” và trẻ bị bạn cắn, mẹ biết phải làm sao đây? Mẹ phải làm sao cho trẻ hết cắn? Cách xử lý khi trẻ cắn bạn là gì? Mẹ nên làm gì khi bé bị bạn cắn? POH sẽ giúp mẹ thông qua bài viết sau đây!

 

 

Tại sao bé cắn người khác?

Trẻ hay cắn bạn, trẻ hay cắn người khác là hành vi hoàn toàn bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Việc trẻ hay cắn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: 

Nguyên nhân 1: Trẻ hay cắn vì muốn giải tỏa những cảm xúc sợ hãi, tức giận hay khó chịu trong người. Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ chưa phát triển tốt. Đôi khi, trẻ thấy khó chịu trong người nhưng không biết làm sao để nói với mẹ và chọn hành động cắn để thể hiện điều đó. 

Nguyên nhân 2: Cắn cũng có thể là hành động tự vệ khi trẻ bị người khác cắn hoặc trẻ bị bạn cắn chảy máu chẳng hạn. Lúc đó, cắn xảy ra như một phản ứng tự nhiên để bảo vệ bản thân.

Nguyên nhân 3: Có thể trẻ đang mọc răng và thấy ngứa ngáy ở nướu nên muốn cắn bất cứ vật gì để giảm bớt cảm giác đau đớn. Đó là lý do mà trẻ mọc răng hay cắn mẹ và nghiến mạnh, khiến mẹ đau không chịu nổi. Trẻ hay cắn 

Nguyên nhân 4: Những thay đổi lớn trong nếp sinh hoạt như chuyển nhà hay có thêm em bé cũng khiến cảm xúc của trẻ bị đảo lộn và hành xử hung hăng. 

Nguyên nhân 5: Hành động cắn của bé 2 tuổi xuất phát từ sự quá khích hoặc là cách trẻ thể hiện tình cảm của mình với người khác (tuy có hơi sai lệch).

>> 10 cách giúp mẹ đối phó khi trẻ đánh, cắn bạn

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hay cắn người khác 

Vẫn biết trẻ hay cắn người khác là hành vi phổ biến, nhưng mẹ không thể để mặc khi bé bị bạn cắn chảy máu hoặc con tấn công và cắn bạn khác. Những lúc thế này, mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ cắn bạn và xử lý khi trẻ bị bạn cắn sao cho mềm mỏng. 

Khi chứng kiến cảnh này thì ai làm cha, làm mẹ cũng không khỏi đau xót dù con mình là “thủ phạm” hay “nạn nhân” đi chăng nữa. Tuy nhiên, ba mẹ cần giữ bình tĩnh, tách các bé ra và giảng giải cho các bé hiểu thay vì quở trách và cấm chơi. Tình bạn giữa các bé có thể bị ảnh hưởng nếu mâu thuẫn không được giải quyết kịp thời và đúng cách.

Mẹ cần hiểu rằng trẻ không có chủ đích tấn công bạn khác mà chỉ muốn vui chơi và khám phá cùng các bạn mà thôi. Khi đã thấu hiểu được hành động của con thì ba mẹ sẽ dễ dàng giúp con hành xử theo hướng tích cực hơn.

 

 

Cách xử lý tình huống khi trẻ bị cắn và trẻ cắn bạn

Mẹ phải làm gì khi bé bị bạn cắn? Và cũng trong tình huống đó, cách xử lý khi trẻ cắn bạn là gì? Điều cần làm trước tiên là mẹ hãy tách hai trẻ ra để không khí bớt phần căng thẳng. Hãy nhớ duy trì khoảng cách đủ xa để tránh trường hợp trẻ tấn công trở lại mà mẹ không thể kiểm soát và ngăn cản kịp thời. Tiếp theo, mẹ xử lý theo các nước dưới đây:

Giữ bình tĩnh, không đổ lỗi hay trách phạt

Những trẻ hay cắn bạn khiến mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác thất vọng và bực tức. Nhiều lúc, mẹ chỉ muốn la hét và xả cơn giận của mình. Tuy nhiên, trách phạt nghiêm khắc chỉ khiến trẻ càng thêm lấn sâu vào chuỗi cảm xúc tiêu cực mà không biết điều chỉnh hành vi của mình.

Vì thế, thay vì trách mắng, mẹ hãy bình tĩnh và giải thích cho trẻ hiểu hành vi của mình đang gây ra hậu quả gì cho bạn, ví dụ: “Con có thấy bạn Bun khóc vì bị đau ở tay không? Vì con cắn nên tay bạn ấy bị thương rồi!”

Có thể trẻ chưa tiếp nhận hoàn toàn nhưng cũng phần nào suy nghĩ về hành động vừa rồi của mình. Mỗi lần con phạm sai lầm, mẹ hãy cứ hành xử như vậy để con nhận thức nhiều hơn về bản thân. 

Ba mẹ nên bình tĩnh thay vì trách phạt con 

Quan tâm và hỏi han bạn của con

Trong cơn hung hăng và hành động không kiểm soát của con, bạn của con sẽ trở thành “nạn nhân”. Khi đó, em bé đang bị thương và rất cần đến vòng tay ôm ấp hay câu hỏi thăm của mẹ. Mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có bị thương ở đâu không để sơ cứu và chăm sóc trẻ thật chu đáo. 

Cùng con ôn lại chuyện đã xảy ra

Khi cả mẹ và con đều đã bình tĩnh lại, hãy cùng nhau ngồi xuống và nói về chuyện vừa mới xảy ra. Câu mở lời nhẹ nhàng như: “Tại sao con muốn lấy búp bê của bạn Tiny?” có thể sẽ giúp trẻ mở lòng và thoải mái nói với mẹ những cảm xúc chân thật của mình. 

Trẻ hay cắn chưa chắc là do trẻ ghét bạn, mà có thể xuất phát từ những nguyên do khác. Mẹ hãy trò chuyện để biết nguyên nhân thực sự là gì. Sau đó, mẹ hãy chỉ cho con thấy hậu quả của việc mình làm và gợi ý cho con cách hành xử đúng mực với bạn bè và những người xung quanh. 

 

 

Làm sao cho trẻ hết cắn?

Để ý thời điểm và tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé cắn người khác

Có phải trẻ hay cắn bạn khi bạn giành đồ chơi của mình hay trẻ đang bị các bạn vây quanh? Hay trẻ cắn mẹ vì ganh tị khi thấy mẹ cho em bé bú? Mẹ hãy nhớ lại mọi việc đã diễn ra để “thu thập” các thông tin quan trọng: trẻ hay cắn người khác trong trường hợp nào, vì sao trẻ hay cắn đồ vật, tại sao trẻ hay cắn bạn… 

Khi con đi học, giáo viên là người quan sát và nắm bắt rõ nhất cách hành xử của trẻ với các bạn trong lớp. Mẹ hãy liên hệ với giáo viên để biết thêm thông tin. Khi đã có những phán đoán nhất định về thời điểm con trở nên hung hăng, mẹ sẽ có những biện pháp can ngăn kịp thời và không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Giám sát con cẩn thận

Trước khi cắn người khác, trẻ có thể có những dấu hiệu như khóc, la hét, giậm chân và bắt đầu lao đến tấn công đối tượng. Nếu con đã từng cắn bạn, mẹ hãy chú ý những dấu hiệu đó để đảm bảo con không cắn bạn lần nữa. 

 Với những trẻ hay cắn bạn, mẹ cần giám sát cẩn thận khi con chơi với bạn khác

Ngăn chặn trước khi trẻ tiếp tục cắn bạn

Ngay khi có những dấu hiệu của “cuộc tấn công lần hai”, mẹ hãy lại gần trẻ, bình tĩnh và nhanh chóng ngăn chặn hành vi tiêu cực này. Hãy để trẻ biết hành vi của mình sẽ làm tổn thương người khác và mẹ không chấp nhận điều đó.

Không cắn lại con

Trẻ hay cắn người khác khiến ba mẹ một phần xấu hổ và nhiều phần lo lắng. Có ba mẹ muốn răn đe mà đã bất đắc dĩ cắn lại con để con hiểu được nỗi đau mà người khác đang chịu đựng. 

Tuy nhiên, hành động này chỉ khiến trẻ nhầm tưởng rằng thái độ hung hăng đó, hành động bạo lực đó của ba mẹ là cách giải quyết sự nóng nảy được chấp nhận. Dù là một cái cắn nhẹ và mang tính trêu đùa cũng phần nào khiến cách hành xử của trẻ trở nên tiêu cực. Và quan trọng hơn hết, trẻ sẽ cắn lại bạn khi bị bạn cắn vì chính ba mẹ là tấm gương cho hành động đó. 

Giảng giải bằng trò chơi

Trò chơi vốn mang đến những lợi ích không ngờ đối với nhận thức của trẻ nhỏ. Mẹ hãy hỏi bé để biết những món ăn mà bé thích cắn hoặc đưa ra một danh sách (gồm chiếc bánh, cái bàn, chú chó và quả chuối) để con nhận biết xem những vật nào cắn được. Hoặc để trò chơi thú vị hơn thì mẹ có thể “nâng cấp” món đồ lên thành ô tô, máy hút bụi hay đôi giày. Khi đó, hai mẹ con sẽ có những phút giây học bài thư giãn và đầy ắp tiếng cười. 

Chơi trò chơi giúp trẻ phát triển nhận thức

Khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình

Mẹ không thể nào luôn ở bên con những lúc con cảm thấy khó khăn nhất (như khi con đang ở nhà trẻ). Do vậy, con cần học cách chủ động chia sẻ và nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn để bày tỏ cảm xúc. Hãy khuyến khích con tâm sự mỗi khi có chuyện buồn, sau đó an ủi và cùng con tìm cách giải quyết. Sau nhiều lần như vậy, trẻ sẽ tìm được cách bày tỏ cảm xúc thông qua ngôn ngữ thay vì hành động bạo lực. 

Trao đổi với giáo viên và người chăm trẻ

Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về môi trường lớp học của con. Ở lớp, giáo viên có biện can thiệp cách hành xử hung hăng của con hay không, có xử lý tình huống khi trẻ bị cắn và trẻ cắn bạn hay không? Mẹ không thể yên tâm giao con cho một môi trường giáo dục không quan tâm đến trẻ được. 

Nếu giáo viên biết cách xử lý khi trẻ cắn bạn thì mẹ hãy tham khảo kinh nghiệm để đối phó với những hành vi của con. Đây cũng là cơ hội để mẹ kiểm chứng hiệu quả của những phương pháp mà giáo viên và người chăm sóc thường áp dụng với trẻ. 

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy trẻ, mẹ thường xuyên gặp tình huống bất ngờ rồi mức quên sạch những gì đã học và đọc. Mẹ vẫn bối rối vì không biết xử lý như vậy có đúng cách không? Làm thế nào để các hành vi đó không tái diễn?

Hãy để POH Acti (1-3 tuổi) giúp đỡ bạn. Tại đây mẹ không cần đau đầu tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý… một mình. Vì POH luôn có giảng viên tư vấn 1-1 ngay tại thời điểm mẹ gặp vấn đề giúp mẹ có kỹ năng xử lý hàng loạt các vấn đề tương tự một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Đăng ký ngay POH Acti (1-3 tuổi) tại https://poh.vn/1-3tuoi-acti mẹ nhé!

 

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo