Trẻ sợ tắm? - Mách mẹ 7 trò chơi giúp tắm bé thật dễ dàng

đăng bởi Minh Tâm

Tắm là hoạt động vệ sinh cá nhân giúp cho cơ thể em bé sạch sẽ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tắm đôi khi lại trở thành nỗi ám ảnh với bé sơ sinh và với cả những em bé lớn hơn.

Tại sao bé bỗng nhiên sợ tắm, bé tắm là khóc? Trẻ sợ tắm ba mẹ phải làm sao? Ba mẹ cần chuẩn bị đồ tắm cho bé sơ sinh như thế nào? Những trò chơi nào trong lúc bé tắm sẽ giúp bé bớt sợ tắm hơn? Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh là gì? Mời ba mẹ theo dõi bài viết!

 

 

Bên cạnh hàng ngàn vấn đề khi nuôi con nhỏ, không ít ba mẹ còn cảm thấy khá áp lực với công cuộc cho em bé tắm. Tại sao lại nói như vậy? Nguyên nhân là do không phải bé nào cũng chịu nằm yên khi ở trong thau nước và để ba mẹ tắm rửa. 

Nhiều trẻ sơ sinh sợ tắm thường khóc và tỏ ra khó chịu mỗi lần tiếp xúc với nước. Với những em bé sơ sinh, phản ứng của bé không quá mạnh, chỉ khóc ê a hoặc vặn người, nên mẹ rất dễ dỗ dành và vệ sinh nhanh cho bé. Tuy nhiên, việc đối phó với những em bé lớn không hề đơn giản một chút nào. 

Trẻ 1-2 tuổi đi thường sợ sệt rất nhiều thứ, trong đó có sợ nước và sợ tắm. Với người lớn, tắm là hoạt động vệ sinh cá nhân cần làm mỗi ngày, nhưng với những bé sợ tắm, điều đó giống như một cực hình. Bé nhà bạn có nằm trong số đó không? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khi bé sợ tắm mẹ nhé!

Tại sao bé bỗng nhiên sợ tắm?

Nguyên nhân khiến trẻ sợ tắm có thể xuất phát từ việc trẻ sợ nước hoặc gặp phải các vấn đề tâm lý phức tạp hơn như trẻ bị ám ảnh về một tai nạn trong lúc tắm.

Nhiều bé bỗng nhiên hoảng sợ và khóc la khi tắm

Những trải nghiệm kinh hoàng trước đây như bị nước xà phòng chảy vào mắt hoặc bị sặc nước cũng đủ để khiến bé hoảng sợ mỗi lần nghe ai đó nhắc đến từ “tắm”. Khi bắt buộc phải đối mặt với điều này, bé sẽ phản ứng dữ dội bằng cách khóc, gào và đòi ra khỏi chậu tắm. 

Trước tiên, mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu tại sao bé sợ tắm, sau đó tìm hiểu cách tắm bé sơ sinh tại nhà để “con ngoan, mẹ khỏe”. 

Trẻ sợ nước khi tắm phải làm sao? Làm thế nào để bé tắm không khóc?

Trẻ 1-2 tuổi chưa phát triển nhiều về tư duy và khả năng suy luận logic nên ba mẹ không cần cố gắng giải thích với mục đích trấn an nỗi sợ của con. Sự bất an và những phản ứng dữ dội khi tắm sẽ chỉ biến mất khi con sẵn sàng đối diện và “chiến đấu” với nó. 

Trước mắt, mẹ có thể chưa đặt hẳn bé vào chậu tắm mà cho con làm quen dần bằng việc lau người với bông tắm, khăn mềm hoặc tắm cùng mẹ dưới vòi hoa sen. Khi cho em bé tắm với vòi nước, mẹ lưu ý chỉ đặt vòi ở phần vai trở xuống vì những bé sợ tắm có thể sẽ không thích nước hoặc bọt xà bông vương lên mặt. 

>> Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc

 

 

Dấu hiệu trẻ đã đỡ sợ tắm

  • Chơi với gáo nước, cho nước vào rồi đổ nước ra
  • Nhúng chân vào chậu tắm
  • Thích thú khi đứng trong hồ bơi nước ấm và ngồi xuống để đùa nghịch
  • Ngồi vào bồn tắm khi có mẹ ngồi cùng

Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy trẻ đã tự tin hơn khi đối diện với nỗi sợ mang tên “tắm”. Như vậy, mẹ đã đạt được thành công bước đầu trong công cuộc cho em bé tắm rồi. Mẹ hãy tiếp nối thành công này bằng cách tạo không khí vui tươi cho không gian tắm. 

Một bài hát vui nhộn về nước có thể là sự trấn an tuyệt vời cho em bé sợ nước, hoặc đồ chơi thả chậu tắm cho bé lại giúp con quên đi nỗi sợ hãi bên trong và cảm thấy gần gũi hơn với hoạt động vốn rất thú vị này. 

7 trò chơi giúp bé yêu thích tắm rửa

Cho bé tắm cùng đồ chơi là một cách để kéo gần khoảng cách giữa bé với nỗi-sợ-vốn-không-đáng-sợ. Bong bóng, cốc nhựa hay thuyền gió là những món đồ chơi quen thuộc trong giờ tắm và khiến bé hào hứng hơn. 

Đồ chơi thả bồn tắm khiến bé yêu thích thú

Tuy nhiên, nếu muốn không khí trở nên khác biệt và vui nhộn hơn, mẹ hãy cùng bé tham gia các trò chơi không kém phần thú vị dưới đây:

  • Đong nước. Mẹ hãy tìm những vật chứa đa dạng về hình dáng và kích cỡ rồi thả vào bồn tắm của con. Trẻ sẽ rất thích thú với hoạt động đong nước rồi đổ sang cốc hoặc chậu khác. 
  • “Trình diễn âm nhạc”. Giờ tắm sẽ vui nhộn hơn bao giờ hết khi có giọng hát líu lo của “giọng ca nhí”. Trong khi tắm, mẹ hãy bắt nhịp những bài hát vui tươi, ngộ nghĩnh để con hát theo. Cứ như thế, trẻ sẽ tắm xong lúc nào mà không hay.
  • Trò chơi đóng vai. Hóa thân vào nhân vật yêu thích trong truyện hay trên phim hoạt hình đang đi cắt tóc và gội đầu sẽ giúp con cảm thấy gần gũi hơn. Những bé có trí tưởng tượng bay bổng sẽ xem bong bóng xà phòng là những tảng băng và bé  đang lái thuyền đi qua những tảng băng đó. Bé chắc chắn sẽ rất hứng thú với trải nghiệm này.
  • Kiểm tra các kỹ năng toán học. Mẹ hãy tận dụng giờ tắm để dạy con những kỹ năng toán học thông qua việc đếm đồ chơi thả trong chậu tắm. Ví dụ: “Đố con biết có bao nhiêu chú vịt đang bơi trong bồn?” hay một thử thách mang tính cạnh tranh như: “Mẹ với con sẽ thi đếm số cốc nhựa ở trong bồn nhé! Con đồng ý không?”
  • Trò chơi dự đoán. Đồ chơi thả chậu tắm cho bé có đặc điểm khác nhau về trọng lượng, ví dụ, trọng lượng của cốc nhựa đựng nước thì khác với chú vịt cao su. Tận dụng điều này, mẹ có thể giúp bé rèn luyện khả năng phán đoán thông qua việc đoán xem đồ chơi nào chìm và đồ chơi nào nổi trong bồn. 
  • Đọc sách cùng nhau. Những cuốn sách được thiết kế chống nước sẽ phát huy tác dụng trong lúc này. Hai mẹ con sẽ vừa tắm, vừa cùng nhau nghiền ngẫm những câu chuyện thú vị. Giờ tắm sẽ tràn đầy tiếng cười khúc khích và những câu hỏi ngây ngô mà bé đặt ra cho mẹ. 

Bé yêu có thể vừa tắm, vừa học với sách chống thấm nước

  • Sáng tạo. Bé có thể sáng tạo ở bất cứ nơi đâu, kể cả là bồn tắm đầy nước. Giờ tắm sẽ rất thú vị nếu có sơn và chì màu để con thỏa sức sáng tạo nghệ thuật khi đang tắm. 
  • Trò chơi ném đồ vật. Mẹ đưa cho trẻ một món đồ chơi và để trẻ ném qua bên kia bồn tắm cho mẹ. Sau đó, mẹ sẽ ném lại cho trẻ. Trò chơi này cũng không kém phần vui nhộn và mang lại sự hứng thú. 

 

 

Những lưu ý khi tắm cho trẻ tại nhà

Những điều nên làm

  • Chuẩn bị sẵn sàng đồ tắm cho bé, bao gồm: bồn tắm/ thau tắm em bé, sữa tắm em bé, khăn mềm, kem dưỡng da, bỉm, quần áo sạch...
  • Chuẩn bị sẵn nước ấm. Nhiều bé rất nhạy cảm với nhiệt độ của nước và sẽ e dè việc tắm hơn khi tiếp xúc với nước lạnh. 
  • Thường xuyên thay đổi trò chơi và đồ chơi thả chậu tắm cho bé để con luôn có cảm giác mới mẻ và muốn khám phá mỗi khi bước vào phòng tắm.
  • Nếu thấy con có vẻ mệt mỏi, mẹ hãy rút ngắn thời gian tắm để con có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngược lại, nếu con vui vẻ thì có thể kéo dài thời gian vui chơi trong nhà tắm (lưu ý không cho bé tiếp xúc với nước quá lâu).
  • Khuyến khích các con đi tắm cùng nhau. Các bé sẽ bận rộn đùa nghịch với nhau mà không biết mẹ tắm xong cho mình từ lúc nào.

Những điều cần hạn chế

  • Không khó chịu với sự lộn xộn. Nước sẽ vương lên sàn và tường nhà tắm nhưng rồi sẽ nhanh khô thôi. Mẹ hãy cứ để con thoải mái đùa nghịch trong lúc tắm nhé!
  • Không vội vàng và xem việc tắm cho con như một nhiệm vụ phải làm. Trẻ rất dễ nhận biết và bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mẹ.
  • Không nhất nhất tuân theo một lịch trình có sẵn. Nếu con gắt gỏng sau bữa tối, hãy thay đổi lịch trình và tắm cho con sớm hơn.
  • Không quên thường xuyên vệ sinh đồ chơi thả chậu tắm cho bé.
  • Không gội đầu sau khi tắm xong. Trẻ có thể sẽ không thích thủ tục gội đầu nên mẹ hãy ưu tiên gội đầu trước. Sau khi trải qua cảm giác không được ưa thích, trẻ sẽ hứng thú hơn với những hoạt động thư giãn khi ngồi vào bồn tắm. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo