Giận dỗi, ăn vạ vốn đã là bản tính của những em bé mới biết đi. Trẻ sẵn sàng khóc lóc và nằm lăn ra đất khi ai đó làm không đúng ý mình hoặc không có được thứ mình muốn. Trẻ hay hờn dỗi, cáu gắt, ăn vạ khiến ba mẹ than trời vì tính khí thất thường.
Tâm lý của trẻ 2 tuổi diễn biến như thế nào? Ba mẹ phải làm gì khi trẻ giận dữ, khóc ăn vạ? cách dạy trẻ hay hờn dỗi là gì? Mời ba mẹ đọc bài viết để hiểu hơn về vấn đề này!
Tâm lý trẻ 2 tuổi
Tâm lý trẻ 2 tuổi là một ẩn số mà ba mẹ vẫn đang liên tục giải mã. Trẻ có thể đang chơi đùa rất vui vẻ, nhưng chỉ một lúc sau thôi đã có thể lăn đùng ra ăn vạ chỉ vì mẹ cất món đồ chơi vào góc nhà cho gọn.
Trẻ 2 tuổi mới chỉ biết quan tâm đến cảm xúc và mong muốn của bản thân. Trẻ bộc lộ một cách tự nhiên nhất, buồn thì khóc, vui thì cười, thất vọng thì hờn dỗi. Đó là diễn biến tâm lý hết sức bình thường.
Cơn giận dỗi của trẻ có thể xảy ra ở bất cứ đâu
Trẻ hay giận dỗi, khóc lóc và ăn vạ mỗi khi ba mẹ làm điều gì đó không đúng ý mình hoặc đòi thứ gì đó mà không được. Trong tình huống này, ba mẹ sẽ dán nhãn rằng trẻ hư, trẻ ương bướng và khó chiều. Nhưng thật không công bằng đối với con vì giận dỗi là một phản ứng tự nhiên trong tâm lý của trẻ 2 tuổi và con chưa có năng lực kiểm soát cảm xúc và hành vi chữ không phải là con không muốn.
Cơn giận dỗi của trẻ có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, ngay cả ở những nơi công cộng có đông người qua lại. Những lúc như vậy, ba mẹ chọn cách gì để chấm dứt tiết mục khóc lóc của con, đánh con hay để yên cho con “khóc chán thì thôi”? Nếu không biết dạy trẻ 2 tuổi hay ăn vạ đúng cách thì thói quen này sẽ tiếp tục cho đến khi trẻ phát triển nhiều hơn về nhận thức.
Sau đây là gợi ý 4 cách dạy trẻ bớt nóng tính, hờn dỗi và rèn luyện tính cách từ nhỏ để bớt giận dỗi và ăn vạ ba mẹ.
4 cách xử lý khi trẻ hờn dỗi
Tính khí thất thường, dễ cáu giận và khóc lóc ở bất cứ đâu của bé khiến ba mẹ vừa lo lắng, vừa bực mình. Vẫn biết là trẻ 2 tuổi hay cáu gắt, ăn vạ phần nhiều là do nguyên nhân khách quan, cụ thể là đặc điểm phát triển. Thế nhưng, nếu để mọi chuyện tiếp tục như vậy và ba mẹ chỉ ngó lơ thì bé sẽ hình thành lối ứng xử không lành mạnh. Vậy, phải làm gì khi trẻ cáu giận, khóc ăn vạ đây?
Thấu hiểu và chấp nhận
Ba mẹ đừng lúng túng vì không biết làm gì trẻ trẻ hờn dỗi vô cớ nhé! Mọi chuyện đều có lý do cả. Có thể trong con đang dồn nén cảm xúc nào đó mà ba mẹ chưa được biết. Hãy ngồi xuống ngang với con, nhìn vào mắt con và thể hiện sự thấu hiểu. Hãy chấp nhận những cảm xúc mạnh mẽ trong bé và chấp nhận luôn cách bộc lộ hơi “ồn ào” đó của con. Ba mẹ cũng tức giận và có cảm xúc tiêu cực, chỉ là ba mẹ đã nhận thức nhiều hơn và bộc lộ theo một cách nào khác thay vì khóc lóc như con.
Tính cách của trẻ biết đi không giống nhau và biết đâu mọi chuyện chỉ đơn giản là con hơi “khó chiều” hơn các bạn khác một chút. Ba mẹ đừng quá lo lắng và hãy tìm hiểu nhiều hơn của con trong giai đoạn phát triển quan trọng này nhé!
Cảm xúc tiêu cực và khó nói của trẻ cần được ba mẹ chấp nhận và thấu hiểu
Tránh các tình huống dễ khiến con giận dỗi
Nếu không biết làm gì khi trẻ giận dữ, khóc ăn vạ thì cách tốt nhất là ba mẹ nên tránh các tình huống dễ khiến trẻ 2 tuổi hờn dỗi và châm ngòi cho cơn thịnh nộ. Nếu nhận thấy cơn giận dỗi của trẻ sắp diễn ra, mẹ hãy ngay lập tức hướng sự chú ý của con sang một điều gì đó tích cực hơn. Khi một món đồ chơi bị hỏng hay khi lũ trẻ hậm hực nhau thì ba mẹ hãy “rào trước” bằng cách đưa cho con món đồ chơi mới hoặc kể một câu chuyện vui nào đó cho con nghe.
Cách này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu bé nhà mẹ không quá nóng tính và dễ dàng phản ứng tiêu cực mỗi lần không vừa ý. Khi thấy con khó chịu và bối rối, ba mẹ hãy dỗ dành con với cái ôm, hôn và đu đưa để xoa dịu cảm xúc. Khi vỗ về con, hãy nói những lời nhẹ nhàng và đầy yêu thương để con biết ba mẹ cũng thấu hiểu những cảm xúc hiện tại của mình.
Cho con tham gia nhiều hoạt động
Để giảm nguy cơ trẻ hay giận dỗi hình thành những cảm xúc tiêu cực dẫn đến cơn giận dữ, ba mẹ hãy giúp một ngày của con trở nên bận rộn hơn và không còn chỗ cho những cảm xúc tiêu cực nữa. Có rất nhiều hoạt động đơn giản mà ba mẹ có thể tham gia cùng con như chạy nhảy, múa hát, xếp hình... Bé sẽ tiêu hao bớt năng lượng để cơ thể khỏe mạnh hơn và tinh thần cũng từ đó được cải thiện.
Thường xuyên thay đổi không gian vui chơi
Chơi nhiều trong không gian quen thuộc đôi khi khiến trẻ thấy bí bách và buồn chán, từ đó nảy sinh những cảm xúc không được tích cực. Vì vậy, mẹ nên nghĩ đến chuyện thay đổi không gian cho con. Thỉnh thoảng, cả nhà sẽ cùng nhau đi công viên, sở thú hoặc đơn giản là cắm trại ở bờ sông gần nhà.
Không gian vui chơi mới giúp bé hay giận dỗi trở nên vui vẻ hơn
Ba mẹ hãy cho bé thỏa sức chạy nhảy và hét thật lớn để giải tỏa cảm xúc và giảm bớt những cơn giận dỗi. Đây cũng là cách dạy trẻ hay hờn dỗi biết rằng bộc lộ cảm xúc là điều cần thiết, nhưng mình cần lựa chọn cách thể hiện phù hợp, và giận dỗi không phải là cách hay.
Nếu tần suất giận dỗi của trẻ diễn ra thường xuyên và khó dứt hơn thì có lẽ bé đang gặp vấn đề nào đó về sự phát triển tâm lý. Ba mẹ nên đưa con đi gặp chuyên gia để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị trước khi quá muộn.
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo