Mẹ nên làm gì khi trẻ hay nói ‘không’?

đăng bởi Nguyễn Khải

Tập nói là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Ba mẹ chắc hẳn sẽ rất vui khi con bắt đầu giao tiếp với mình bằng ngôn ngữ thông qua tiếng bi bô đáng yêu. Tuy nhiên, đa số trẻ sẽ trải qua một thời kỳ nói “không” với tất cả mọi thứ. Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là gì? Ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Tại sao trẻ lại nói “không”?

Trẻ nói “không” vì đơn giản là trẻ biết nói từ đó. Trẻ đang trong quá trình học cách tự khẳng định bản thân nên rất sẵn sàng để luyện tập mọi lúc. Mẹ sẽ nghe từ “không” bất ngờ thốt ra từ miệng trẻ như một phản xạ tự nhiên. Hầu hết ba mẹ đều bối rối và lúng túng; tuy nhiên, giai đoạn này sẽ nhanh chóng trôi qua. Điều ba mẹ cần làm là áp dụng các chiến lược để giải quyết. 

>> Kĩ thuật nói sao cho trẻ chịu nghe 

Mẹ nên làm gì khi trẻ nói ‘không’?

Đơn giản là con biết nói từ đó thôi mẹ nha

Mẹ cần làm gì khi trẻ nói “không”?

Đưa ra những lựa chọn trong tầm kiểm soát

Đưa ra cho trẻ những lựa chọn là một cách để tránh gây không khí căng thẳng giữa hai mẹ con. Ví dụ, “Hôm nay con thích mặc quần tím hay quần đỏ?”, “Con thích uống sữa hay nước ép?” hoặc “Con muốn cất đồ xếp hình hay bút màu?”. 

Ở thời điểm này, mẹ chỉ nên đưa ra tối đa hai lựa chọn. Chiến lược này có thể áp dụng với mọi vấn đề, từ việc mặc quần áo đến giải quyết cãi cọ khi vui chơi. Ví dụ, “Con muốn chơi hòa thuận với bạn Bun hay muốn chơi một mình?”

Đôi khi, đếm thời gian cũng phát huy hiệu quả. Cụ thể, mẹ hãy nói: “Mẹ sẽ đếm từ một đến mười và con phải lựa chọn; nếu không thì mẹ sẽ chọn cho con.” Khi đó, trẻ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định trước khi mẹ đếm xong. Tuy nhiên, mẹ nên “để dành” tuyệt chiêu này vì nếu áp dụng quá thường xuyên thì trẻ sẽ trở nên quen nhờn. 

 

 

Giúp trẻ cảm thấy mình có tiếng nói trong nhà

Để cách này đạt hiệu quả, mẹ cần ghi nhớ hai điều. Thứ nhất, mình biết nhiều điều hơn trẻ. Thứ hai, mọi thứ đều có thể được đưa vào danh sách để trẻ lựa chọn. 

Mẹ hãy thử hỏi: “Con muốn xuống xe bây giờ hay chơi thêm hai phút nữa rồi xuống?”. Dù lựa chọn cuối cùng là gì thì mẹ cũng đã đạt mục đích thông báo cho trẻ biết việc phải xuống xe. Tuy nhiên, trẻ sẽ nghĩ nhiều hơn đến việc mình được quyền đưa ra lựa chọn mà không bị mẹ ép buộc. 

Mẹ nên làm gì khi trẻ nói ‘không’?

Đưa ra sự lựa chọn để con biết mình được quyền lựa chọn

Dạy trẻ cách dùng những cách diễn đạt khác thay vì nói “không”

Một trong những lý do khiến trẻ thường xuyên nói “không” là vốn từ chưa đủ nhiều để diễn đạt ý ý mình muốn nói. Cũng có thể trẻ thích nói “không” vì thường xuyên nghe thấy những người xung quanh nói từ này. Trong trường hợp này, mẹ hãy giảm bớt tần suất nói “không” và tìm các cách diễn đạt thay thế bất cứ lúc nào. 

Để hạn chế nói “không”, mẹ có thể dùng các cách diễn đạt thay thế. Ví dụ, hãy nói với trẻ: “Chơi ở cầu thang sẽ rất nguy hiểm con ạ”, “Nếu con đá bạn mèo thì bạn ấy sẽ đau lắm đấy.” hoặc “Con nói nhỏ lại một chút nhé!”.

 

 

Giữ vững lập trường

Dù cho đã cố gắng hết sức để tránh nói từ “không”, mẹ sẽ không thể tránh khỏi những lần căng thẳng với trẻ. Nếu trẻ nản lòng giữa chừng thì mẹ lại phải càng cứng rắn. Cứng rắn không chỉ để đảm bảo an toàn mà còn rèn cho con tính kỷ luật. Mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát nếu ba mẹ cho phép trẻ quá nhiều quyền tự do ở độ tuổi này. 

Như vậy, ba mẹ đã hiểu thêm ít nhiều về nguyên nhân khiến con nói “không”, cũng như tìm ra các giải pháp phù hợp cho tình trạng này. Hi vọng ba mẹ luôn kiên trì và cứng rắn để giúp trẻ nhanh chóng vượt qua thời điểm này và phát triển thêm các kỹ năng về ngôn ngữ. 


Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo