Bạo hành trẻ em - Nguyên nhân, thực trạng và các biện pháp phòng, chống

đăng bởi Minh Tâm

 

Bạo hành trẻ em là gì?

Bạo hành trẻ em là đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất lẫn tinh thần. Trẻ bị bạo hành dưới nhiều hình thức, bao gồm bị đánh đập, mắng chửi, làm nhục, xâm hại tình dục, lợi dụng, bị bỏ bê không được chăm sóc…

Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào đều có thể là nạn nhân của các vụ bạo hành trẻ em. Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay đang ở mức báo động. 

Vậy điều kiện dẫn đến bạo hành trẻ em là gì? Thực tế diễn ra như thế nào? Các biện pháp phòng, chống bạo hành trẻ em là gì? Mời ba mẹ đọc tiếp.

Điều kiện, nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em

Thời đại mới khiến cho cuộc sống của hầu hết gia đình trở nên gấp gáp và vội vàng hơn, nhất là với những gia đình ở đô thị. 

Ba mẹ sáng sáng đi làm, chiều chiều, có khi là chiều tối, tối muộn mới về đến nhà. Khoảng thời gian dành cho con cái cũng vì thế mà ít đi. 

Cũng may còn một phương án cứu cánh là nhờ người trông trẻ, họ hàng, bạn bè thân chăm con giúp. Nhưng ba mẹ không nên quá yên tâm khi không trực tiếp chăm sóc con. 

Nhưng nạn bạo hành trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ đứa trẻ nào và bất cứ ai cũng có thể trở thành “thủ phạm”. Các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gần đây tại Việt Nam đã chứng minh điều này. 

Ngay cả chính ba mẹ ruột còn trực tiếp ra tay hoặc tiếp tay cho hành vi bạo hành với con ruột của mình. Đó là sự thật đau lòng. 

Vậy mới thấy, nếu không kiểm soát được bản thân thì một ngày nào đó, ba mẹ cũng có thể ra tay với chính đứa con yêu của mình. 

Ngoài ra, nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế. Người lớn, trong đó có nhiều bậc cha mẹ, chưa hiểu hết về các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Cứ ngỡ "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.", nhiều người lớn coi việc đánh trẻ là đang giáo dục trẻ nên người. 

Kể cả ở trường mẫu giáo, trường học cũng vậy. Giáo viên, người chăm trẻ đánh mắng vì trẻ không chịu ăn, không chịu nằm yên khi ngủ... Do vậy, ba mẹ cần chọn được trung tâm giữ trẻ hoặc trường mẫu giáo uy tín và thường xuyên giám sát quá trình học tập của con.

Tình trạng bạo lực còn xảy ra nhiều với các bé gái do bất bình đẳng giới. Quan niệm "Con trai nối dõi tông đường, còn con gái là con nhà người ta." đã dẫn đến bao nhiêu vụ bạo hành với trẻ em gái. Hy vọng các bậc cha mẹ có cái nhìn đúng hơn về giới tính của con và không phân biệt đối xử.

 

 

Ba mẹ có trách nhiệm gì với nạn bạo hành trẻ em?

Một số ba mẹ bỏ qua các dấu hiệu trẻ bị bạo hành vì không muốn đối diện với sự thật đau lòng.

Đa phần “thủ phạm” của những vụ bạo hành trẻ em gây phẫn nộ không ai khác chính là các thành viên trong gia đình, và điều này càng khiến thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay trở nên khó chấp nhận hơn. 

Mặt khác, ngay cả khi ba mẹ để ý đến các dấu hiệu trẻ em bị bạo hành về thể chất và những thay đổi trong hành vi của con thì vẫn rất khó để biết được chính xác chuyện gì khuất tất đã xảy ra trước đó. 

Bà Kathy Baxter, cựu giám đốc Hội đồng chống lạm dụng trẻ em tại San Francisco có nói một câu rất đúng: “Ba mẹ phải luôn là người quan sát và nhận biết các biểu hiện của bạo hành trẻ em."

Có nhiều nguyên nhân khiến một đứa trẻ la lối om sòm hoặc trở nên rụt rè, nhút nhát.

Tuy nhiên, ba mẹ là người hiểu con nhiều nhất. Do đó hãy cùng nhau quan tâm nhiều hơn đến con và tin vào bản năng làm cha mẹ của mình.

Trò chuyện thường xuyên giúp ba mẹ hiểu con nhiều hơn nữa 

Bà nói thêm: “Nếu trẻ đã đủ lớn để giao tiếp, ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và hỏi những câu như: “Hôm nay có điều gì xảy ra mà con không thích không?” hoặc “Ở nhà trẻ có ai làm con sợ không?”

Nếu như thường lệ, trẻ vẫn cởi mở nói với ba mẹ những điều khiến mình không vui thì khi có chuyện gì đó bất thường hoặc tồi tệ, khả năng cao là con cũng sẽ kể ra. 

Khi trẻ bị bạo hành và bị đối xử lạnh nhạt, hầu hết chúng đều kể lại sự thật với ba mẹ. Nhưng để mà nói ra ngay thì không hẳn. Trẻ sẽ gặp rào cản và khó nói ra.

Trẻ không muốn người đối xử tệ với mình gặp rắc rối. Trẻ sẽ cảm thấy có lỗi nếu làm như vậy.

Trẻ sẽ nghĩ do mình không ngoan, không đủ tốt nên người khác mới đối xử với mình như vậy chứ không hề nghĩ mình là nạn nhân của bạo hành trẻ em. 

Nếu trẻ không thể kể lại sự việc (nguyên nhân là do trẻ còn quá nhỏ hoặc khả năng giao tiếp chưa tốt), thì nguyên nhân bạo hành trẻ em và hành vi bạo hành càng khó sáng tỏ.

Do vậy, điều tốt nhất mà ba mẹ có thể làm là để ý đến con nhiều hơn để nhận biết các biểu hiện bất thường.

Một số ba mẹ chỉ phát hiện ra các dấu hiệu trẻ bị bạo hành, ví dụ như chảy máu trong và có vết thương, khi đưa con đi khám bác sĩ do con khóc mãi không chịu nín hoặc quấy khóc quá mức. 

Như vậy, không phải ba mẹ nào cũng đủ tinh tế để nhận ra các biểu hiện của bạo hành trẻ em về thể chất. Và bạo hành tinh thần (ví dụ như đe doạ hoặc mắng nhiếc, chỉ trích liên tục) lại càng khó nhận biết hơn. 

Không phải lúc nào ba mẹ cũng biết con đang là nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay trên thế giới đang ở mức báo động. Tại Mỹ, mỗi năm xảy ra khoảng 3 triệu vụ bạo hành trẻ em và đối tượng dễ bị tấn công nhất là trẻ dưới 5 tuổi. 

Nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam cũng đáng chú ý. Theo số liệu năm 2019, mỗi năm có gần 2000 trẻ bị bạo hành, xâm hại.

Con số này có xu hướng tăng nhanh và điều đó đồng nghĩa với việc nhiều đứa trẻ đang sống cùng những trận đòn roi, lời mắng nhiếc, bị hành hạ về cả thể xác lẫn tâm hồn. Vụ bạo hành trẻ em mới nhất đang khiến dư luận xôn xao và không khỏi bức xúc. 

Khi một vụ bạo hành trẻ con xảy ra, thủ phạm có nhiều cách biện minh, nào là “Con tôi, tôi đánh”, “Đây không phải đánh vì ghét, đây là dạy con.”, rồi “Nó càng hoàn hảo thì tôi càng ghét, tôi càng đánh”....

Đau lòng lắm! “Con không làm vừa ý, đánh”, “Con không chịu ăn, cạy miệng ra, không há lại đánh.”...

Thiết nghĩ dù có đánh nữa đánh mãi thì người lớn nói chung và các bậc cha mẹ nói riêng cũng không thể giáo dục trẻ hiệu quả bằng cách này đâu ạ.

“Khi một đứa trẻ bị cha mẹ chỉ trích hay đánh chửi, thì nó không dừng yêu thương cha mẹ mình. Nó bớt yêu thương chính bản thân nó.”

Vậy làm thế nào để kỷ luật không cần trừng phạt? Nói KHÔNG với đòn roi, bạo lực? Ba mẹ có thể tham khảo chương trình POH Poti: Kỷ luật với tình yêu và giới hạn.

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay đang gây phẫn nộ

Biểu hiện của bạo hành trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị bạo hành thể chất

  • Khóc và không chịu đến nhà trẻ, đến gần người trông trẻ hoặc tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy người chăm sóc hoặc những người lớn xung quanh. (Đương nhiên, đây cũng là phản ứng bình thường khi trẻ xa cách ba mẹ. Ba mẹ cần căn cứ thêm vào các yếu tố khác, trong đó có cả trực giác của bản thân.) Không chỉ có bạo hành trẻ em trong gia đình mà còn có nhiều vụ bạo hành trẻ em ở trường mầm non. Ba mẹ cần lưu ý!
  • Có các thay đổi bất thường về hành vi hoặc thái độ ở nhà trẻ, ở trường học.
  • Khi về nhà, trên cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu không rõ nguyên nhân. Ví dụ như vết thâm tím, trầy da, vết bỏng, gãy xương, mắt thâm đen, đứt tay, đứt chân, vết cắn và các vết thương khác. Với trẻ chưa biết đi hoặc chưa có khả năng di chuyển nhiều thì gãy xương sườn, gãy đoạn xương dài hoặc bầm tím có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị bạo hành. 

Nếu trẻ vẫn còn bé, ba mẹ cần tìm hiểu thêm về các dấu hiệu của Hội chứng rung lắc (SBS) - hay còn được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi. 

Hội chứng rung lắc thường xảy ra khi trẻ bị người khác đang có cảm xúc giận dữ cố tình rung lắc.

Trong những vụ bạo hành trẻ nghiêm trọng, trẻ còn bị đập đầu vào vật cứng như tường bê tông hoặc sàn nhà.

Khi trẻ là nạn nhân của hội chứng SBS, ba mẹ có thể không nhận ra ngay các vết thương nặng của con. 

Đa số trẻ bị bạo hành và bị hội chứng rung lắc ở độ tuổi dưới 1, nhưng nhóm trẻ dưới 5 tuổi vẫn có thể là nạn nhân. 

Trẻ dưới 1 tuổi là nạn nhân chủ yếu của hội chứng SBS

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bạo hành bởi hành vi rung lắc đầu là mắt lờ đờ, người cứng, ngủ lịm và khó chịu trong người. Trẻ còn ăn kém đi, khó bú hoặc nôn mửa.

Nếu trẻ sơ sinh có một trong số các biểu hiện này cộng với thâm tím không rõ nguyên nhân thì khả năng trẻ bị bạo hành là cực kỳ cao. 

Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể không còn khả năng tập trung vào một sự vật hoặc không thể cử động nâng đầu lên. Hoặc trẻ không tỉnh táo, khó thở, co giật, hôn mê. 

Nếu nhận thấy con có các triệu chứng này, ba mẹ cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Mỗi phút chậm trễ đồng nghĩa với việc nguy cơ chấn thương đầu của con càng tăng lên. 

Ba mẹ cần tìm hiểu nhiều hơn về các biện pháp phòng, chống bạo hành trẻ em. Nếu chứng kiến cảnh trẻ bị bạo hành, ba mẹ cần liên hệ số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em.

Ba mẹ nhớ nhé: tổng đài bảo vệ trẻ em 111. Đừng thờ ơ, hãy nhấc máy gọi 111. 

Hoặc thiết lập ngay môi trường Giáo dục kỷ luật tích cực ngay trong gia đình, giúp ba mẹ nói nhẹ mà con vẫn nghe, nói KHỐNG với đòn roi bạo lực tại POH Poti

Tâm lý trẻ bị bạo hành sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực

Dấu hiệu trẻ bị bạo hành tinh thần

Bạo hành trẻ em bằng lời nói cũng khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Để bảo vệ và giúp con kịp thời, ba mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây: 

  • Gặp các vấn đề hoặc thay đổi về hành vi, ví dụ như lảng tránh sự âu yếm của ba mẹ, hoặc ngược lại là bám ba mẹ quá mức. Trẻ bị bạo hành tinh thần có những hành vi cực đoan. Ví dụ, một đứa trẻ vốn thích chạy nhảy và có tính cách quả quyết trở nên thụ động bất thường. Ngược lại, một đứa trẻ có tính cách điềm đạm bỗng hành xử một cách rất hung hăng. 
  • Ít nói hơn hoặc hoàn toàn không giao tiếp với người khác, có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như nói lắp. 
  • Hành xử như người lớn hoặc trẻ con. Ví dụ, trẻ bỗng trở nên bảo vệ hoặc chăm sóc quá mức với bạn của mình, rồi sau đó lại có các hành vi như lắc lư, đập đầu vào tường.
  • Kêu đau đầu hoặc đau bụng mà không phải do vấn đề về sức khỏe bên trong, chán ăn.
  • Có hành vi thể hiện nỗi sợ hãi, ví dụ như mộng du, khó ngủ hoặc như đang đợi điều gì đó tồi tệ xảy ra. Nguyên nhân là do tâm lý trẻ bị bạo hành trở nên bất ổn. Trẻ nhạy cảm hơn và sợ nhiều thứ hơn. 

Thiết lập ngay môi trường Giáo dục kỷ luật tích cực ngay trong gia đình, giúp ba mẹ nói nhẹ mà con vẫn nghe, nói KHỐNG với đòn roi bạo lực tại POH Poti

Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục

  • Vùng kín hoặc khu vực quanh vùng kín đau, mẩn đỏ, chảy máu hoặc bị thâm tím
  • Khó bước đi, ngồi, và nguyên nhân có thể là do đau ở vùng kín, hậu môn
  • Thể hiện kiến thức về tình dục, có sự tò mò hoặc có hành vi vượt quá độ tuổi (tò mò quá mức về các vấn đề tình dục, ví dụ như hành vi quyến rũ, khơi gợi bạn bè hoặc người lớn.)
  • Thu mình, hầu hết thời gian đều muốn ở một mình 

Một điều khá bất lợi là những trẻ bị xâm hại tình dục thường ít khi nói ra hoặc ít thể hiện các triệu chứng bất thường về thể chất. Do đó, nếu không đủ quan tâm và tinh tế thì ba mẹ sẽ khó nhận ra. 

 

 

Những biểu hiện của bạo hành trẻ em ở người chăm sóc

Là người cha, người mẹ, không ai muốn xa cách con. Họ tin tưởng vào người chăm sóc và không bao giờ nghĩ, không muốn chấp nhận sự thật rằng người chăm sóc bạo hành hoặc đối xử tệ với con mình, đặc biệt khi người chăm sóc là thành viên trong gia đình. 

Nhưng qua những vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gần đây, ba mẹ cần suy nghĩ khác đi. Nếu người chăm sóc có những biểu hiện sau đây, ba mẹ tuyệt đối không nhượng bộ:

  • Giải thích về các vết bầm tím hoặc vết thương trên người trẻ một cách mâu thuẫn hoặc không thuyết phục
  • Không giải thích được các vết bầm tím hoặc vết thương trên người trẻ
  • Nói nhiều điều cực kỳ tiêu cực về trẻ
  • Liên tục coi thường trẻ
  • Có vẻ thờ ơ với trẻ
  • Có thái độ lãnh đạm hoặc chán nản
  • Lạm dụng thuốc hoặc rượu bia
  • Hành xử vô lý
  • Ít nói chuyện, cô lập với mọi người, tỏ ra ghen tị quá mức hoặc kiểm soát các thành viên trong gia đình
  • Thái độ gay gắt, hà khắc khi nói đến kỷ luật (Hành vi lạm dụng thường xuất phát từ kỷ luật về thể chất quá mức hoặc không phù hợp.)

Tính khí bất ổn của người chăm sóc có thể là nguyên nhân bạo hành trẻ em. Vì khi đó, họ coi trẻ như nơi để trút giận và không quan tâm trẻ khóc lóc hay cầu xin như thế nào.

Nếu ba mẹ nhận thấy nguy cơ con lạm dụng, bạo hành thì đừng chần chừ nữa, hãy hành động ngay. 

Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình hay bạo hành trẻ em ở trường mầm non là rất nghiêm trọng. Ba mẹ đau khổ nhiều, nhưng những gì trẻ phải gánh chịu có thể kéo dài rất lâu, thậm chí là cả đời. 

Hy vọng các bé được sống trong môi trường giáo dục lành mạnh, để được cười vui mỗi ngày. 

Thiết lập ngay môi trường Giáo dục kỷ luật tích cực ngay trong gia đình, giúp ba mẹ nói nhẹ mà con vẫn nghe, nói KHỐNG với đòn roi bạo lực tại POH Poti

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo