Vì sao trẻ tranh giành đồ chơi và 6 biện pháp giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ?

đăng bởi Minh Tâm

Dạy trẻ 2 tuổi biết chia sẻ là điều không hề dễ dàng và không phải phụ huynh nào cũng chú ý đến. Có rất nhiều điều mà ba mẹ cần quan tâm đến bé nhà mình, ví dụ như trẻ 2 tuổi đã biết chia sẻ đồ chơi chưa, làm thế nào để giúp con biết yêu thương và chia sẻ, cách xử lý tình huống em bé giành đồ chơi…

Trong bài viết này, ba mẹ sẽ cùng POH lý giải nguyên nhân trẻ tranh giành đồ chơi với nhau và tìm hiểu 6 biện pháp xử lý tình huống khi trẻ tranh giành đồ chơi. 

 

 

Trẻ 2 tuổi đã biết chia sẻ đồ chơi chưa?

Chắc hẳn ba mẹ không còn lạ lẫm với câu: “Mẹ ơi, em lấy đồ chơi của con” kèm theo tiếng khóc bất lực mỗi khi trẻ tranh giành đồ chơi với nhau? Trẻ luôn muốn sở hữu tất cả mọi thứ xung quanh mình và phản ứng dữ dội khi người khác có ý định động vào hoặc lấy đi. Trẻ hay giữ đồ chơi và luôn muốn mình là người giành phần thắng.

Mẹ lo lắng hành động của trẻ có phần hơi ích kỷ và độc đoán? Nếu cứ tiếp tục như vậy thì trẻ sẽ dần đánh mất các mối quan hệ tốt đẹp? 

Không hẳn là vậy. Tuy nhiên, song song với các kỹ năng xã hội khác, ba mẹ cần xây dựng nguyên tắc nuôi dạy trẻ để con hiểu rằng sống cần biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ. Trong cuộc sống hằng ngày, ba mẹ hãy dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn và giúp con hiểu yêu thương và chia sẻ là gì nhé.

Lý giải nguyên nhân trẻ tranh giành đồ chơi với nhau

Chuyện trẻ tranh giành đồ chơi hay tranh giành phần thắng không phải do con hư mà xuất phát từ tâm lý bình thường. Cách hành xử của trẻ hoàn toàn phù hợp với quan điểm của một đứa trẻ 2 tuổi với thế giới xung quanh. Trong thế giới đó, không ai được động đến bất cứ đồ vật gì của mình. Trẻ bắt đầu hiểu hơn về quyền sở hữu và luôn muốn bảo vệ tài sản riêng của mình. Do đó, ba mẹ rất hay nghe trẻ nói các từ “của con”, “của chị”, “của em” và “không”. 

>> Làm gì khi trẻ hay cắn bạn, đánh bạn hoặc tát người khác?

 

Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết chia sẻ đồ chơi với bạn

Chỉ số ít trẻ muốn chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn với bạn. Còn lại, hầu hết trẻ đều có tính sở hữu. Trên thực tế, đây là giai đoạn mà trẻ chưa sẵn sàng để chia sẻ bất cứ thứ gì thuộc về mình với bất kỳ ai, kể cả ba mẹ. Trẻ có thể ngồi chơi cạnh bạn khác nhưng phải rất lâu sau đó nữa trẻ mới học được kỹ năng chia sẻ cùng bạn. 

Cũng giống như tinh thần trách nhiệm hay tôn trọng, việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Trẻ phải rèn luyện rất nhiều mới có thể “rộng lượng hơn” và quan tâm nhiều hơn đến người khác. Ba mẹ nên bắt đầu dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ từ lúc được 2 tuổi để khi lớn lên con đã có nền tảng đạo đức tốt. 

Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều sáng kiến dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ!

 

 

6 biện pháp giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ 

Ý thức yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến người khác là một trong những nền tảng quan trọng cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó, ba mẹ cần biết mình phải làm gì khi trẻ tranh giành đồ chơi, đồng thời giúp con hiểu yêu thương và chia sẻ là gì.  

1. Dạy trẻ biết nhường lượt

Với những hoạt động đơn giản hằng ngày như đọc sách, chơi ghép hình hay cất đồ chơi, mẹ hãy tạo cơ hội để dạy con biết chia sẻ bằng cách dạy trẻ học cách nhường lượt. 

Ví dụ, mẹ và con lần lượt bỏ từng món đồ chơi vào hộp đựng một cách gọn gàng và nhịp nhàng. Những trò chơi có tính lần lượt như “người nói - người nghe”, “bấm răng cá sấu”... cũng giúp cho việc dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn dễ dàng hơn.

Trò chơi cho - nhận cũng có tác động đến nhận thức của trẻ. Mẹ ôm gấu bông một cái rồi chuyển sang cho trẻ, lần lượt trò chơi cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi kết thúc. Thông qua trò chơi, trẻ cảm nhận được sự thú vị khi nhường lượt và chia sẻ với mọi người; từ đó hiểu ra rằng việc chia sẻ đồ chơi với bạn không có nghĩa là không lấy lại được món đồ đó nữa. 

Hình ảnh trẻ tranh giành đồ chơi thường thấy

2. Không trách phạt khi trẻ chưa sẵn sàng chia sẻ

Xử lý tình huống trẻ tranh giành đồ chơi bằng việc mắng trẻ ích kỷ, trách phạt khi trẻ không chịu chia sẻ hay ép trẻ phải cho bạn khác mượn món đồ chơi yêu thích là việc không nên làm. Điều này chỉ khiến trẻ bực bội thay vì giúp trẻ trở nên hào phóng hơn. 

Để dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn, ba mẹ nên dùng lời nói động viên hơn là khiển trách hay la rầy. Đôi khi việc yêu thương, quan tâm, chia sẻ của ba mẹ sẽ khiến con chịu suy nghĩ lại về hành vi của mình và nhận ra sai lầm của mình một cách dễ dàng hơn. Khi lớn lên, trẻ sẽ hiểu rằng chia sẻ đồ chơi với bạn thú vị hơn rất nhiều so với việc chỉ giữ cho riêng mình. 

3. Nói chuyện với trẻ

Mẹ cần tạo cơ hội để trẻ khám phá những cảm xúc của sự sẻ chia. Nếu một người bạn giành lại món đồ gì đó từ tay con, mẹ hãy giải thích để con hiểu cảm xúc của người bạn đó: “Bạn Bin rất thích chú gấu bông của bạn ấy và rất muốn ôm nó trong tay.” 

Trong trường hợp bạn lấy đồ chơi của con, mẹ có thể an ủi: “Mẹ biết con rất muốn chơi với búp bê của con.” hoặc “Con buồn vì bạn Su lấy ô tô đồ chơi của con phải không?”. 

Khuyến khích con chia sẻ đồ ăn với bạn bè cũng là một cách để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Mẹ hãy khen ngợi khi trẻ biết đưa bánh quy cho bạn ăn và giúp con nhận ra ý nghĩa của hành động đó trong việc xây dựng tình bạn. 

Chia sẻ là nền tảng của tình bạn thân thiết

4. Khen ngợi những tiến bộ nhỏ nhất

Trẻ 2 tuổi hay giữ đồ chơi, luôn muốn thể hiện tính sở hữu và thậm chí muốn giành đồ chơi với bạn. Trẻ chỉ để bạn động vào đồ chơi hoặc chơi chung, nhưng nhất quyết không chấp nhận việc bạn lấy đồ chơi của mình đi. 

Tuy nhiên, việc chịu cho bạn chơi chung cũng đã là một dấu hiệu tích cực ban đầu của kỹ năng chia sẻ cùng bạn. Ba mẹ hãy tích cực kể chuyện về đồ chơi, về những tấm gương biết yêu thương chia sẻ để dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn. Những lời động viên từ mẹ sẽ giúp con “hào phóng” hơn với hộp đồ chơi của mình khi chơi cùng bạn khác. 

5. Thấu hiểu tâm lý của con

Trước khi có bạn khác sang nhà chơi, mẹ hãy nhắc con cất đi những món đồ chơi mà con thật sự không muốn chia sẻ với bạn, đồng thời bày ra những món đồ mà trẻ có thể chơi chung như hộp bút màu và giấy, trang phục hóa trang, khối rubic hay đất nặn. 

Mẹ hãy khen ngợi thật nhiều khi trẻ biết quan tâm và chia sẻ đồ chơi với nhau. Nếu một người bạn nào đó có ý định chơi với những món đồ mà con đã cất, mẹ hãy đánh lạc hướng bằng một câu hỏi hoặc một viên kẹo. Nhờ vậy, nguy cơ trẻ xung đột và trẻ tranh giành đồ chơi sẽ giảm đi. 

 

 

6. Tôn trọng quyền sở hữu của con

Nếu thấy quần áo, sách vở hay đồ chơi của mình bị người khác động vào mà không có sự cho phép của mình, trẻ lại càng không muốn chia sẻ. Trẻ cũng có quyền được tự do, được sở hữu và bảo vệ những đồ vật của riêng mình. 

Do đó, mẹ hãy hỏi ý kiến con trước khi mượn bất cứ vật gì, dù là nhỏ nhất như hộp bút màu và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng với lời từ chối. Không những thế, anh chị em trong nhà, bạn bè hay người chăm sóc cũng cần thể hiện sự tôn trọng tương tự như vậy.

Ba mẹ hãy tôn trọng quyền sở hữu của con và đồng hành cùng con

Cách tốt nhất để giúp trẻ trở nên “thơm thảo” hơn và ba mẹ đỡ phải xử lý tình huống trẻ tranh giành đồ chơi là cho con quan sát các tình huống thực tế. Mẹ sẽ là tấm gương để con noi theo. 

Hãy chia sẻ hộp kem để hai mẹ con ăn cùng nhau, cho con diện chiếc khăn choàng của mẹ và mẹ cũng mượn chiếc mũ của con để đội thử. Sự chia sẻ, yêu thương đó chắc chắn sẽ giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa của việc chia sẻ đồ chơi. 

Những lúc như vậy, mẹ hãy dùng từ “chia sẻ” khi miêu tả những gì mình đang làm và đừng quên nhấn mạnh rằng trẻ còn có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và câu chuyện với người khác. Điều quan trọng nhất là tạo cơ hội để trẻ quan sát việc mẹ cho, nhận, nhường nhịn, quan tâm và sẻ chia với người khác. Lâu dần, trẻ sẽ tự thay đổi suy nghĩ và hành vi của bản thân mình khi ứng xử với bạn bè, cũng như những người xung quanh. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo