Một số vấn đề ba mẹ đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi ngoài trời

đăng bởi Nguyễn Khải

Ở giai đoạn biết đi, trẻ sẽ rất hào hứng với những điều mới lạ xung quanh mình. Đối với ba mẹ, đây vừa là điều đáng mừng, vừa là điều đáng lo vì con đang chinh phục một cột mốc phát triển mới.

Ngoài việc chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non ba mẹ cũng cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi con ra ngoài khám phá. Dưới đây là một số bí quyết vừa giúp ba mẹ không cần quá lo lắng mỗi khi cho trẻ ra ngoài chơi vừa giúp bé có cơ hội học hỏi và khám phá trong môi trường an toàn.

 

 

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi trong vườn

Khu vườn là nơi bé được tự do khám phá thiên nhiên và học hỏi về cây cỏ, hoa lá… Chắc chắn bé nào cũng thích chơi trong vườn. Tuy nhiên trong vườn cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm với những em bé vừa biết đi. Để đảm bảo an toàn cho trẻ em trong vườn nhà, ba mẹ cần lưu ý:

  • Luôn giám sát khi trẻ chơi ngoài vườn để tránh các mối nguy hiểm.
  • Đảm bảo khu vực chơi không có các vật sắc nhọn như dụng cụ làm vườn hay mảnh chai vỡ.
  • Trông chừng cẩn thận hơn khi trẻ chơi ở bể bơi hoặc gần các khu vực có nước. Nếu trong vườn có ao, hãy rào xung quanh hoặc lấp lại để đảm bảo an toàn. 
  • Đảm bảo trẻ không tự đi ra đường hoặc ra vườn. Phủ chỗ trống ở các hàng rào và không để lộ các mũi đinh nhọn gây nguy hiểm. 
  • Xây riêng khu vực cho thú cưng ở một góc vườn. Hoặc, dọn sạch rác, lá cây rụng trước khi cho trẻ chơi trên thảm cỏ.
  • Nếu trong nhà có lỗ chui của chó, hãy đảm bảo đóng kín khi trẻ đang chơi xung quanh. Có thể trẻ sẽ thực hiện một “chuyến phiêu lưu chật chội” để ra vườn. 
  • Kiểm tra xem trong vườn có các loại cây có độc hay không. Nếu có thì mẹ hãy nhổ đi hoặc rào xung quanh cẩn thận. 
  • Cất gọn dụng cụ điện, dụng cụ làm vườn hoặc hóa chất như phân bón, thuốc diệt cỏ.
  • Khi tổ chức tiệc nướng ngoài vườn, không để trẻ tiếp xúc gần với bếp nướng.
  • Nếu trong vườn có bãi cát nhân tạo, hãy che đậy cẩn thận. 
  • Bôi kem chống nắng trước ít nhất 15 phút trước khi đi ra ngoài.
  • Rào các loại cây có gai nhọn như hoa hồng và cây kế.
  • Không cho trẻ chơi với sỏi hay đá nhỏ để tránh nguy cơ mắc nghẹn.

Một số vấn đề ba mẹ đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi ngoài trời

Đảm bảo an toàn khi trẻ ra vườn chơi 

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông

Tai nạn giao thông trẻ em gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đáng tiếc. Chính vì vậy chú ý đảm bảo an toàn giao thông cho bé đặc biệt quan trọng ở các khu vực thành thị, đông xe cộ qua lại. 

Ba mẹ có thể thấy những hình ảnh an toàn giao thông cho trẻ và khẩu hiệu an toàn giao thông cho trẻ ở khắp mọi nơi. Khi lớn hơn bé sẽ được tiếp cận với các chương trình giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em. Nhưng ba mẹ cũng cần chú ý dạy trẻ về an toàn giao thông cho con từ sớm, hãy bắt đầu bằng những việc sau:

  • Dạy trẻ nhìn đường cẩn thận và luôn nắm tay người lớn khi đi đường hoặc ở bãi đỗ xe. 
  • Trang bị dây đai 5 điểm và chắc chắn ở ghế ngồi xe đẩy.
  • Lựa chọn ghế ngồi xe ca phù hợp với chiều cao và cân nặng của trẻ; thực hiện đúng các bước lắp đặt theo hướng dẫn.
  • Ưu tiên chọn ghế xe quay mặt về phía sau để đảm bảo an toàn hơn cho trẻ.
  • Không để trẻ ngồi một mình trên xe.
  • Không hút thuốc khi có trẻ ngồi trên xe, vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
  • Không để những vật nặng ở ghế sau hoặc cốp xe, đề phòng vật dồn vào ghế và làm trẻ bị thương khi phanh gấp. 
  • Cho trẻ đi ở phía lề trong của vỉa hè để đảm bảo an toàn.
  • Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi sau xe đạp hoặc xe kéo.
  • Khi đi mua sắm, mẹ luôn thắt dây an toàn cho trẻ sau khi đặt con vào ghế xe đẩy siêu thị. 
  • Để ý cẩn thận khi con đi các phương tiện giao thông công cộng; luôn nắm chặt tay con khi lên và xuống xe; giải thích cho trẻ những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Một số vấn đề ba mẹ đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi ngoài trời

Đảm bảo an toàn giao thông cho bé

Đảm bảo an toàn cho trẻ dưới ánh nắng mặt trời

Trẻ chưa có sức đề kháng khỏe mạnh như người lớn nên con rất dễ bị ốm, bị cảm nắng và khó chịu trong thời tiết nóng nực. Để đảm bảo an toàn cho trẻ dưới ánh nắng mặt trời ba mẹ cần:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào mùa hè và ở khung giờ từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Đội mũ rộng vành để che nắng.
  • Mặc quần áo sáng màu, ống tay áo dài để che cánh tay và quần/váy dài để che chân.
  • Đeo kính râm đảm bảo chất lượng để bảo vệ mắt.
  • Bôi kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên đối với những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bôi lại sau 2 tiếng và sau khi trẻ chơi với nước. Mẹ lưu ý chọn kem dưỡng ẩm hoặc xịt khoáng phù hợp với độ tuổi của con. 
  • Bổ sung thêm nước cho con khi trời nóng vì trẻ rất dễ mất nước. 

Một số vấn đề ba mẹ đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi ngoài trời

Đảm bảo an toàn khi trẻ chơi dưới nắng

 

 

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi biển

Mùa hè đến rất nhiều gia đình chọn đi du lịch biển. Tuy nhiên, việc đưa em bé đi biển cũng khiến nhiều ba mẹ lo lắng về an toàn cho con. Để đảm bảo an toàn cho em bé đi biển chơi, ba mẹ nên chú ý:

  • Lựa chọn bãi biển có nguồn nước sạch, không có sóng cao và các nguy cơ tiềm ẩn khác.
  • Trang bị mái che cho xe đẩy của con. Nếu dựng lều trên bãi, hãy điều chỉnh nhiệt độ trong lều ở mức phù hợp, tránh để trẻ bị nóng.
  • Không để trẻ nghịch nước mà không có ai ở bên giám sát. 
  • Tránh để trẻ bỏ đá hoặc cát vào miệng. Nếu tình huống xảy ra, mẹ hãy bình tĩnh lấy ra và cho trẻ uống nước. Nếu quá lo lắng, mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. 
  • Nếu con muốn xuống biển chơi, ba mẹ hãy đi cùng và giám sát cẩn thận. Các dòng nước và đợt sóng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm. 
  • Nhiệt độ sẽ giảm đi khi mặt trời lặn và trẻ sẽ cảm thấy lạnh khi vừa tắm biển xong. Để đề phòng, mẹ hãy mang theo cho con những chiếc áo mỏng và khăn lau.

Một số vấn đề ba mẹ đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi ngoài trời

Luôn chú ý an toàn khi cho em bé đi biển

Mẹ cần trang bị thêm những gì? 

Đảm bảo an toàn cho trẻ em là điều mà ba mẹ nào cũng cần quan tâm. Ngoài những biện pháp đảm bảo tức thì, mẹ cần trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó kịp thời với các tình huống. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ:

  • Tham gia khóa học sơ cứu ban đầu cho trẻ.
  • Thực hành thường xuyên các bước sơ cứu.
  • Chia sẻ và học hỏi những bí quyết đảm bảo an toàn với những ba mẹ khác.
  • Tìm hiểu thêm về các phương pháp đảm bảo an toàn tại nhà. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo