Làm gì khi con chung phòng với anh chị em?

đăng bởi Thanh Thanh


Đôi lúc, mẹ cần phải cho những bé con của mình ở chung phòng vì nhiều lý do: có thể là do mẹ đã chuyển đến một ngôi nhà mới ít phòng hơn, hoặc mẹ sắp có thêm một em bé nữa, hoặc đã đến lúc không cho con ngủ cùng mẹ nữa. Dù lý do là gì, có những lúc mẹ không có đủ để dành cho mỗi bé một phòng. Vậy làm thế nào để giúp các con cảm thấy thoải mái với việc chia sẻ không gian và không phá hỏng giấc ngủ của nhau? Hãy cùng tìm hiểu với POH nhé.

Khi nào thì mẹ có thể cho con chung phòng cùng anh chị em?

Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và đôi khi là ý muốn của mẹ. Nhưng mẹ phải biết rằng để có thể cho anh chị em ngủ chung phòng thành công thì phải bắt đầu với việc các con phải đang ngủ xuyên đêm tốt và không có vấn đề gì với giấc ngủ.

Em bé nên ngủ trong phòng của mẹ hoặc một phòng riêng cho đến khi trẻ ít thức dậy vào ban đêm. Điều này giúp giảm khả năng trẻ làm phiền nhau khi đi ngủ hoặc đánh thức nhau vào ban đêm.

Nếu 1 trẻ đã bị khó ngủ từ trước thì đến khi ở chung phòng 2 đứa trẻ có thể đều trở thành thảm họa ngủ đêm. Nếu mẹ cần trợ giúp về vấn đề giúp con ngủ ngon và ngủ xuyên đêm thành công, liên hệ với POH ngay, chúng tôi có các khóa học mẹ cần.

  • Nếu con mới ra đời, POH Easy sẽ giúp mẹ tạo nền tảng vững chắc cho giấc ngủ của con ngay từ đầu, chuẩn bị cho con hành trang giúp con luôn ngủ ngon ngay cả khi chung phòng với anh chị em..
  • Đối với những em bé lớn hơn, POH Easy Two sẽ cung cấp cho mẹ tất cả các thông tin cần thiết để giảm tình trạng thức giấc ban đêm, quản lý các giấc ngủ ngắn, tạo lịch trình linh hoạt, v.v.
  • Đặc biệt, cả 2 khóa học này đều là tư vấn 1 - 1, giúp theo dõi sát sao tình trạng của cả mẹ và con, chương trình học được cá nhân hóa mạnh mẽ, chỉ dành cho riêng con mà thôi.

Có nên cho các bé ngủ chung giường không?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến nghị ngủ chung giường ít nhất trong năm đầu tiên – áp dụng cho trẻ ngủ cùng cha mẹ và/hoặc anh chị em (thậm chí là ngủ cùng anh chị em song sinh hoặc sinh ba, sinh bốn… của mình). Trong năm đầu tiên, con nên có không gian ngủ riêng. 

Nếu sau đó, mẹ vẫn quyết định cho các con ngủ chung giường, mẹ sẽ cần phải xem xét kích thước của giường, các biện pháp an toàn, sở thích của các con và liệu các con có thể ngủ ngon cùng nhau hay không.

Một số ưu và nhược điểm của việc anh chị em chung phòng là gì?

Khi quyết định xem có nên để các con ở chung phòng hay không, mẹ hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm 

  • Ở chung phòng giúp nuôi dưỡng tình cảm anh chị em khi các con cùng nhau lớn lên.
  • Ở chung phòng giúp thúc đẩy phát triển các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tôn trọng ranh giới và thể hiện sự đồng cảm.
  • Ở chung phòng giúp khuyến khích các con giải quyết vấn đề mỗi khi có xung đột.

Nhược điểm 

  • Ở chung phòng có thể gây ra một số khó khăn khi các con đi ngủ, đặc biệt là khi mới bắt đầu ở cùng nhau. 
  • Ở chung phòng có thể dẫn đến việc gia tăng tình trạng con không chịu đi ngủ đêm.
  • Ở chung phòng cũng có thể khiến 1 hoặc cả 2, 3 trẻ thức dậy sớm nếu các con không có cùng lịch sinh hoạt.

 

 

Một số lời khuyên khi anh chị em ở chung phòng 

1. Cân nhắc hoàn cảnh gia đình trước khi cho các con ngủ chung phòng

Nếu mẹ sắp có thêm một em bé và những đứa con lớn sẽ cần ở chung phòng, mẹ cần chú ý đến thời điểm các con chuyển vào ở chung với nhau. Các con thường thích nghi với việc sống chung cùng anh chị em dễ dàng nhất nếu không có thêm bất kì những thay đổi lớn nào khác xảy ra cùng lúc.Mẹ nên cố gắng tránh bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống, chẳng hạn như chuyển các con vào cùng phòng trong 3 tháng trước hoặc sau khi em bé chào đời.

2. Chuẩn bị phòng

Mẹ không thể ngăn các con gây ồn ào, nhưng mẹ có thể sắp xếp căn phòng để giảm ảnh hưởng về mức tối thiểu. Mẹ có thể sắp xếp đồ đạc sao cho cũi hoặc giường của các con ở hai phía đối diện của căn phòng và thêm một máy âm thanh bên cạnh. Điều này có thể giúp

giảm khả năng tiếng ồn của một đứa trẻ đánh thức đứa kia.

Khi con đã lớn hơn, mẹ có thể cho phép trẻ trang trí và sắp xếp đồ đạc của mình ở từng phía của căn phòng. Điều này có thể giúp mang lại cảm giác sở hữu cho con, ngay cả đang chia sẻ không gian sống.

3. Cố gắng đừng lo lắng không cần thiết

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng con cái của họ sẽ liên tục đánh thức nhau suốt đêm. Nhưng mẹ à, trẻ em giỏi ngăn chặn tiếng ồn hơn mẹ nghĩ. Liệu mẹ có biết rằng ngay cả âm thanh chói tai của chuông báo cháy cũng không thể đánh thức hầu hết trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 13? Ngay cả chuông báo cháy cũng hiếm khi làm con thức giữa chừng, thì âm thanh của một em bé đang tuổi bi bô cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đâu. Hãy để đầu óc thoải mái và đừng nghĩ quá nhiều mẹ nhé.

4. Trò chuyện chân tình với bé lớn hơn

Mục tiêu của của việc này là giảm bớt áp lực phải chăm sóc em bé cho đứa trẻ lớn hơn, nhưng vẫn giúp các con an toàn và khỏe mạnh.

Dưới đây là một số điều thực sự hữu ích để mẹ nói với con:

  • “Mẹ vẫn luôn nhìn thấy em mà.” Cho anh/chị lớn biết rằng mẹ vẫn luôn chú ý đến em bé. Thậm chí nếu mẹ có máy báo khóc cho em bé hoặc camera giám sát thì mẹ cũng có thể cho trẻ xem. Mẹ có thể làm mẫu bằng cách đi vào phòng của các con và nói “xin chào” để trẻ có thể nhìn và nghe thấy những gì mẹ đang làm để chứng minh.
  • “Cho dù con có nghe thấy tiếng em khóc ban đêm, con cũng chỉ cần trở mình và ngủ tiếp thôi. Mẹ hứa mẹ cũng sẽ nghe thấy em khóc. Và con có thể kể cho mẹ điều này vào sáng hôm sau.” Việc này giúp con biết mình cần phải làm gì khi bị thức giấc giữa đêm bởi tiếng em khóc.
  • “Con hãy nhớ rằng không được trèo vào cũi hay đặt đồ chơi hoặc chăn vào trong đó nhé.” Điều này giúp con hiểu được mình không được làm những gì và giúp cho việc luôn giữ em bé an toàn trong nôi.

5. Có một trình tự ngủ đêm nhất quán 

Trình tự ngủ đêm luôn là một phần quan trọng giúp trẻ chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Bằng cách báo hiệu cho bộ não của con rằng giấc ngủ sắp đến và giúp con thư giãn về thể chất trước khi chìm vào giấc ngủ. Trình tự ngủ đêm không nhất thiết phải phức tạp mà mẹ chỉ cần thực hiện các hoạt động giống nhau theo cùng một thứ tự ở cùng một địa điểm mỗi đêm.

Tuy nhiên, mẹ có thể phải điều chỉnh lại trình tự ngủ đêm của các con khi cho các bé ngủ chung phòng. Chẳng hạn như thực hiện trước một phần trình tự ngủ đêm của bé lớn ở ngoài phòng.

6. Mẹ cần phải chú ý đến thời gian đi ngủ đi mỗi bé

Một số cha mẹ thấy rằng việc cho con đi ngủ cùng một lúc rất hiệu quả. Những gia đình này có thể có một trình tự ngủ đêm "gia đình" và cho 2 bé tham gia cùng một lúc, cả hai đều nhận được sự chú ý từ cha mẹ và cả hai đứa trẻ đều có thể ngủ cùng một lúc.

Tuy nhiên, trong một số gia đình khác, trẻ sẽ bị khó ngủ vì bị anh/chị/em của mình gây ảnh hưởng. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là cho 2 bé ngủ với thời gian cách nhau 30 - 60 phút. Việc đi ngủ xen kẽ như này giúp các con có trình tự ngủ đêm của riêng mình và có thể đi ngủ dễ dàng hơn vì không bị anh/chị/em của mình làm phiền.

Bất kể mẹ chọn cho cả các bé ngủ cùng một lúc hay ngủ cách nhau, mẹ vẫn luôn cần theo dõi thời gian thức trong suốt cả ngày của con để đảm bảo lúc đi ngủ các con không bị quá mệt hay chưa đủ mệt. Mẹ có thể tham khảo các bài viết về lịch sinh hoạt ăn ngủ phù hợp với từng độ tuổi của POH.

7. Ngủ trưa ở phòng riêng

Đôi khi, cho dù các bé ngủ ngon cùng nhau vào ban đêm nhưng ban ngày thì chưa chắc. Nhu cầu ngủ vào ngày thấp hơn ban đêm rất nhiều. Thời gian ngủ trưa cũng có thể không chính xác từng ngày vì thời gian ngủ trưa hiếm khi giống nhau. Để tránh một số sự bất tiện, mẹ nên cho các bé ngủ trưa ở phòng riêng nếu có thể.

Lời khuyên của chuyên gia: Mẹ có thể chuyển 1 bé sang ngủ phòng của mình, phòng khách hoặc phòng làm việc. Bất kỳ nơi an toàn nào, tối và mát mẻ đều là môi trường ngủ trưa thích hợp cho bé.

8. Hãy nhất quán

Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì, luyện tập của mẹ và thời gian để các con thích nghi. Vì vậy, có thể phải mất một thời gian mọi thứ mới đi vào quỹ đạo và mọi người quen được với sự thay đổi này. Trong thời gian tập làm quen, mẹ hãy cố gắng thư giãn và đừng quá căng thẳng nhé!

Và mẹ phải luôn nhớ rằng, tiền đề cho việc chuyển các con vào ngủ chung 1 phòng là trước đó, các con phải có khả năng ngủ xuyên đêm và ngủ ngon đã.

Nếu mẹ vẫn loay hoay chưa biết làm sao giúp con ngủ xuyên đêm mà không thức giữa chừng, tham khảo ngay POH Easy để được tư vấn tốt nhất. Mẹ chưa bao giờ cô đơn!

 

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo