Những tính cách khả năng đặc điểm nổi trội của trẻ thuộc nhóm tính cách cẩn trọng là nhút nhát, khó hòa đồng nhưng lại tỉ mỉ cẩn thận. Những đặc điểm tính cách đặc biệt của trẻ đặt ra yêu cầu ba mẹ cần dạy con theo cách phù hợp như hướng dẫn trẻ cách hòa đồng với bạn bè, rèn tính tự lập từ nhỏ.
Những đặc điểm tính cách đặc biệt của trẻ thuộc nhóm tính cách cẩn trọng là trẻ nhút nhát và đôi khi trẻ không hòa đồng với bạn bè. Nhiều khi trẻ còn bị đánh giá là nhút nhát thiếu tự tin Nhưng bù lại trẻ có sự tập trung và quan sát tỉ mỉ các sự việc xung quanh. Trẻ nhút nhát cũng có sự cẩn trọng khi làm mọi việc.
Bài viết sau sẽ chia sẻ cách bố mẹ chấp nhận tính cách con cái và hỗ trợ con một cách phù hợp. Mẹ không thể thay đổi tính cách của con, nhưng mẹ có thể giúp bé kiểm soát những khó khăn liên quan đến tính cách.
Đối với những trẻ nhút nhát thiếu tự tin, ba mẹ nên dạy trẻ hòa đồng với bạn bè hơn, hạn chế sự nhút nhát đồng thời khuyến khích sự tập trung và khả năng quan sát của trẻ.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đều trải qua nỗi lo lắng khi phải cách xa bố mẹ, nhưng những trẻ có tính cách cẩn trọng thì đặc biệt nhút nhát, thận trọng và cảnh giác với những người lạ. Bé thích quan sát trước khi tham gia và thường nhút nhát trước đám đông.
Bé thường gặp phải những khó khăn với những thay đổi, chẳng hạn như kết thúc một hoạt động và bắt đầu một hoạt động khác. Bé có xu hướng nhạy cảm với những cảm xúc của cả bản thân và của những người khác.
Điểm mạnh của nhóm tính cách cẩn trọng
Tính cách khó gần tạo ra những thách thức, nhưng cũng mang lại những ưu điểm độc đáo. Trẻ có tính cách khó gần thích quan sát và có khả năng nhận thấy các chi tiết mà người khác không để ý. Đó chính là những tính cách khả năng đặc điểm nổi trội của trẻ.
>> Nắm bắt tâm lý sợ hãi của trẻ 2-3 tuổi và cùng con vượt qua
Em bé cẩn trọng thường quan sát rất tỉ mỉ, cẩn thận
Bé cũng thường suy nghĩ kỹ trước khi hành động, dẫn đến sự tự chủ vượt trội khi bé trưởng thành. Bởi vì bé rất nhạy cảm với cảm xúc, bé có thể trở nên đặc biệt nhân hậu và đồng cảm. Một khi bé cảm thấy thoải mái với một tình huống mới, bé sẽ hướng ngoại và thích phiêu lưu như bất kỳ đứa trẻ nào. Vì vậy nếu con nhút nhát, ba mẹ cần cho bé thời gian làm quen đủ lâu để con thích nghi được với môi trường mới.
Dưới đây là một vài phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát:
Chuẩn bị cho mọi chuyện sắp xảy ra - chuẩn bị là nhiệm vụ hữu ích cho tất cả các bé nhưng đặc biệt cần thiết cho những bé có tính cách cẩn trọng.
Ví dụ: Người trông trẻ mới đến? Mẹ hãy mời cô ấy đến nhà sớm hơn và dành thời gian chơi cùng với trẻ.
Nhà trẻ mới? Bố mẹ hãy cùng bé đến tham quan nhà trẻ, gặp gỡ giáo viên và quan sát lớp học trước khi bắt đầu đi học.
Nếu con ở độ tuổi chập chững, mẹ hãy nói với bé về những thay đổi sắp tới. Ví dụ, nếu mẹ có ý định chuyển nhà, mẹ hãy đọc cho bé những cuốn sách liên quan đến vấn đề đó để cho biết những gì sắp xảy ra.
Đối với những bé từ 18 tháng tuổi trở lên, những trò chơi mô phỏng (đóng vai) là một phương pháp hiệu quả để giúp bé chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới bằng cách sử dụng đồ chơi để diễn tả những sự kiện sắp diễn ra.
Cho bé thêm thời gian – Đối với các hoạt động như mẹ đưa bé đến trường mẫu giáo mới, kết thúc thời gian chơi để bắt đầu thời gian tắm hay làm quen với đôi giày mới, thì bé đều cần thời gian để xử lý các tình huống mới.
Cung cấp sự hỗ trợ - Mẹ có thể dành một vài phút để chơi với con tại nhà trẻ để giúp bé cảm thấy an tâm hơn trong môi trường mới. Mẹ hãy giúp bé biết những gì sắp xảy ra như đưa ra thông báo bé cần chuyển sang hoạt động khác (Mẹ sẽ cho con vài phút để cất đồ chơi trước khi đi tắm).
Mẹ có thể sử dụng các đồ vật từ những hoạt động trước, ví dụ như mang một món đồ chơi đặt lên mép bồn tắm hoặc nhét một bức ảnh gia đình vào cặp của bé trước khi bé đến trường mẫu giáo. Bố mẹ cần nói lời chia tay khi chuẩn bị tạm biệt bé. Việc lén ra ngoài có thể gây lo lắng cho tất cả các bé, đặc biệt là những bé có tính cách khó gần. Mẹ có thể tạo một thói quen khi tạm biệt bé như thơm má con hoặc đặt một đồ vật của mẹ vào cặp. Việc này sẽ khiến bé cảm thấy an tâm hơn.
Không nên bảo vệ bé quá mức - Khi bé cảm thấy sợ tất cả mọi người trừ mẹ, các mẹ thường cố gắng tại cho bé cảm giác an toàn trong vòng tay mẹ. Nhưng điều này không nên chút nào. Mẹ cần nhẹ nhàng cho bé làm quen với người khác bằng cách để mọi người ôm bé khi mẹ ở gần đó, nở nụ cười và nói những lời trấn an.
Những em bé nhút nhát thường không thích tham gia vào các hoạt động trong các bữa tiệc. Vì vậy, mẹ sẽ băn khoăn có nên đưa bé tham gia những buổi tụ tập đông người không. Cách tốt nhất là mẹ nên tiếp tục đưa bé đến và nhẹ nhàng khuyến khích bé tham gia với mọi người. Khi bé lớn lên, mẹ nên thử cách bé xa hơn trong khi khuyến khích bé tiếp cận các tình huống mới. Dần dần trẻ sẽ dễ làm quen với môi trường mới hơn.
Tránh so sánh và làm bé xấu hổ - Cụm từ “Đừng xấu hổ.” giống như nói rằng “Đừng làm chính mình”. Bởi cụm từ này ngụm ý rằng nhút nhát là xấu. So sánh con với bé khác không nhút nhát cũng có thể là một đả kích đến cảm xúc của bé. Ngay cả một nhận xét nghe như vô hại: “Nhìn kìa, anh trai của con không sợ chút nào” cũng có thể khiến bé cảm thấy mình đã làm gì đó sai và điều mà anh bé làm mới là đúng đắn.
Bé có thể vẫn cảm thấy do dự khi đối mặt với các tình huống mới hoặc bất ngờ. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của cha mẹ, bé sẽ học được cách làm quen với những thay đổi mới và ngày càng tự tin. Trên đây là cách dạy trẻ bớt nhút nhát. Ba mẹ hãy cùng tham khảo để nếu con hoặc những em bé xung quanh tỏ ra nhút nhát trước đám đông, không hòa đồng với bạn bè hay thiếu tự tin mẹ cũng có cách hỗ trợ con tốt nhất nhé!
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo