Dạy con kỹ năng hợp tác và chia sẻ - Giúp trẻ trưởng thành và có trách nhiệm

đăng bởi Minh Tâm

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với người lớn chúng ta, mà con đem lại những lợi ích đặc biệt cho các bé nhỏ. Song song với việc đảm bảo con phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí não, ba mẹ không thể bỏ qua việc dạy trẻ kỹ năng hợp tác.

Ngay từ khi còn nhỏ, bé cần biết chia sẻ, nhường nhịn và cộng tác với người khác trong các hoạt động học tập, vui chơi thường ngày. Vậy rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ cho trẻ có khó không? Và thực hiện bằng cách nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này. Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

Kỹ năng hợp tác là gì? 

Hợp tác là kỹ năng làm việc chung để đạt được cùng một mục đích, trái ngược với việc cạnh tranh để mang về lợi ích cá nhân. Tính cạnh tranh có vai trò quan trọng trong đời sống; tuy nhiên, kỹ năng hợp tác và chia sẻ mới là nòng cốt của gia đình, cộng đồng và nền văn hóa. 

Dạy trẻ kỹ năng hợp tác đồng nghĩa với việc giúp con xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tạo ra tính hiệu quả và nhận thức được tầm quan trọng của bản thân ở những phạm vi quan hệ lớn hơn.

Quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ không hề dễ dàng một chút nào, nhưng ba mẹ hãy yên tâm vì luôn có các giải pháp để giúp con hiểu ra lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm và ý nghĩa kỹ năng hợp tác đối với cuộc sống thường ngày. 

>> Vì sao trẻ tranh giành đồ chơi? 6 biện pháp giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ

 

Mẹ nên dạy bé kỹ năng hợp tác ngay từ khi bé còn nhỏ

Ý nghĩa của kỹ năng hợp tác đối với trẻ nhỏ

Trong những năm đầu đời của con, ba mẹ hiểu rõ lợi ích của kỹ năng mềm đối với sự phát triển lâu dài của con. Mỗi một kỹ năng đều giúp con hoàn thiện bản thân và phát huy những thế mạnh của mình. Tương tự, khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác, ba mẹ đang mang đến cho trẻ những lợi ích sau đây:

  • Hiểu được lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm
  • Xây dựng niềm tin với người khác
  • Học cách cảm thông
  • Cảm thấy an toàn khi ở trong các môi trường khác nhau
  • Gắn kết hơn với đồng đội
  • Học các kỹ năng xã hội
  • Nâng cao khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp
  • Mang đến cảm giác thân thuộc
  • Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

 

 

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ hỗ trợ người lớn chúng ta đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc cũng như trong các hoạt động đời sống. Để hợp tác thành công thì trước tiên cần suy nghĩ thận trọng, tôn trọng, thấu hiểu và thông cảm với những người cùng làm việc với mình.

Với trẻ nhỏ cũng vậy, kỹ năng hợp tác trong học tập, vui chơi không những giúp cá nhân trẻ trở nên tốt hơn mà còn góp phần xây dựng nền tảng vững mạnh cho gia đình và cộng đồng. 

Trẻ nhường lượt và hỗ trợ khi vui chơi cùng các bạn

6 cách dạy trẻ kỹ năng hợp tác

Cũng giống như các kỹ năng quan trọng khác, nếu muốn con thành thạo và vận dụng hiệu quả vào đời sống thì ba mẹ cần biết cách hỗ trợ và chỉ bảo. Với kỹ năng hợp tác và chia sẻ, trẻ cần nhiều thời gian và sự tương tác để rèn luyện. Dưới đây là 6 gợi ý hữu ích để ba mẹ xây dựng “giáo án dạy trẻ kỹ năng hợp tác”:

Dạy con học cách chia sẻ và chờ đến lượt mình 

Dạy trẻ ý thức đợi đến lượt mình mỗi khi làm bất cứ điều gì đó là bước khởi đầu hoàn hảo để con hiểu được lợi ích của kỹ năng sống và hình thành kỹ năng hợp tác và chia sẻ.

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận biết sự tương tác qua lại. Do đó, ba mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi về kỹ năng hợp tác như “Đến lượt mẹ, đến lượt con” hay “Cho và nhận”. Thông qua trò chơi, trẻ sẽ hiểu được sự cần thiết của kỹ năng hợp tác trong cuộc sống. 

Cùng con giải quyết vấn đề

Khi đối mặt với một tình huống khó xử, ba mẹ hãy trò chuyện cùng con và phân tích về tình huống đó để cùng nhau tìm cách giải quyết. Ví dụ, nếu con muốn ra ngoài chơi trong thời tiết lạnh giá, thay vì chỉ nói câu đơn giản như: “Ngoài trời lạnh lắm con ạ!”, ba mẹ hãy giảng giải nhẹ nhàng “Mẹ biết chơi ngoài trời rất vui nhưng giờ này chúng ta không ra đó được vì trời đang rất lạnh. Hay là mẹ con mình chơi trong nhà nhé?” Như vậy, trẻ sẽ suy nghĩ lại, xem xét lại mong muốn của mình cũng như lời đề nghị của mẹ. 

Giải thích cho con hiểu các quy định trong gia đình

Giúp con hiểu rõ các quy định trong nhà là một phần quan trọng trong quá trình dạy trẻ kỹ năng hợp tác. Nếu gia đình có quy định dọn dẹp đồ chơi trước giờ ăn tối, mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng: “Nếu ai đó vấp phải đồ chơi và té ngã thì người đó sẽ bị thương. Chúng ta không muốn ai bị thương cả, đúng không con? Đó là lý do tại sao con cần cất đồ chơi sau khi chơi xong.” 

Mẹ đang giúp trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trẻ sẽ nhận ra rằng: nếu mình không thực hiện các quy định thì sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Điều này thật sự hữu ích đúng không ba mẹ? 

Mẹ đừng quên giải thích cho con hiểu những quy định trong gia đình

Không quên khen ngợi khi con làm tốt

Khi trẻ có những biểu hiện của kỹ năng hợp tác, ví dụ như biết nhường lượt chơi cho bạn hay đưa giúp mẹ chiếc khăn lau bàn, ba mẹ hãy khen ngợi để giúp trẻ hiểu được lợi ích của cách hành xử đúng mực nhé.

Lời khen cụ thể và mang tính khích lệ như “Cảm ơn con đã giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi. Nhờ vậy mà chúng ta có thêm thời gian để đi chơi công viên rồi.” sẽ giúp trẻ nhận ra ý nghĩa của kỹ năng hợp tác. 
 

 

Cho con cơ hội rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Ba mẹ có nhiều cách khác nhau để quá trình dạy trẻ kỹ năng hợp tác trở nên thiết thực và hiệu quả hơn. Ba mẹ hoàn toàn có thể làm được điều này thông qua các hoạt động thường ngày trong gia đình.

Ví dụ, khi nấu ăn, mẹ có thể nhờ con trộn nguyên liệu trong bát tô hay rửa rau xà lách. Hoặc, ba cùng con tưới nước cho giàn hoa trước nhà. Trong từng hoạt động, mẹ nhớ nhấn mạnh vào vai trò của kỹ năng hợp tác để con ghi nhớ lâu hơn. 

Giúp đỡ mẹ cũng là cách để bé rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Lên kế hoạch cho cả gia đình

Một kế hoạch cần sự góp sức của tất cả các thành viên trong gia đình là cơ hội tuyệt vời để con hình dung rõ hơn kỹ năng hợp tác là gì và lợi ích của kỹ năng mềm này là như thế nào.

Chỉ với những hoạt động đơn giản như trồng hoa trong sân, rửa xe hay chuẩn bị bữa ăn, cả nhà sẽ đã có cơ hội gắn kết với nhau, đặc biệt mang lại những cảm giác tích cực cho trẻ khi được hợp tác với những người mình thương yêu.

Có thể nói kỹ năng hợp tác và chia sẻ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hành trình phát triển của trẻ nhỏ. Những trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ hiểu hơn về vai trò và ý nghĩa của kỹ năng hợp tác.

Tuy nhiên, với bất kỳ kỹ năng mới nào, trẻ đều cần một khoảng thời gian để thích nghi. Do đó, ba mẹ hãy chậm rãi, tôn trọng tốc độ phát triển của con để biết cách hỗ trợ sao cho hiệu quả nhất nhé! 

Hoặc để giúp bé phát triển kỹ năng hợp tác và chia sẻ bài bản, cũng như giúp bé phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực khác. Ba mẹ tham khảo POH Acti (1-3 tuổi) Giáo dục Montessori tại nhà nhé. Chương trình giúp ba mẹ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có nhé

Nguồn: Babysparks

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo